TRỞ THÀNH NHÀ THÔI MIÊN
Hôm nay các lớp khối Kinh tế ở trường Minh sẽ tham gia một buổi ngoại khóa. Các thầy cô giáo nói rằng buổi này là để giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng mềm cho môn Đàm phán. Buổi ngoại khóa diễn ra từ sáng đến chiều, tại một ngọn núi không xa Hà Nội lắm.
Sáu rưỡi sáng, cả khối tập trung ở chân núi. Cô giáo bộ môn nói:
- Chào các em, trong quá trình đàm phán, đôi khi các em sẽ gặp phải những tình huống rất khó khăn. Lúc ấy nếu không xử lí khéo, các em sẽ không thể tiến cũng không thể lùi. Các em hiểu không?
Cả khối đồng thanh hô: “KHÔNG Ạ!”
- OK, tốt lắm (!?). Có một cách giống như phao cứu sinh của các em lúc đó, ấy là “kích động” đối phương để đạt được mục đích. Các em đã bao giờ cố tình kích động một ai chưa?
- Chưa ạ!
Cả khối lại đồng thanh hô lên.
- Thực ra chuyện này ai cũng từng trải qua. Nhưng hành động kích động đối phương nếu không được thực hiện chuyên nghiệp, sẽ khiến cho tất cả mọi người khó chịu. Bởi vì, sự kích động thường đến từ sự tiêu cực và ham muốn một điều gì đó.
- Vậy tại sao chúng ta lại phải học kích động ạ?
Cô giáo nói tiếp:
- Các em đang cầm trong tay tài liệu về cách kích động đối phương. Cố gắng đọc trong một tiếng nghỉ giải lao, rồi gặp lại cô ở khu sườn núi.
- Vâng ạ.
Nội dung của cuốn tài liệu ấy thế này:
“Chào các em!
Làm sao khiến một người làm điều mà họ không muốn?
Chủ đề này rất hấp dẫn. Có điều, đừng nghĩ các em không phải trả giá cho việc ấy. Các em sai khiến người ta được một việc, thì sớm hay muộn, các em cũng phải chịu điều tương tự. Đó là quy luật của cuộc đời. Không ai cho không ai cái gì, cuộc đời không có gì miễn phí. Các em được gì, các em sẽ phải trả giá vì điều đó.
Các em biết không, việc sai khiến lợi dụng khía cạnh cảm tính của con người. Cảm tính là thế nào? Con người là một chỉnh thể tương tác của ba phần Thân thể, Tâm lí, Lí trí. Một hành động của ta (kể cả nghĩ cũng là hành động) được tạo thành do sự tương tác của ba phần: Thân thể muốn hành động thế, Tâm cảm - thấy hành động như thế rất thuận, Lí trí cho rằng hành động như vậy không sai (các em nhớ hai phần Tâm cảm và Lí trí là khác nhau,người phê duyệt là Lí trí, người còn lại đóng vai trò giống như người đề xuất). Chính vì sự tương tác này mà cảm tính xuất hiện. Cảm tính tức là hành động chưa được cân nhắc kĩ lưỡng, đơn giản là Thân thể muốn gì thì thỏa mãn theo thế, Tâm cũng cảm thấy muốn làm thế. Cảm tính, nghĩa là con người hành động theo hoàn cảnh xô đẩy mà không có một tư duy phân định đúng – sai.
Chẳng hạn, các em thấy một cái bánh trông rất ngon mắt, Thân các em lập tức thấy rạo rực. Nó bảo: “Cầm nó, ăn nó đi.” Tâm các em bảo: “Món này ngon lắm, thơm cực, ăn mau.” Vì Lí trí không kiểm soát, nó chỉ phê duyệt đại khái cho qua, nó không có tiêu chí gì cả, nó thấy hai “thằng” Tâm lí và Thân kia phiền quá, nó kí duyệt: “Ăn thì ăn”, vậy là các em cầm lấy ăn. Đấy chính là một hành động cảm tính.
Vì sự cảm tính này, nên con người rất khổ sở, nó bị xô về phía mà hoàn cảnh muốn nó thuộc về (có khi nào các em thèm ăn đồ ngọt, nhìn cái bánh mà quyết định không ăn không?). Lợi dụng sự cảm tính này, chúng ta có thể tạo ra các hoàn cảnh xô đẩy, “ép” người khác hành động theo ý ta. Mục đích của việc này là gì? Nếu các em đang nghĩ là: “Tôi thích thú khi khiến người khác làm việc theo ý mình” thì đây chính là một tư duy cảm tính. (Các em làm nó chỉ vì thích.) Các em nhớ “Không ai cho không ai cái gì” chứ? Nếu nói, các em sẽ phải trả giá khi chi phối người khác để thỏa mãn cái thích thú trong mình, thì các em có muốn làm nữa không?
Ý là, đừng dùng nó để thỏa mãn mình. Nhưng ngược lại, nếu các em có thể làm nó một cách lí trí, tức là biết rõ mình làm việc này để làm gì, thì nó sẽ có lợi cho hoạt động đàm phán của chúng ta.
