Bình tĩnh, ôn hòa, tự tại, tự nhiên
Nhịp sống ngày càng nhanh, áp lực của sự sinh tồn và phát triển cũng ngày càng lớn, do đó nhiều người đã cảm nhận rằng “sống quá mệt mỏi”, thậm chí bận rộn đến nỗi quên chú ý đến sự tốt đẹp của thế giới xung quanh.
Không thể phủ nhận được, bản thân cuộc sống là một loại áp lực vô cùng to lớn. Sự rắc rối, phức tạp và sự khao khát được giàu sang đã đẩy con người vào cuộc cân bằng giữa việc ứng xử với xã hội, với người thân và thậm chí với chính mình quá đa chiều, thậm chí chúng cùng lúc ập đến khiến chúng ta chưa có thời gian để chuẩn bị ứng phó hay sự mất cân bằng giữa cho và nhận, đan xen giữa phát triển và cơ hội, sự xung đột giữa gian dối và chân thành, giữa thiện và bất, thiện, giữa lợi và hại... khiến cho chúng ta biến thành người nông nổi bất an. Bận rộn càng nhiều, cô đơn càng nhiều, từ bi hỷ xả càng nhiều, tiếc rẻ nuối càng nhiều - những nỗi lòng bất định cứ chiếm lấy tâm hồn chúng ta.
Nhiều lúc, điều chúng ta cần không phải là đi khắp nơi để tìm người xin ý kiến, mà ở chỗ không bị quấy nhiễu, thanh lọc cách tư duy, hưởng thụ cuộc sống, cảm nhận để thấu hiểu cuộc sống. Đặc biệt khi chúng ta phát hiện bản thân không có cách nào để an tâm xử lý một số việc, rõ ràng chúng ta cần phải sống trong môi trường độc cư, yên tịnh.
Khi vua Càn Long đi tuần tra ở Giang Nam, trông thấy cảnh đua thuyền trên sông, không ngăn được sự hiếu kỳ liền hỏi cận vệ hai bên: “Vì sao người qua lại trên sông nhộn nhịp như vậy?”. Đại học sĩ Kỷ Hiểu Lam đứng bên cạnh thuận miệng trả lời: “Chẳng qua cũng chỉ là hai chữ lợi - danh”. Có thể nói đấy là một lời nói phá thiên cơ, nhìn thấu bí mật của đời người. Nhịp sống ngày nay biết bao thay đổi, dòng chảy ham muốn vật chất có quá nhiều sự mê hoặc, vì thế mà dẫn đến ham muốn danh lợi của con người quá nặng nề. Tuy nói trên đời này mọi người đều có tâm danh lợi, nhưng nhất thiết không thể vì danh lợi mà sống, cần phải xem nhẹ danh lợi. Xem nhẹ danh lợi không phải là không cầu sự tiến thủ, không phải là không làm được việc gì, không phải là không có sự theo đuổi, mà là đem tâm hồn thuần khiết tốt đẹp để đối đãi với cuộc đời và nhân sinh.
Thử suy nghĩ kỹ xem, trên đường lữ hành của kiếp nhân sinh, phải chăng đôi lúc chúng ta vì không buông xả được một số việc mà chạy theo phiền não? Thực ra, có những việc sở dĩ không buông xả được chỉ vì trong tâm chúng ta có quá nhiều tạp niệm. Con người sống trên đời, phải học biết buông xả, biết buông xả mới có thể sống vui vẻ, biết buông xả mới có thể sống tự nhiên, thoải mái.
Bình tĩnh, ôn hòa, tự tại, tự nhiên.
Trí tuệ của Phật với Đạo rộng lớn, bao la vạn tượng, không những chỉ một vài thiền lý tinh thâm, mà cũng có những triết lý thông tục liên quan đến con người. Cuốn sách này là đứng từ góc độ của triết lý thông tục để giảng giải, thông qua mỗi một câu chuyện trong kinh điển, để ngộ ra được những triết lý về nhân sinh, khiến cho người đọc cảm nhận và hiểu được, rồi lấy đó làm gương, có chỗ phát hiện, từ đó được dẫn dắt.