Tốt nghiệp ra trường về dạy học ở một huyện vùng trung du. Cái thị trấn nho nhỏ. Ngôi trường ngự ngay trên đồi. Từ khu trường có thể nhìn bao quát xuống thị trấn, những mái nhà lô xô, cái mái ngói, cái mái tranh, trông đến vui mắt. Xa xa nữa, là những vạt chè xanh, trải dài ngút ngát. Một thị trấn thanh bình, mơ mộng!
Lũ học trò hiền lành, chăm chỉ. Cứ nhìn chúng tròn xoe mắt, lắng nghe từng câu, từng chữ trong các tiết học, trong những bài giảng của tôi, thấy chúng thật đáng yêu. Công việc, cuộc sống chỉ đến thế là cùng, mình có ước ao gì hơn nữa.
Năm dạy học đầu tiên qua đi tốt đẹp. Vào cuối năm ấy, tôi có người yêu, anh công tác ở một cơ quan trong huyện và hơn tôi dăm tuổi. Bước vào năm thứ hai, mọi việc diễn ra vẫn bình thường, nếu như không có chuyện, một cậu học trò thường gây khó chịu cho tôi. Ngay tiết học môn văn đầu tiên, lên lớp được chừng 5 phút, đang giảng bài, tôi chợt nghe có tiếng thưa rõ to:
- Thưa cô!
Nhìn ra cửa, một cậu học trò cao lớn, không cặp, không sách, áo bỏ ngoài quần và nhất là cái đầu - trọc lốc - nghênh nghênh đứng. Trong lớp nổi lên những tiếng cười khinh khích. Tôi khó chịu, song cố nén, cất tiếng hỏi:
- Cậu... tên gì?
- Thưa cô, em là Nguyễn Lê Tùng Sơn, mười tám tuổi, học sinh tổ bốn, ngồi bàn cuối, nhà ở thôn Chùa...
Cả lớp rộ lên tiếng cười.
- Thôi! Cậu vào lớp ngay cho tôi nhờ!
Trường hợp này, chỉ còn cách xử lý như vậy. Nếu giằng co, làm căng, mất hết cả tiết học, mà lại là tiết học đầu năm. Cậu học sinh khuỳnh khuỳnh đi vào lớp, vừa đi, vừa đưa tay nhứ nhứ cậu này, hất hàm với cậu kia. Tôi cố nén, tiếp tục tập trung vào bài giảng. Một lúc sau nhìn xuống chỗ cậu ta, cậu học trò cũng kiếm đâu được cây bút, đang hý hoáy viết vẽ gì đó. Đến giữa tiết học, cậu ta không viết vẽ nữa, cái đầu trọc lốc gục trên mặt bàn. Cho đến tận lúc ra chơi, cậu vẫn ngon lành ngủ. Biết làm gì với thứ học trò này đây, một loại học sinh cứng đầu, cứng cổ. Tôi băn khoăn tự hỏi, cần phải áp dụng biện pháp cứng rắn, hay mềm dẻo. Nghe tôi phàn nàn ở văn phòng, cô giáo dạy văn năm trước của cậu ta, nhún vai:
- À, cái cậu Nguyễn Lê Tùng Sơn chứ gì? Chịu! Đến tài thánh cũng chịu. Loại đó, chỉ có... đuổi.
Đuổi thì đơn giản, tôi nghĩ. Trong những tiết học tiếp theo, cậu ta còn nghĩ ra nhiều trò quỷ quái khác. Cả lớp đang cắm cúi chép bài, bỗng dưng một cái máy bay giấy phi đánh vèo. Truy hỏi thủ phạm, cả lớp ngồi im lặng. Hay có lần, ngay trên mặt bàn giáo viên, một tờ giấy nguệch ngoạc những hình vẽ bậy bạ... Một hôm, tôi đang giới thiệu về tác giả, thì cậu ta đứng lên, cắt ngang:
- Thưa cô, cô cho em hỏi một câu ạ?