Thực ra trong cuộc sống, các em rất hay gặp những tình huống cần đến thuật kích động. Các em sẽ thấy đôi khi mình rơi vào hoàn cảnh thế này: Thấy một người không tốt, nhưng khuyên thì không nghe, bảo sửa nhất định không chịu sửa. Vậy sẽ phải có kế sách để đẩy người ta đi, tạo ra hoàn cảnh làm người ta buộc phải thay đổi. Chính cái sai của họ sẽ dạy cho họ biết phải làm đúng. Đó là một kế sách tuyệt vời.
Tuyệt vời ở chỗ nào? Nếu các em thuyết phục người ta bằng lời, thì người ta chỉ hiểu qua loa mà không thật sự biết. Biết là thế nào? Là hiểu. Là thấm nhập. Là thật sự từ đấy suy nghĩ sâu hơn. Thế thì các em đoán ra rồi chứ, nếu là tự họ trải qua, tự họ nhận ra, tự họ thay đổi, thì đó là hiểu-biết. Cái hiểu biết này thay đổi đời sống họ, giúp họ sống với sự hiểu biết đấy. Ta thường gọi đó là kinh nghiệm (sự trải qua).
Vậy tạo ra hoàn cảnh kích động người khác thế nào? Chúng ta cùng học tiếp nhé!”
Phần lớn sinh viên đọc xong “thư” của cô giáo đều lăn ra ngủ (bởi giờ giải lao vẫn còn dài). Nhóm đàm phán của Minh thì không thế. Họ rất háo hức.
Nhờ khoảng thời gian ngắn ngủi thoát khỏi sức hút từ đồ điện tử, hay từ những thú vui vô bổ của quần áo, son phấn, cả nhóm cảm thấy sức mạnh của một cái gì đấy vô cùng khó gọi tên (là “sức sống” chăng?).
TRỞ THÀNH NHÀ THÔI MIÊN
Một tiếng trôi qua, cô giáo tập hợp các sinh viên lại. Nhân nói về “tập hợp”, bạn cần lưu ý một điều nhỏ ở đây.
Chúng ta đã có cách sử dụng lời khen để đối xử với những người cứng đầu. Nhưng nếu một nhóm có toàn những người cứng đầu tụ hợp với nhau thì sao? Những người cứng đầu mà tụ hợp với nhau, thì thường là họ có chung một mục tiêu (mục tiêu tốt hay xấu thì chưa bàn), có thể gọi đó là một thứ lí tưởng chung. Họ biết cách hỗ trợ nhau và biết cách bảo vệ lí tưởng đó rất chặt chẽ. Nếu muốn tách họ ra thì rất khó.
Chẳng hạn, một công ty có nhóm người làm quản trị. Họ có thể là bạn bè thân, có thể là người cùng một gia đình, và họ đều hướng đến việc xây dựng và phát triển công ty. Nhưng nếu ta muốn phá đám họ thì sao?
Nếu họ đang cùng phát triển một thứ không hợp đạo lí, ta muốn phá vỡ, thay đổi tư tưởng họ, thì phải làm thế nào?
Thật ra phép thôi miên có nhiều mức, nó không quá xa vời như là bạn biết đến qua màn hình ti vi. Nó diễn ra xung quanh bạn, thường xuyên đến nỗi chính bạn cũng bị thôi miên mà không nhận ra (Nếu bạn đã nhận ra thì không phải là thôi miên nữa). Bạn nhớ đến ví dụ về sự thôi đẩy hành động trong bức thư của cô giáo Minh, khi bạn thèm đồ ngọt, bạn nhìn thấy một cái bánh và ăn nó chứ? Thật ra, sự thôi đẩy ấy có lí do. Con người rất khổ sở, luôn bị xô về phía mà hoàn cảnh muốn xô nó về? Đấy chính là một trong các phép thôi miên của đời sống này: Thu hút, dẫn dụ, và kích động người ta, khiến người ta nghĩ rằng họ vẫn đang kiểm soát hành động của bản thân, nhưng không phải như vậy. Và như thế, ta đang sống trong một phép thôi miên cực lớn. Có điều, ở đây, chúng ta sẽ học cách sử dụng phép thôi miên ấy để dẫn dắt tâm trí họ. Có một số trường hợp đặc biệt bạn phải dùng đến cách này, chẳng hạn muốn giúp họ, hay là bảo vệ chính mình.
ĐƯA KINH TẾ HỌC VÀO CHIA RẼ
Chúng ta sẽ không cần nhiều tiền nếu chỉ có một mình, thậm chí là không cần tiền một-chút-nào. Việc cần tiền ấy thể hiện mối quan hệ của ta với người khác. Khi đó, ta không một mình. Ta đang trong các mối nối với rất nhiều người khác.
