Khi niềm vui, lòng quả cảm và sự kiên nhẫn trong lao động hòa hợp với một lí tưởng...
Nhưng chính xác thì lí tưởng của chúng ta là gì? Chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa cụ thể không?
Ở một mức độ nhất định, chúng ta có thể làm được điều đó. Chẳng hạn, lí tưởng là một điều gì đó được tạo ra bằng trí tuệ, một điều gì đó chúng ta ý thức được. Nó truyền tải những ước vọng, những động lực, sự tươi sáng đi cùng với những hành động có lí trí.
Thứ hai, lí tưởng cần tạo ra sự thay đổi, và ít nhất nó có thể thay đổi các bạn – người nắm giữ những lí tưởng.
Những thói quen thường tình không được coi là lí tưởng, dù với người khác thì nó có thể là một lí tưởng đặc biệt. Điều đó cho thấy rằng không bao giờ có một lí tưởng hoàn mĩ.
Một lí tưởng phải liên quan mật thiết tới cuộc sống, và cuộc sống cũng sẵn sàng đón nhận chúng
Có lẽ đó là cách hiểu hợp lí nhất về những lí tưởng. Nếu chúng ta chỉ hiểu một cách hời hợt về nó, thì ta sẽ không thể tránh khỏi những vết xe đổ.
Hãy thẳng thắn nhìn nhận. Các bạn sẽ thấy rằng những lí tưởng hời hợt luôn là thứ tầm thường nhất trong cuộc sống. Tất cả mọi người đều có kiểu lí tưởng như vậy theo nhiều dạng thức khác nhau, một cách cá nhân hoặc tổng thể, lành mạnh hay sai lệch, cao cả hay thấp hèn.
Hầu hết những kẻ lãng mạn, mộng mơ, những kẻ nghiện ngập, trốn tránh trách nhiệm hay những "thợ làm thơ" là con người không bao giờ thể hiện ý chí nỗ lực, lòng dũng cảm hay sự kiên nhẫn trong bất kì hành động nào.
Tri thức là hạt mầm cho những lí tưởng sinh sôi nảy nở và mang đến những cái nhìn mới mẻ
Tri thức luôn rộng mở trước tầm mắt của chúng ta. Có vẻ giáo sư đại học của bạn, mặc áo sơ mi, đeo cặp kính mắt luôn là người sâu sắc, hoàn hảo, và một kho lí tưởng trong ông đủ để mang lại cho cuộc sống những điều có ý nghĩa.
Tolstoi hoàn toàn mù quáng trong việc khinh rẻ những lớp người trí thức như vậy. Ông cho đó là những kẻ ăn cắp, nhà mô phạm, rập khuôn và trước họ, tất cả những hiểu biết sâu sắc về lao động cơ bắp sẽ bị đặt ngoài vòng sự thật.
Kiến tạo hạnh phúc một đời sung túc
Tri thức là hạt mầm cho những lí tưởng sinh sôi nảy nở và mang đến những cái nhìn mới mẻ.
Theo bản năng, các bạn có thể thấy một nghịch lí rằng: Người nào càng có nhiều lí tưởng, bạn càng thấy khinh thường người đó, nếu trong con người ấy chẳng có chút phẩm chất lao động, chẳng có sự can đảm nào tồn tại; hay trên thân thể anh ta chẳng có vết thương, vết sẹo nào vương lại như một bằng chứng cho sự nỗ lực của anh ta. Rõ ràng rằng, có điều gì đó còn quan trọng hơn cả những lí tưởng, để làm cho cuộc sống này ý nghĩa hơn và đáng để ngưỡng mộ hơn.
Chắc chắn những niềm vui bên trong có thể song hành cùng với lí tưởng, nhưng điều đó lại thuộc về vấn đề cảm tính cá nhân.