- Cậu hỏi gì?
- Thưa cô! Thế nhà thơ Nguyễn Khuyến ở đâu ạ?
- Cậu đã học chương trình văn học lớp dưới chưa?
- Thưa cô, rồi ạ! Sách viết, ông Nguyễn Khuyến quê ở Hà Nam, đỗ tam nguyên, ra làm quan... Thế mà nay ở quê em, hàng ngày vẫn thấy ông Nguyễn Khuyến dắt trâu ra đồng?
Cả lớp cười rộ lên. Tức quá, không kìm được, tôi quát to:
- Ra, ra ngay! Cậu ra ngay khỏi lớp!
- Thưa cô, em phải ra ngay ạ? Cô bảo em về mời ông Nguyễn Khuyến đến đây! Vâng, thưa cô em đi, đi ngay đây ạ!
Nói rồi, cậu ta tót nhanh ra khỏi lớp. Tôi chỉ còn biết nhìn theo, uất ức, không nói lên lời. Cố kìm nén mà nước mắt cứ trào ra. Học trò cả lớp cúi gằm. Ngay ngày hôm sau, theo kiến nghị của tôi, Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu cậu ta lên văn phòng làm kiểm điểm. Tối ấy tôi đang ngồi chấm bài. Đây là bài kiểm tra văn đầu tiên của năm học. Nhìn đến cái tên Nguyễn Lê Tùng Sơn, tôi đã định cho con hai rõ to, song chợt dừng lại. Kể chữ viết của cậu ta cũng đẹp, nó có cái vẻ khoáng đạt. Chữ như thế này mà sao người lại có những hành động như vậy nhỉ? Tôi chậm rãi đọc bài văn của cậu ta. Ừ, cậu ta viết khá, câu cú chuẩn xác, văn phong súc tích, ý tưởng của bài văn khá mới lạ. Đang vu vơ nghĩ, chợt nghe tiếng động cửa, ngẩng lên nhìn, tôi thấy cậu học trò tai quái kia:
- Thưa cô...
Khác với mọi khi, cậu học trò rụt rè. Tôi nghĩ bụng, hóa ra biện pháp cứng rắn lại có tác dụng. Tôi bảo đến mấy lần, cậu ta mới lúng túng ngồi xuống. Thấy cậu ta cứ ấp a ấp úng, tôi đành chủ động:
- Cậu.... Cậu đã thấy khuyết điểm của mình chưa?
- Dạ... thưa cô!...
- Tôi vừa đọc bài kiểm tra của cậu xong. Sơn ạ, tôi thấy buồn và hơi lạ, một học trò viết được những điều như thế, sao có thể....
- Thưa cô... Em...
- Em làm sao?
- Dạ... em phải nghỉ học.
Cậu học trò vốn có cái vẻ phớt đời, ngông nghênh, giờ hiền khô, tội nghiệp. Tôi thoáng thấy ái ngại và hơi mủi lòng:
- Sao, sao Sơn lại nghỉ học?
- Thưa cô... hoàn cảnh nhà em... Hôm nay em đến xin lỗi và chào cô...
Sơn đặt bản kiểm điểm lên mặt bàn, rồi lặng lẽ đứng lên. Bất ngờ khi biết ý định bỏ học của Sơn, tôi bảo cậu ta ngồi xuống, định có vài lời khuyên nhủ. Cậu ta vẫn đứng, lí nhí chào và dứt khoát ra về. Khi cậu ta đi rồi, tôi thoáng ân hận. Có phải vì mình mà cậu học trò bỏ học? Vài ngày sau, vào sáng chủ nhật, hỏi thăm địa chỉ, tôi đạp xe đến thăm nhà Sơn. Nhà Sơn nằm lưng chừng một quả đồi, căn nhà tranh ba gian, có vườn chè bao quanh. Sơn cởi trần, đang lúi húi sửa cái xe cải tiến. Nhìn thấy tôi dắt xe vào sân, cậu ta có vẻ bất ngờ, miệng ấp úng chào. Trong khi tôi đang tìm nơi dựa xe, thì Sơn vội vã chạy vào nhà. Tôi ý tứ đứng lại ngoài sân, đợi cậu học trò mặc quần áo. Từ trong nhà, một người đàn bà xấp xỉ tuổi năm mươi, tong tả chạy ra:
- Cô giáo... cô giáo đến chơi. Thằng cháu Sơn nhà tôi nó chẳng báo trước gì cả. Mời cô, mời cô giáo vào nhà...
