A Pictorial Biography of Sākyamuni Buddha
FOREWORD
By the Translator from the Original Thai Text into Chinese
It has been eleven years since I translated the original Thai Text of A Pictorial Biography of Sākyamuni Buddha into Chinese. The Chinese version proved after it has been published in China to be very popular among the Buddhists both in China and in other countries, apparently because the picturesque presentation and the simple and clear text are especially suitable to the need of youngsters.
About five or six years ago, Mr. Yann-Fang Lee, a devout Upāsaka and a well-known artist in water color painting, appreciated the illustrations and the descriptions for their substantial comprehensiveness and instructive simplicity, and took the initiative to have all the illustrations vividly colored. Color slides were made and received exceptionally well wherever they were shown.
A couple of years ago, Rev. Sing Hung, the Abbot of Cham Shan Temple, Toronto, Canada, believed that this illustrated biography of Buddha would certainly arouse interest among the youngsters and therefore serve well as a textbook in elementary Buddhist study. He prevailed on Prof. Z. A. Lu to translate the text into English in order to benefit English speaking people.
Now, the Chinese-English version is ready. With the gracious consent of Upasaka Yann-Fang Lee, his hand painted color illustrations are reproduced together with more than twenty color plates of the holy sites or objects remi-niscent of Buddha’s life as illustrated in the biography.
In addition to those mentioned earlier, Rev. Lok To, the President of Young Men’s Buddhist Association of America and Rev. Fa Yun, the Abbot of Grace Gratitude Buddhist Temple in New York city, gave encouragement to this color edition. To them and others who contributed both financially and spiritually, I am greatly indebted.
Let me dedicate this edition to the readers and remind them to keep in mind Namo Sākyamuni Buddha our own Master!
Bhikkhu Jan Hai
May 15, 1976
(Truyện tranh)
LỜI TỰA
(Bởi người dịch từ nguyên tác tiếng Thái sang tiếng Trung )
Đã mười một năm kể từ khi tôi dịch tác phẩm từ nguyên tác tiếng Thái sang tiếng Trung Quốc. Sau khi được xuất bản, bản dịch tiếng Trung đã được các Phật tử tại Trung Quốc và các nước khác rất hoan hỷ đón nhận, hiển nhiên là nhờ cách trình bày bằng tranh vẽ bắt mắt và văn phong đơn giản, rõ ràng và đặc biệt phù hợp với nhu cầu của giới trẻ.
Khoảng năm, sáu năm trước, ông Lý Yến Phương, một cư sĩ mộ đạo và là một họa sĩ nổi tiếng về tranh màu nước rất chú trọng đề cao tính toàn diện, sự dễ hiểu của tranh vẽ và minh họa trong việc giảng dạy, nên đã có ý tưởng tô màu để cho các bức tranh sinh động hơn. Và những bức tranh màu ấy đã được hưởng ứng ở bất cứ nơi nào chúng được trưng bày. Cách đây vài năm, Hòa thượng Tính Không, trụ trì chùa Trạm Sơn, Toronto, Canada, tin rằng nếu được minh họa bằng tranh thì chắc chắn tiểu sử của Đức Phật sẽ khơi dậy sự quan tâm trong giới trẻ. Do đó, nó được dùng làm sách giáo khoa Phật học sơ cấp. Ngài đã nhờ Giáo sư Z. A. Lu dịch tác phẩm này sang Anh ngữ để cộng đồng người nói tiếng Anh cũng được hưởng những lợi ích từ cuốn sách này.
Nhân duyên hội đủ, để hiện tại phiên bản song ngữ Anh - Trung ra đời. Được sự chấp thuận của cư sĩ Lý Yến Phương , các bức tranh màu vẽ tay của ông đã được thiết kế lại, cùng hơn hai mươi tấm màu về các Thánh địa, hoặc đồ vật gợi nhớ về cuộc đời của Đức Phật đã được minh họa trong tiểu sử.