Bất kì ai trong chúng ta đều có thể kiến tạo hạnh phúc cho riêng mình, kiến tạo lí tưởng cho chính mình
Lí tưởng như ngọn đuốc dẫn đường đưa ta đến những điều cao thượng và tốt đẹp hơn. Nhưng để làm được điều đó, chúng ta hãy nhìn lại lí tưởng, cùng những phẩm chất kiên cường của những người lao động. Ý chí tích cực càng lớn, những phẩm chất bên trong càng được bộc lộ rõ. Nếu chúng ta đủ sâu sắc, đủ rèn luyện, đủ nhẫn chịu, chúng ta có thể viên thành những phẩm cách, khí chất của những người lao động đáng trân quý đó.
Hãy xem những nhà Đông phương học và người theo chủ nghĩa bi quan nói về những điều họ sẽ làm, những điều sâu xa trong mỗi người, ở một mức độ nào đấy:
Sự tiến bộ là đặc tính có ý nghĩa sâu sắc nhất trong cuộc đời
Sự tiến bộ dường như là kết hợp kì lạ của thực tế với những ý tưởng mới lạ xuất hiện ở một thời điểm trong quá khứ và tiếp diễn đến hiện tại.
Để nhìn ra một sự thay đổi là lí tưởng, chúng ta cần có trí tuệ. Không thể khẳng định tất cả sự thay đổi đều là lí tưởng. Bởi có nhiều lí tưởng dựa trên nền tảng đã cũ có lẽ lại tốt hơn. Nếu chúng ta lựa chọn bản chất cốt yếu hơn trong tính cách của con người, bản năng sinh tồn hay trí tuệ cao siêu, thì chúng ta phải đi cùng với Tolstoi. Chúng ta phải chọn lựa sự thật giản đơn nhất, là ánh sáng hay là bóng tối mà bất kì con người trí thức nào cũng có thể thể hiện.
Nhưng với tất cả những điều vẫn còn dang dở, tôi sợ rằng tôi sẽ dẫn các bạn đến một cái kết mơ hồ. Tôi dường như chỉ đang cầm nó lên và đánh rơi nó một lần nữa.
Trước đó, tôi đã bắt đầu với Chautauqua, và rời bỏ nó.
Tiếp đến là Tolstoi, chủ nghĩa anh hùng trong tầng lớp lao động và tôi cũng từ bỏ nó.
Cuối cùng, tôi đã bắt đầu những lí tưởng và giờ cũng đã bỏ lại chúng ở phía sau.
Nhưng hãy nhìn nhận xem tôi đã thả trôi chúng như thế nào.
Con người thường giả vờ cô độc, hoặc mượn sự cô độc để bù đắp, để che lấp cho cuộc đời vô nghĩa mà họ đang phải đối mặt.
Giáo dục và sự cải tiến không đủ để làm nên ý nghĩa cuộc đời.
Khát vọng, lí tưởng dường như cũng không ăn thua, nếu không có lòng can đảm và ý chí kiên cường.
Rồi không phải cứ có lòng quả cảm hay ý chí, sự nhẫn nại kiên cường và hay sự tỉnh táo là đủ để xóa tan đi những mối nguy hại.
Chúng ta phải có nguyên tắc kết hợp chúng lại, để có một cuộc đời có ý nghĩa và trọn vẹn.
Tất nhiên, đây là là một cái kết mơ hồ.
Nhưng với một câu hỏi về ý nghĩa, thì không bao giờ có một cái kết chính xác chung cho tất cả. Câu trả lời cho một đánh giá hay một cảm tình luôn là nhiều hơn hay ít hơn. Sự cân bằng sẽ được tạo ra nhờ thấu hiểu, cảm thông và một ý chí mạnh mẽ. Nhưng tất cả các câu trả lời có lẽ đều giống nhau: Đó là một kết luận thực tế với mỗi người. Và trong quá trình nhận thức nó, đôi mắt của chúng ta được mở rộng và tâm trí ta được khai phóng. Đó mới là điều quan trọng.