Tôi bước vào nhà theo người đàn bà. Một căn nhà tuềnh toàng, nền đất gồ ghề, giáp tường có mấy bao sắn và bao thóc chồng lên nhau. Tài sản đáng giá nhất là bàn thờ và cái giường gỗ rẻ quạt. Người đàn bà lúng túng giải thích, nhà chỉ có hai người, nên chẳng nước non gì cả. Nói rồi bà xách cái ấm xuống bếp. Từ trong buồng, Sơn ngập ngừng bước ra:
- Sơn... sao hai ba hôm rồi, không thấy Sơn tới lớp?
- Thưa cô...
Vẫn chưa hết lúng túng, cậu học trò tay vân vê gấu áo...
- Có điều gì mà Sơn lại nghỉ học? Có phải tại tôi...
- Dạ... thưa cô, không, không... Nhà em có chuyện. Khó...
- Khó thì mới phải cố gắng. Chỉ còn dăm tháng nữa. Sơn không nghĩ tới tương lai của mình sao?
Chúng tôi đang dang dở câu chuyện, thì bà mẹ từ dưới bếp xách ấm nước lên. Bà ngỡ ngàng khi hay tin con trai định bỏ học:
- Báo cáo cô giáo, thảo nào, mấy hôm nay, thấy nó cứ ở nhà. Hỏi thì nó bảo...
Sơn cắt ngang lời mẹ:
- Kìa mẹ! Mẹ biết gì mà... Con, con đã quyết
rồi!
- Thế có chết không cơ chứ. Đã đến đận gì mà phải bỏ học. Việc của bố mày là việc của bố mày. Làm sao mày phải bỏ học...
Tôi đã biết lý do vì sao Sơn bỏ học qua câu chuyện của bà mẹ. Vừa dấm dứt khóc, bà vừa kể: Bố Sơn là thợ xây, ông thường đi vùng nọ, vùng kia xây cất nhà cửa. Trước đây ông còn có trách nhiệm với gia đình, thỉnh thoảng mang về chút tiền cho vợ con. Hai ba năm lại đây, đã rất ít về, mà tiền nong cũng tịnh không thấy một đồng nào. Mãi cho đến gần đây, mẹ con Sơn mới biết, ông có vợ bé. Giờ đây mọi công việc đều trút lên vai người vợ. Bà lại hay đau ốm. Thương mẹ, Sơn quyết định bỏ học, để kiếm một công việc nào đó. Tôi ngồi lại qua trưa, ăn bữa cơm đạm bạc với hai mẹ con họ và rì rầm khuyên nhủ Sơn. Sau buổi tôi đến nhà, Sơn trở lại lớp học.
Từ buổi ấy Sơn như người khác lạ. Cậu học trò ngỗ ngược ngày nào, nay trầm tĩnh. Đúng là một học sinh có năng khiếu môn văn, những ý tưởng lạ, mơ mộng, những bài phân tích, bình luận sắc sảo, khúc chiết. Trong những giờ tôi lên lớp, cậu yên lặng, chăm chú nghe bài giảng. Một lần đang ngồi xem sổ điểm, trong khi cả lớp cắm cúi làm bài, bất chợt ngẩng lên, tôi vô tình bắt gặp cái nhìn của Sơn, cậu ta lúng túng, vội nhìn nhanh sang hướng khác. Tôi nghĩ ngợi, hình như gần đây Sơn có cái nhìn khang khác.
