H
einrich Wieland là nhà hóa học người Đức. Ông sinh ra trong một gia đình thợ bạc. Các đồ chế tác bằng bạc của gia đình ông rất nổi tiếng thời đó. Cha ông muốn Heinrich theo học nghề bạc của gia đình vì nghĩ Heinrich có thể trở thành một thợ bạc xuất sắc. Tuy nhiên, mẹ của Heinrich lại muốn con trai mình sau này trở thành người có tri thức nên cha mẹ Heinrich thường cãi vã xung đột về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho con trai.
Một lần, người cha bảo Heinrich đứng bên cạnh xem cách thức chế tác bình bạc thì người mẹ bước vào. Bà vô cùng tức giận hỏi:
- Tại sao ông lại dạy nó thứ này?
Cha ông tức tối vặn lại:
- Làm thợ bạc thì sao? Tôi là một thợ bạc đấy, có kém ai đâu. Tôi muốn dạy nó các kỹ năng mà tôi biết, sau này nó sẽ trở thành một thợ bạc nổi tiếng, thế không tốt sao?
Mẹ ông càng tỏ ra tức tối hơn:
- Không phải bắt nó học nghề của ông làm gì? Thợ bạc thì được ai vị nể chứ? Nó thích khoa học, phải cho nó đến trường.
Người cha giận dữ quát to:
- Không trường với lớp gì hết. Nó là con tôi, nó phải học nghề của tôi.
Heinrich biết cơ hội học tập của mình không dễ dàng gì nên càng cố gắng tranh thủ học. Sự chuyên cần kết hợp với trí thông minh khiến Heirich thu được rất nhiều tri thức.
Một hôm thấy cha thở dài, tỏ ra lo lắng về công việc kinh doanh, Heinrich liền hỏi:
- Thưa cha, có việc gì khiến cha lo lắng như vậy? Người cha gật đầu:
- Cha lo lắm. Tiền bán hàng lần này không hiểu thế nào không khớp gì cả.
Heinrich sốt sắng:
- Cha để con tính thử xem.
Chỉ một thời gian ngắn, Heinrich đã tính toán rõ ràng, các con số đều khớp, không một sai sót nhỏ nào.
Người cha ngạc nhiên nhìn con trai hỏi:
- Là con tính phải không. Thế mà cha bỏ ra cả ngày không làm nổi đấy.
Heinrich đáp:
- Vâng, con tính đấy, nhờ các kiến thức toán học. Sau này cha cứ để con tính giúp cho.
Người cha im lặng một lát rồi gật đầu. Từ đó, cha mẹ rất ít to tiếng với nhau và họ quyết định cho Heinrich đến trường. Quả đúng như mong muốn của mẹ ông, Heinrich học rất giỏi và chuyên tâm nghiên cứu khoa học.
Năm 1927, ông được trao giải Nobel vì đóng góp của ông, phát hiện ra axit mật và kết cấu hóa học của nó.