A
lbertus Magnus sinh vào khoảng năm 1193 hoặc 1206, mất ngày 15 tháng 11 năm 1280. Ông còn được gọi là Albertus vĩ đại hay có lúc là Albert vùng Cologne. Ông là một thầy dòng Dominic và một giám mục nổi tiếng về các kiến thức toàn diện, một người biện hộ cho sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo. Ông được coi là nhà triết học và thần học người Đức vĩ đại nhất thời Trung cổ, là người đầu tiên trong số các học giả thời Trung cổ áp dụng triết học của Aristotles cho tư tưởng Kitô giáo. Giáo hội Công giáo La Mã đã tôn vinh ông là một trong 33 tiến sĩ hội thánh.
Albertus chủ yếu học ở Padua, được tiếp thu kiến thức từ các tác phẩm của Aristotles. Thời gian sau, Rudonf người Novamagia đã giới thiệu ông đến với Virgin Mary, người này đã thuyết phục ông tham gia vào hội thánh. Năm 1223 (hoặc 1221) ông trở thành một thành viên của dòng tu Dominic, bất chấp mong muốn của gia đình, ông nghiên cứu thần học tại Bologna và các nơi khác. Ông đã được tuyển chọn vào vị trí giảng dạy tại Cologne - Đức.
Ông dạy nhiều năm ở đó và một số nơi khác như Regensburg, Freiburg, Strasbourg, Hildesheim. Năm 1245, ông đến Paris, nhận bằng tiến sĩ và giảng dạy một thời gian với tư cách là một nhà thần học nổi tiếng và đạt được thành công lớn. Thời gian này Thomas Aquinas bắt đầu học theo Albertus.
Năm 1254, Albertus đã lập nên một giáo khu của dòng tu Dominic, hoàn thành thánh chức khó khăn một cách hiệu quả. Trong nhiệm kỳ của mình, ông công khai bảo vệ các tu sĩ của dòng tu này chống lại cuộc tấn công của các giảng viên thế tục trong các khoa khác của Đại học Paris, ông đã viết bài nhận xét về St John, và những gì mà ông cảm nhận về nhà triết học Ả Rập Averroes.
Năm 1260, giáo hoàng Alexander IV đã phong ông làm giám mục vùng Regensburg, nhưng ông đã từ bỏ sau đó ba năm. Trong thời gian đảm nhận chức vụ này, ông nổi tiếng về sự khiêm nhường do từ chối đi xe ngựa, phương tiện mà ông được hưởng và đi bộ trên toàn giáo phận lớn của ông. Điều này khiến ông được các giáo dân đặt cho một cái tên trìu mến là “giám mục giày ống”. Sau khi từ chức giám mục, ông đã dành phần đời còn lại của mình đi thăm các giáo phận dưới quyền của mình trước đây nhưng vẫn thường thuyết giảng khắp miền Nam nước Đức. Năm 1270, ông đã thuyết giảng về cuộc Thập tự chinh thứ tám tại Áo. Năm 1278, sức khỏe của ông suy giảm, ông qua đời vào ngày 15 tháng 11 năm 1280, tại Cologne, Đức. Lăng của ông đặt trong hầm mộ của dòng tu Dominic, nhà thờ St Andreas, di hài đặt tại nhà thờ Cologne.
Albertus được tuyên phước năm 1622. Ông được giáo hoàng Pius XI phong thánh và thừa nhận là một Tiến sĩ Hội thánh năm 1931.
Năm 1899, người ta đã sưu tầm được 38 tác phẩm của ông. Các tác phẩm này trình bày các kiến thức bách khoa của ông về các chủ đề như logic học, thần học, thực vật học, địa lý, thiên văn học, chiêm tinh, khoáng vật, hóa học, động vật học, sinh lý học, nhân tướng học và nhiều vấn đề khác; tất cả đều là kết quả của các suy luận logic và quan sát của ông. Có lẽ ông là tác giả được đọc nhiều nhất trong thời Trung cổ. Ông tiếp nhận, giải nghĩa và hệ thống hóa toàn bộ công trình của Aristotles, lượm lặt từ các bản dịch tiếng La-tinh và ghi chú của nhà bình luận Ả Rập, theo tư tưởng của giáo hội. Hầu hết các kiến thức cơ bản nhất của Aristotles đã được ông gìn giữ và giới thiệu.
Tuy nhiên, tác phẩm của ông nghiêng về triết học nhiều hơn so với thần học. Các tác phẩm triết học, gồm 6 tác phẩm đầu tiên và một tác phẩm cuối cùng trong số 21 tập, nói chung được phân chia theo sự sắp xếp các ngành khoa học của Aristotles, bổ sung thêm các cuộc tranh luận theo các chủ đề đương đại, và sự phân kỳ theo ý kiến của các học giả.
Công trình thần học chính của ông gồm 3 tập bình luận về cuốn sách tri giác của Peter Lombard.
Các kiến thức về khoa học vật lý của ông rất đáng giá và khá chính xác trong thời đại ông. Trong mọi lĩnh vực, kỹ nghệ đó rất đáng chú ý, mặc dù chúng ta vẫn tìm thấy trong hệ thống của ông nhiều điều bất hợp lý do xuất phát từ đặc trưng của triết học kinh viện. Các nghiên cứu của ông về Aristotles đã tạo nền tảng quan trọng về tư duy hệ thống và diễn giải. Di sản kinh điển của ông cho thấy những người cùng thời đã tôn vinh danh hiệu tiến sĩ của ông. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, phần lớn kiến thức của ông ít được tiếp nhận, nó còn được xem là tác phẩm của Platon và Speusipus.
Nhiều thế kỷ sau khi ông qua đời, trong các câu chuyện kể về ông, ông chỉ được miêu tả như một nhà giả kim và người làm ma thuật. Nói về thuật giả kim và hóa học, ông đã viết nhiều cuốn như: “Thuật giả kim”, “Kim loại và vật liệu”, “Bí mật của hóa học”, “Nguồn gốc của kim loại”, “Nguồn gốc của các hợp chất”, và một cuốn sách hướng dẫn tập hợp các quan sát về viên đá thần bí và các thuật giả kim khác. Ông đã khám phá ra các thành tố của asen và làm các thí nghiệm với các hóa chất như nitrat bạc. Ông tin rằng có loại đá có đặc tính thần kỳ. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy các thí nghiệm của ông thành công.
Theo truyền thuyết, Albertus Magnus được cho là đã phát hiện ra viên đá triết học và truyền lại cho người học trò Thomas Aquinas không lâu trước khi ông qua đời.