Lại một đợt chấm bài kiểm tra. Xem đến bài của Sơn, tôi hơi bất ngờ. Cậu ta không làm theo đề ra, mà kể một câu chuyện yêu đương, chàng trai yêu thiết tha, còn cô gái... Thế là linh cảm của tôi chính xác, Sơn đang yêu tôi, yêu cô giáo của cậu ta. Xử lý thế nào đây, một chàng trai mới lớn. Tôi đâm ra lúng túng. Không thể mang ra kiểm điểm, hay nói trước lớp. Khi trả bài kiểm tra, tôi giữ bài của Sơn và bảo cậu ta, cuối giờ ở lại gặp tôi. Nhìn cậu học trò mặt mũi đỏ rừ, ngắc ngứ ngồi sau bàn, tôi nhẹ nhàng nhắc, Sơn làm lại bài kiểm tra, còn câu chuyện mà cậu ta viết ra, thì ở cái tuổi và vào thời điểm cuối cấp học này, là chưa nên. Sau buổi đó, Sơn tránh giáp mặt tôi. Nhưng đôi lần, vô tình tôi vẫn bắt gặp ánh mắt của cậu ta, từ xa dõi nhìn tôi.
Giữa năm học đó tôi xây dựng gia đình. Đám cưới của chúng tôi diễn ra vui vẻ, nào bạn bè, đồng nghiệp hai cơ quan, rồi học trò các lớp. Trên hội trường khi cùng chồng đến các bàn chúc rượu và cảm ơn, tôi bắt gặp cái nhìn đượm buồn của cậu học trò sau khung cửa sổ. Rồi năm học sắp kết thúc, học trò tập trung vào kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học. Trong buổi liên hoan chia tay, lớp Sơn tổ chức ăn uống, đàn hát đến khuya. Tránh tiếng đàn hát, chúc tụng ồn ào, tôi bước ra khỏi phòng liên hoan. Đêm hè sân trường yên tĩnh. Cái nóng gắt gao ban ngày đã dịu bớt. Ngẩng lên, thấy bầu trời đầy sao. Lâu lắm rồi, có lẽ từ khi ra trường, tôi mới có dịp ngắm sao. Nghĩ nhanh thật đấy, ngày nào còn là cô sinh viên mơ mộng, bao lần cùng đám bạn bè leo lên gác thượng, ngồi tán gẫu và ngắm sao. Đang thả hồn vẩn vơ giữa bầu trời đêm thăm thẳm, tôi chợt thoáng nghe có tiếng chân người bước sau lưng và đứng lại. Linh tính mách bảo, đó là ai. Một lúc khá lâu, vẫn không thấy cậu ta lên tiếng. Hình như có tiếng thở dài. Tôi chủ động quay lại, hỏi:
- Sơn đấy hả?... Sao không ở trong lớp vui với các bạn!
- Dạ...
- Chuẩn bị thi tốt chứ? Phải cố gắng lên nhé, Sơn!
- Dạ...
Rồi cả hai im lặng. Thời gian trôi đi. Chắc đã muộn rồi, tôi quay mình định vào chào mọi người, đến lúc này Sơn mới lên tiếng!
- Dạ... Cô... Cô cho Sơn gửi...
Son trao nhanh cho tôi lá thư, rồi vội vã bước vào khoảng tối trên sân trường. Lá thư tỏ tình chứa chan lời yêu đương. Phân vân, cuối cùng tôi quyết định, đưa lá thư của cậu học trò cho chồng tôi xem. Xem xong, anh mỉm cười, nói một mối tình học trò, chỉ tiếc là không có đoạn kết. Sau mùa thi, Sơn trúng vào trường sĩ quan công binh. Tiếp đó, thỉnh thoảng tôi nhận được những thông tin rời rạc về Sơn. Ra trường cậu ta được điều về một đơn vị công binh. Nghe nói đơn vị không đóng ở một chỗ cố định, mà nay đây, mai đó. Còn tôi, do bộn bề công việc và chuyện chồng con, nên ít có thời gian nghĩ về cậu học trò ấy nữa.