Ngoài những vị trên còn có Trưởng lão Thích Lạc Độ - chủ tịch Hiệp hội Thanh niên Phật giáo Hoa Kỳ và Thượng tọa Pháp Vân - trụ trì chùa Phật Ân ở thành phố New York, đã khuyến khích ấn bản màu này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với các vị ấy cùng những nhà hảo tâm khác đã đóng góp về tài chính và tinh thần để tác phẩm được thành tựu.
Xin trao tặng ấn bản này cho quý độc giả và mong mọi người hãy luôn nhớ nghĩ đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Thầy Bổn Sư của chúng ta.
Tỳ kheo Tịnh Hải
Ngày 15 tháng 5 năm 1976
PREFACE
Buddhism, the greatest religion of the Orient, remains little known to the majority of western people even in recent years when intercontinental travel is easy and cultural exchanges are frequent. It is a common belief that the introduction of the basic thoughts of Buddhism to western people, especially the younger generation, may promote the mutual understanding between east and west and ultimately improve the chance of a lasting peace in the world.
On the day of dedication of Hung Fu Monastery, Rev. Sing Hung handed me four booklets and told me to translate them into English. Being neither a Buddhist scholar nor an English major, I was reluctant to undertake this task. But unable to turn down the first request of a venerable Bhiksu, I finally accepted the order and completed the work, using my scanty leisure time, in a period of about eighteen months. Very few references were available for terms in Buddhism and for Indian names and places. The translation was done with emphasis on closeness in meaning and tone to the original Chinese text rather than on literary elegance. Improper translations of terms seem unavoidable. Nevertheless, readers will certainly learn the life story of Buddha and appreciate the spirit of mercy, tolerance and compassion that it embodies.
Thanks are due to Mr. T. Shih who supplied the translations of a couple of missing paragraphs, and to Professor Frank G. French who carefully reviewed the manuscript, corrected mistakes and made the text sound more colloquially American.
Z. A. Lu
LỜI NÓI ĐẦU
Đa số người phương Tây ít biết đến Phật giáo, dù đây là tôn giáo lớn nhất tại phương Đông, cũng như việc đi lại và giao lưu văn hóa giữa các nước những năm gần đây đã trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Người ta tin rằng việc giới thiệu tư tưởng Phật giáo cơ bản đến người phương Tây, đặc biệt là thế hệ trẻ, sẽ góp phần thúc đẩy sự giao thoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, trên hết là để tăng cường cơ hội mang lại hòa bình lâu dài trên thế giới.
Vào ngày khánh thành tu viện Hồng Phúc, Thượng tọa Tính Không trao cho tôi bốn tập sách và bảo tôi dịch sang tiếng Anh. Tôi không phải là một học giả Phật học, cũng không phải là một chuyên gia Anh ngữ, nên đã miễn cưỡng nhận nhiệm vụ này. vì không thể từ chối yêu cầu đầu tiên của một bậc thầy đáng kính, cuối cùng tôi đã nhận lời và dùng khoảng thời gian gần hai năm nhàn rỗi ít ỏi của mình để hoàn thành nhiệm vụ này. Các tài liệu tham khảo về các thuật ngữ Phật giáo, các danh xưng và địa danh Ấn Độ rất khan hiếm. Bản dịch chủ yếu tập trung vào ngữ nghĩa sát sao và gần gũi với bản gốc tiếng Trung chứ không chú trọng cách hành văn bóng bẩy. Mặc dù khó tránh được có những sai sót khi dịch các thuật ngữ Phật học, thế nhưng độc giả chắc chắn sẽ tìm hiểu được câu chuyện cuộc đời của Đức Phật và đánh giá cao tinh thần nhân từ, bao dung và từ bi được thể hiện trong tác phẩm.
Cảm ơn ông T. Shih, người đã cung cấp bản dịch của một số đoạn văn bị thiếu, và Giáo sư Frank G. French, người đã xem xét kỹ bản thảo, sửa chữa và đưa tác phẩm đến gần hơn với người Mỹ.
