W
alther Hermann Nernst là nhà hóa lý người Đức, sinh năm 1864 tại Briessen (Ba Lan). Từ năm 1883 - 1887 ông học tại các Đại học Tổng hợp Zurich, Berlin, Graz và Wurzburg. Từ năm 1887, ông làm trợ lý cho Ostwald ở Đại học Tổng hợp Leipzig. Từ năm 1890 -1905 ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Gottingen (từ năm 1891 với cương vị giáo sư). Từ năm 1905 ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Berlin và viện Hóa học (1905-1922) và là giám đốc Viện Vật lý thực nghiệm (1924- 1933) trong Đại học Tổng hợp Berlin.
Nernst nghiên cứu lý thuyết dung dịch, động hóa học. Năm 1888, ông nghiên cứu lý thuyết khuếch tán, xác định sự phụ thuộc định lượng giữa tốc độ khuếch tán của các chất hòa tan, độ dẫn điện với áp suất thẩm thấu. Nghiên cứu này đặt nền tảng cho thuyết pin điện do ông đề xuất năm 1889. Năm 1894, ông xác định sự phụ thuộc của phân ly điện ly vào độ thẩm thấu điện môi của dung môi, xác định sự biến dạng của chất điện môi trong trường điện. Ông thiết kế và chế tạo (1897) đèn điện có dây đất (đèn Nernst).
Công trình lớn nhất của Nernst là “nguyên lý thứ ba của nhiệt động học” (1905), và các công trình trong lĩnh vực nhiệt độ thấp. Những năm 1909 - 1912, ông tiến hành nghiên cứu ở nhiệt độ thấp, chế tạo nhiệt lượng kế chân không, thực hiện việc đo nhiệt dung và phát triển lý thuyết nhiệt dung. Năm 1907, ông tổng hợp amoniac dưới áp suất cao trên chất xúc tác mangan. Sau đó, ông phát triển lý thuyết khuếch tán động học của các quá trình hóa học dị thể ở bề mặt các pha, đưa ra phương pháp xác định độ thẩm thấu điện môi của vật dẫn.
Nernst được giải Nobel năm 1920. Ông mất năm 1941.