Số phận con người ai mà biết được. Cuộc đời của tôi tưởng như êm đềm, bất ngờ bị đảo lộn. Chồng tôi không may mắc một căn bệnh hiểm nghèo, bao thuốc thang, mà anh không qua khỏi. Những ngày tháng đó tôi như kẻ mất hồn. Ban ngày vì công việc có thể còn nguôi ngoai, chứ đêm xuống, trong gian nhà vắng lặng, nhìn đứa con nhỏ, tôi tưởng như không sao chịu nổi. Để dịu bót đi nỗi buồn, tôi chỉ còn biết lặng lẽ thắp nén nhang lên bàn thờ chồng. Nhìn làn khói hương chao lượn, cảm giác trong tôi như thấy anh đang về cùng với mẹ con tôi. Sau lễ cúng trăm ngày, lúc đó khoảng tám giờ tối, tôi nghe có tiếng ai gõ cửa. Thật bất ngờ, Sơn sừng sững đứng trước hiên nhà. Bộ quần áo sĩ quan làm Sơn thêm già dặn, cứng cỏi. Sơn đặt bó hương lên bàn thờ và thắp một nén nhang. Tôi đứng khóc lặng sau Sơn. Đến lúc này tôi cảm giác, càng thấy mình mất mát lớn quá. Sơn nói mấy lòi chia buồn, rồi lặng lẽ ngồi hút thuốc. Tôi cũng ngồi yên lặng.
Tối hôm sau Sơn lại đến. Một tối nữa, một tối nữa, cho đến hôm trước khi trở lại đơn vị:
- Lan... tôi yêu Lan. Biết Lan đang đau khổ... Nói chuyện vào lúc này thật không hợp, nhưng...
- Thôi, đừng nói nữa Sơn. Tôi biết, tôi biết Sơn... Nhưng... không thể. Có lẽ, không bao giờ tôi quên được anh ấy. Hãy hiểu tôi...
- Không... Sơn sẽ đợi. Dù là bao lâu... anh sẽ đợi.
Son trở về đon vị. Qua những lá thư, tôi biết Son đang ở đâu, khi thì một thị xã miền Trung, lúc tại một khu phát triển công nghiệp. Nhận thư của Sơn, nhưng tôi không hề đáp lại. Có lẽ đó là cách trả lời tốt nhất. Tháng tháng, vẫn những lá thư Sơn đều đặn gửi cho tôi. Chợt bẵng đi một, hai tháng, tôi không nhận được thư của Sơn nữa. Thôi, thế cũng hay, có lẽ Sơn đã hiểu. Một buổi chiều đang đứng lớp, tôi thấy đám học trò lao xao, ngó ra ngoài sân. Trên sân trường, tôi nhìn thấy từ phía sau lưng, ông bảo vệ đi cùng một anh bộ đội. Tự dưng tôi lại nghĩ tới Sơn. Hết tiết học, đang ngồi trong lớp, thì một cậu học trò chạy vào báo, tôi có khách, đang đợi ở văn phòng.
Tôi hồi hộp nghĩ, hay là Sơn. Bước vào văn phòng, thì biết mình nhầm. Anh bộ đội từ tốn đứng dậy:
- Chào cô giáo!
- Chào anh!
- Có phải, cô là Nguyễn Thị Huyền Lan?
- Vâng...
Anh bộ đội vẻ ngần ngừ, chưa biết bắt đầu chuyện ra sao. Rót chén nước mời anh, tôi chủ động:
- Dạ... Có việc gì thế ạ?
- Dạ. Tôi... Tôi cùng đơn vị với Sơn.
Anh bộ đội tần ngần lôi từ trong cặp ra cuốn sổ nhỏ.
- Đây là cuốn sổ tay của Sơn.
Tôi hơi bực mình nghĩ, cậu ta còn bày ra trò gì nữa đây. Thư từ gửi mãi rồi, chưa đủ sao. Giọng hơi bực bội, tôi hỏi:
- Sao... Sao lại gửi cho tôi?
