H
eron là nhà toán học và vật lý vùng Alexandria, không biết ngày sinh và ngày mất. Các công trình của ông về các chủ đề về toán học và vật lý học rất phong phú về nội dung cũng như nhiều về số lượng tới mức mà người ta thường xem ông là một tác gia bách khoa trong lĩnh vực này. Có những lý do giả định rằng ông là một người Ai Cập được huấn luyện theo kiểu Hy Lạp. Trong mọi luận văn của ông thường nhắm đến tính hữu dụng thực tiễn hơn là tính hoàn chỉnh về lý thuyết, điều đó cho thấy có sự pha trộn giữa Hy Lạp và phương Đông. Ông quan tâm đến việc xây dựng một nền móng khoa học cho kỹ thuật và cho trắc địa.
Các công trình của Héron có thể chia thành hai lớp: hình học (công trình Metrica) và cơ học. Các công trình về hình học nói đến các vấn đề đo lường còn các công trình về cơ học thì mô tả các thiết bị cơ học rất khéo léo (công trình Pneumatica, Dioptra và Catotrica). Công trình quan trọng nhất của Heron là “Metrica” về hình học gồm ba quyển, được tìm thấy ở Constantinple bởi R. Schone vào năm 1896.
Quyển I nói về việc đo diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, các tứ giác đặc biệt khác nhau, các đa giác đều, vòng tròn và các cung tròn, ellip, diện tích các hình trụ, hình nón, hình cầu và đới cầu. Trong tác phẩm này, Heron đã rút ra được một công thức nổi tiếng để tính diện tích một tam giác theo ba cạnh S=trong đó p=(a+b+c)/2. Heron còn đưa ra cách tính xấp xỉ về căn bậc hai của một số nguyên không chính phương.
Quyển II của Metrica nói về cách tính thể tích các hình nón, trụ, hình hộp, hình lăng trụ, hình chóp, hình nón cụt, hình cầu, các đới cầu...
Quyển III nói về cách chia một số diện tích và thể tích các thành phần theo các tỉ số cho trước. Heron đã đưa ra một công thức sau này mang tên ông.
Công thức này và cách chứng minh có thể tìm thấy trong cuốn sách của ông, Metrica, được viết vào khoảng năm 60 sau Công nguyên. Có lẽ Archimedes đã biết công thức này, bởi vì Metrica là tuyển tập các kiến thức toán học có sẵn ở thế giới cổ đại. Vì thế, cuốn sách này có lẽ là nguồn tham khảo của thời kỳ trước.
Một công thức tương đương với Heron có nội dung được phát hiện bởi người Trung Quốc độc lập với người Hy Lạp. Nó được xuất bản trong cuốn sách “Sổ thư cửu chương”, được viết bởi Tần Cửu Thiều và xuất bản vào năm 1247 sau Công nguyên.