Z. A. Lu
A Pictorial Biography Of Sākyamuni Buddha
(in Chinese and English and in Color)
Preface to the Third Edition
In 1976, five thousand copies of A Pictorial Biography of Sākyamuni Buddha, in Chinese and English and in Color, were published for the very first times in Hong Kong. In 1986 the second edition was published in Taiwan, again in the quantity five thousand copies. Every time a new edition is published, substantial funds are needed. Appeals are made to the friends of Buddhism and the Buddhist society to assist with printing. After enough copies are sent to these supporters for them to distribute freely, few copies remain.
Ten years have passed since the last edition was published. Demand for this book has resurfaced with the many requests for it by the friends of Buddhism as well as Buddhist organizations, both Chinese and American. Pious Buddhist Pao-Mao Chen has enthusiastically initiated a movement to mass publish and freely distribute exceptional Buddhist literature in an effort to introduce more friends to Buddhism. This particular book captivates the interest of both Chinese and American Buddhists. It also provides excellent reading material for today's youth. Overall, the book is an easy-to-read, meaningful, and fascinatingly illustrated Buddhist biography.
Mr. Chen suggested that the task in publishing the third edition of A Pictorial Biography of Sākyamuni Buddha be turned over to the Corporate Body of the Buddha Educational Foundation in Taipei. This way we can maximize distribution and consequently allow Buddhism to reach as many people as possible. This agrees very well with our original objective of promoting and exalting Buddhism when the first edition was published, so we wholeheartedly chose to follow through with this suggestion.
Reverend Jan Hai
June 1997 (Buddhist calendar year 2541)
Cuộc đời Đức Phật Thích Ca
(Tranh màu song ngữ Anh-Trung)
Lời nói đầu của Ấn bản thứ ba
Năm 1976, có 5.000 bản in màu cuốn Cuộc đời Đức Phật Thích Ca bằng song ngữ Anh - Trung được công bố lần đầu tiên tại Hồng Kông. Năm 1986 ấn bản thứ hai được xuất bản tại Đài Loan với số lượng 5.000 bản nữa. Mỗi lần một ấn bản mới được lưu hành đều cần có những khoản tiền đáng kể. Chúng tôi đã kêu gọi các Phật tử và tổ chức Phật giáo hỗ trợ cho việc in ấn. Sau khi gửi đủ số lượng bản in đến những mạnh thường quân này cho họ tự do phân phối thì số ấn phẩm còn lại rất ít.
Mười năm đã trôi qua kể từ khi chúng tôi cho ra mắt ấn bản cuối cùng, một lần nữa những tín đồ Phật tử và các tổ chức Phật giáo tại Trung Quốc và Mỹ lại có nhu cầu muốn đọc cuốn sách này. Vị Phật tử thuần thành Trần Bảo Mậu đã nhiệt tình khởi xướng phong trào xuất bản hàng loạt và phân phối rộng khắp tác phẩm Phật giáo nổi bật nhằm giới thiệu đạo Phật đến với nhiều bạn bè hơn. Cuốn sách đặc biệt này đã thu hút sự quan tâm của cả Phật tử Trung Quốc và Mỹ. Nó cũng cung cấp tư liệu đọc tuyệt vời cho giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, đó là một cuốn tiểu sử về Đức Phật dễ đọc, có ý nghĩa và được minh họa hấp dẫn.
Ông Trần đề nghị rằng nhiệm vụ xuất bản ấn bản thứ ba cuốn truyện tranh Cuộc đời Đức Phật Thích Ca sẽ được chuyển giao cho tập đoàn của Hiệp hội Giáo dục Phật Đà ở Đài Bắc. Bằng cách này, chúng tôi có thể tối đa hóa việc phân phối, nhờ đó Phật giáo sẽ đến được với nhiều người nhất có thể. Điều này rất phù hợp với mục tiêu ban đầu của chúng tôi trong lần phát hành ấn bản đầu tiên là quảng bá và xiển dương Phật giáo, vì vậy chúng tôi nhất trí tán thành với đề nghị này.
Thượng tọa Tịnh Hải
Tháng 6 năm 1997 (Phật lịch 2541)