- Đây là kỷ vật của Sơn. Cậu ấy đã hy sinh
- Sao?
- Hai tháng trước Sơn nhận nhiệm vụ tháo gỡ một quả mìn... Trước khi tắt thở, Sơn nhắn lại, muốn cuốn nhật ký này đến tận tay Lan.
Thế là một người nữa lại ra đi! Đặt cuốn nhật ký lên bàn thờ, bên tấm ảnh của chồng, tôi thắp nén nhang. Chắc chồng tôi sẽ rộng lượng, cảm thông cho nén nhang thắp chung này, thắp cho một người đàn ông và một chàng trai, một người tôi yêu tha thiết và một người tha thiết yêu tôi.
- Trọng Huân
Souvenir
Graduated from school, I was given a teaching job in the midland area, a small town. The school was located on a hill. The view of the whole town, huddled roofs, some were of brick, others thatch, real nice to look at. Farther off were patches of tea bushes, spreading out immensely. A peaceful and imaginary town!
School children were kind and hard-working. They acted in a lovely manner, opening wide their eyes listening to each word I said when I gave them explanations. Life, work were so nice to that extent, nothing more to wish for.
The first school year passed by nicely. At the end of that year, I had a lover. He worked in an office of the precinct and some years senior to me. The second school year also passed by as usual, except for a student an irritating one. Even at my first class of literature, after 5 minutes while I was lecturing, a voice interrupted, "Mistress!"
There stood squarely a tall student, without a bag or books, with his shirt not tugged in and with his hairless head, in front of the door. I was quite irritated, especially by giggles, but I tried to ask, "What's your name?"
"Miss, my name is Nguyễn Lê Tùng Sơn, 18 years old, of group 4, seated in the last row, based on Pagoda Hamlet ..."
The whole class burst out laughing.
"Then, come in, please!"
That, I believed, was the only way possible. It would otherwise have been intense and wasting the whole class, the very first class of the year. That student squarely walked in the classroom, greeting and waving to his classmates, I tried to calm down, focusing on the lecture. After a while, I looked down at his place, he was writing or drawing something with a borrowed pen. At the mid point of the period, he stopped drawing, and was dozing off on the table surface. He went on sleeping soundly until break time. What on earth to do with such obstinate students, I was wondering about what measure to have, rigid or elastic. His previous year teacher of literature, having heard my story, shrugged it off, "Uh, that student Nguyễn Lê Tùng Sơn, right? No way, even gods won't do! The only measure is to dismiss that type of student!"
That was too simple a measure, I came to think. He went on in following school years with many more practical tricks. The whole class were busy with their lessons when a paper airplane flew past. The whole class stayed silent when it came to the investigation. Another time, right on teacher's table appeared a paper with badly-drawn figures — Still another while I presented an author's life and works, he stood up interrupting, "Miss, may I ask a question?", "What's it?" "Where does Poet Nguyễn Khuyến live?" Did you have it in your lower class?" "Yes, Miss. The book says, Nguyễn Khuyến comes from Hà Nam, got his doctor's degree and was appointed a high-ranking mandarin— But now in my village, everyday I see a man named Nguyễn Khuyến take his buffalo to the field."
The whole class burst out laughing. I couldn't restrain myself, "You get out of my class", "Yes,
Miss, I'll get out right away. You said to invite a Nguyễn Khuyến up here. Yes, I'll move now."
He then rushed out of the room. It only remained for me to look after him, irritated and quiet. And I shed tears, being beside myself. The students all looked down. According to my petition, the board of directors ordered him to be at the school office for his self-review.
That very night, I was grading papers, the first test of the school year. At first sight of the name Tùng Sơn, I just wanted to mark a big 2, but stopped in time. Actually, his hand writing was good and generous. How could one explain such a person with such a good writing like this? I slowly read his composition, good enough, structure precise, style concise, ideas pretty new. A knock on the door interrupted my thingking. I looked up and there he was.
"Miss,..."
Quite unexpected, he was shy. A strong measure did work, I was thinking. I told him to be seated many times and he sat down embarrassed. He acted shamefully, stammering for a time, so I had to break the ice, "You've already recognized your mistake?" "Yes, Miss .."I've just read your paper. Sơn, I feel sad and unusual, how can a student with such writing do such bad things..." "Miss, I ..." "What's the matter?", "I have to stop going to school."
A once vain student with a devil care attitude was now so polite and pitiful. I felt compassion and pity, "Why..? Why do you have to stop?" "I have no choice, under the situation's pressure. I come, today, to apologize and to say good bye."
He placed his self-review on the table and stood up silent. Suddenly, knowing his idea of leaving school, I then told him to sit down, to give him some advice. He still stood, saying good bye in a real low voice and decided to leave. I felt repentence after his leaving. Was it likely that he would have to leave school because of my action? A few days later, getting the directions, I rode to Sơn's house. His house was half way up a hill, a cottage of three compartments, surrounded by a green tea garden. Half naked down his waist, Sơn was repairing a vehicle. Seeing me, he stammered his greeting, surprised. While I parked my bike, he rushed in the house. I, with clear intention, stopped in the yard, waiting for him to get dressed. Out of the house, hastily came a woman of about 50, "Mistress! Welcome! Sơn didn't tell me about your visit. Please come in —"
I followed the woman. A poorish cottage, with rugged earthen foundation, learning against the well were some bags of rice and cassava in a pile. The most precious property were an altar and a low-quality wooden bed. The woman clumsily explained that there were only two members in the family, so tea was never available. After that, she took the kettle to the kitchen. From a room, Sơn hesitantly came out. I asked, "Why didn't you go to class these last three days?" "Mistress —" He still played with his shirt hem confused — "Why did you have to stop? Was it because I —" "No, Mistress — We have difficulty —" "Then you try to overcome it. There will be some more months. Don't you think of your future —"
We hadn't finished the conversation when the woman came up with the kettle. She was surprised to know that her son had stopped going to school. "Mistress, no wonder he stayed home these days. I asked him, then he answered..." "Oh, Mom, it's not your business, I made the decision," Sơn interrupted. "How come? It's not so bad that you must stop going to school. It's your father's doing. Nothing to do with your schooling".
Now I knew why Sơn had to stop going to school. His mother told the story while crying: "Sơn's father is a builder, and he moved often. He used to bring home some money. But these two, three years he hardly ever came home, much less his money. And until later we didn't know he had a concubine. The burden now lies on this sickly wife and mother. For his mother's sake, Sơn decided to stop his studies, to look for a job. I stayed for lunch, a real frugal meal with them and softly gave Sơn some advice. After that visit of mine, Sơn returned to class.
From that time on, Sơn was a quite different man. The once impolite and intrusive student became a meditative one. Yes, he was gifted in literature, with unusual, lyrical ideas, exceptional, sharp commentaries and analyses. In my classes, he remained quiet and attentive and carefully listened to my lectures. Once, I was going over the class file, the class were doing their exercise, I looked up and randomly found him looking at me. He became confused, quickly looking in another direction. I was wondering, Sơn seemed to be someone different.
He also took me aback when I read his test composition. Instead of writing about the topic given, he told a love story. The boy was deeply in love, but the girl ... My intuition was proved correct, Sơn was in love, with his teacher. How to handle it, a teenager. I was embarrassed myself. I could not bring it to the whole class. When I returned the papers, I kept his essay and told him to see me after class. To a blushing student, and in confidence after a while I softly gave my remarks that he was to write his composition again and that his story, at the moment and at his age should not come out. After the incident, Sơn tried to avoid meeting me. But at times, quite at random, I caught his glance toward me from afar.
In the middle of the school year I got married. Friends, colleagues and old students were at the party, quite cheerfully. Together with my husband, I went to tables to drink cheers and thanks, yet I still caught the saddened look of that student behind a window. The school year came to the end, students were focusing on the graduation exam and university entrance exam. Sơn's class held a farewell party with a lot of food, drinks and singing which lasted until late at night. I got out of the room, away from noisy wishes. The school yard was quiet on that summer night. The serious heat of day light had faded away. The sky was full of stars. It had been a long time since my graduation day when I beheld the starry vault. Time had past quickly, I still remembered the time when we had been lyrical students, we had beheld the stars on the balcony, talking about idle topics and watching the stars. Lost in the immense night sky, I felt steps behind me, they stopped. My intuition told me who it was. But silent was it for a long time, then a sigh. I myself turned back, "Is it Sơn? Why aren't you in the room with your classmates?" "Miss —" "Good preparation for the exam? Try your best, Sơn!" "Yes, Miss!" Then we both stayed silent. The time was passing. It was late. I was returning to the place to say good bye to everyone there, when he said, "Mistress, this is something for you —"
He quickly handed me a letter, then stealthily stepped away to the dark place in the yard. The love letter was full of affectionate words. After hesitation, I gave the letter to my husband. He smiled, after reading it, saying that it was a student's love without an end. After the exam, he was chosen to the military engineering institute. Later on, I got irregular information about Sơn. Following the training, he was dispatched to an engineering unit and he was on the move with his unit. Busy with work and family, I seldom thought of that student.
Human destiny! Who knew what would happen to them? My seemingly peaceful life suddenly turned unfortunate. My husband died of an incurable disease in spite of medicines and treatment. I appeared a soul-less human being. During the day time I forgot about my woes, but at night - in my silent space - with the baby - I felt the situation unbearable. To my relief I lighted an incensed stick to the altar of my husband. In the wavering smoke of the stick, I seemed to see him back with me and our baby. After the 100-day ceremony, at about 8:00 p.m; I heard a knock on the door. Quite a surprise, Sơn was there on the door mat, large as life. Sơn looked more mature, stronger. He put the incensed stick parcel on the altar and lit one stick. I stood crying silently behind him. I felt all the greater my loss. He offered condolences, then smoked in silence. I was silent, too. He came again the following night, and then the night after, and on the night before his return to his unit, he said, "Lan, I love you. I know you are in woe, so it is not the right time ... but ..." "Please, stop it ... I know ... but ... it's impossible. Maybe I will never forget him. Please, do understand me." "Don't worry, I'll wait. I'll wait for as long as."
Then he went back to his unit. Later, I knew when he was through his letters, at a time in a central town, at another time, at an industrial area. I had never written back to him, that was the best way to answer, I thought. Month after month, Sơn's letters flew back to me. Then I didn't receive his letters for one, two months. That sounded good, maybe he had come to understand. One afternoon, when I was teaching, my students were looking out at the yard, excited. In the yard, I saw from his back, the guard was walking with a soldier. I immediately thought of Sơn. After the class, I was sitting in the class room when a student came in telling me that I had a visitor waiting for me in the office.
"Is it Sơn?" I was wondering, worried. But I was mistaken when I entered the room. The soldier slowly stood up, "Good afternoon, Mistress", "Good afternoon, how do you do?" "You are Mrs. Nguyễn Thị Huyền Lan?" "Yes, I am." He hesitated not knowing where to begin with. I poured him a cup of tea, asking, "What is the matter?" "I am the same unit as Sơn." He reluctantly drew out of his bag a small notebook. "This is Sơn's notebook." I felt a little angry, what else could he dare to say? All his letters were not sufficient? I asked, rather irritated, "What ... what for me?" "This is his souvenir. He is dead." "What on earth?" "Two months ago, he had a mission: to nullify a mine ... before dying ... his last words were to send this diary of his to Lan."
Another man had passed away. Placing the diary on the altar next to my husband's picture, I lit an incensed stick. Quite likely that, my husband was generous enough to share this stick between a young man, who loved me so dearly and another I loved so much.
- Trọng Huãn