Một điều rất nghịch lí là, tiền có thể trở thành thước đo đánh giá một người. Anh ta có được tôn trọng hay không, có đáng được kết giao hay không, là phụ thuộc vào việc anh ta có vị trí nào trong xã hội, anh ta có bao nhiêu tiền. Quan trọng hơn là, anh ta có thể thể hiện sự “có tiền” này đến đâu.
Điều căn bản của kinh tế chính là dòng tiền, nói đúng hơn là dòng chảy của vật chất. Với một con người bình thường, dòng đời hòa lẫn dòng chảy vật chất. Kinh tế có thể là thứ thôi miên họ dễ dàng nhất. Nhân tiện để bạn biết, còn hai thứ thôi miên người ta dễ dàng nữa. Đầu tiên là chính trị, thể hiện ở khả năng kiểm soát một ai đấy, như chính trị trong gia đình là khả năng kiểm soát thành viên bằng các tiêu chuẩn gia đình. Thứ còn lại là không gian ảo, đỉnh cao nhất của không gian này là mạng Internet. Nhưng đó chưa phải là điều ta cần bàn sâu ở đây. Hãy quay lại với thế giới kinh tế ta đang nói dở. Nghĩ một cách rất “đen tối”, ta có thể thôi miên người khác như thế này: Đưa ra một vật chất, món lợi, khiến tâm trí họ hướng về phía đấy, lợi dụng điểm này để lí tưởng hiện tại của họ bị lung lay.
Nhóm Minh có ba người bạn rất chống đối cô giáo, ba người này lại chơi thân với nhau. Và vì có một “kẻ thù” để hướng đến, nên sự gắn kết giữa họ rất lớn. Thường là thế, khi một nhóm người có điều gì đấy tiêu cực để hướng đến, đấy là lúc sức mạnh của chúng hiện lên rõ nhất. Không phải điều tốt, không phải cử chỉ cao đẹp nào, chính là sự tiêu cực.
Với Minh thì khổ rồi, một nhóm có 10 người, trừ Minh là tổ trưởng ra thì có 9 thành viên. Và có 3/9 thành viên hợp nhau lại chống đối Minh. Bạn đã trải qua cảm giác này chưa? Khi những người gần mình (gần về mặt địa lí nhé) chống đối, bài xích, coi thường mình, cảm giác ấy thế nào? Rất rất khó chịu, vô cùng đau khổ. Trong lòng người ấy sẽ cảm thấy rất suy sụp. Vì bản chất con người ta cần cộng đồng, sự hợp tác. Khi ai đó bài trừ bạn khỏi cộng đồng đó, bạn sẽ lạc lõng biết bao nhiêu. Và đó là “khổ”. Vượt qua cái đau khổ đó, con người ta sẽ trưởng thành hơn nhiều.
Minh bèn kể với Trang, Trang nói:
- Có một chiêu này.
- Ừ?
- Nhưng cậu phải cân nhắc trước khi dùng.
- Được. Như thế nào?
- Phải đưa vào đó một thứ...
Bạn biết đấy, con người thường hành động theo cảm tính. Một đặc tính của cảm tính đó là liên quan đến Danh dự, Lợi ích, Tình cảm – gọi chung là Danh Lợi Tình. Thứ gì cho nó danh dự, lợi ích, tình cảm thì cảm tính hướng về cái đó.
Ba đầu mút Danh dự, Lợi ích, Tình cảm bổ sung cho nhau, nhưng lại khắc nhau. Bổ sung cho nhau bởi chúng là ba đứa con cùng mẹ. Mỗi con người chắc chắn đều rơi vào ít nhất một trong ba điều này. Lúc thì rơi vào Danh dự, lúc thì rơi vào Lợi ích, lúc thì rơi vào Tình cảm. Rơi vào đâu, thì cũng là con người đang quay cuồng trong vòng xoáy của đời đấy thôi.
Nhưng chúng cũng khắc nhau, bởi vì người tham lợi ít khi tham tình cảm, ít nhất là ở giai đoạn họ tham lợi. Người xưa thường nói, vì lợi mà bất kể thân tình là có ý đó. Người ta có thể vừa tham lợi ích, vừa tham danh, nhưng đã tham lợi thì người ta không tham tình cảm. Nếu có tỏ ra tham tình thì cái tham tình cũng chỉ là giả.
Người tham danh tiếng thì cái tình và cái lợi ích chỉ là phương tiện để phục vụ cho mục đích có danh. Họ không tham nó thật, theo nghĩa là họ không thật sự cần nó. Họ chỉ cần danh, chỉ cần thỏa mãn mình, chỉ cần sự tôn trọng từ người khác, chỉ cần những cảm giác thỏa mãn về danh mà một món lợi mang lại (Vậy cũng nói, kẻ thật sự tham danh thì có tiền không biết để làm gì. Còn kẻ tham lợi, có tiền sẽ biết đầu tư, sẽ có kế hoạch cho món tiền đó). Tóm lại là vậy: cái lợi là khắc tinh của sự đoàn kết.
Thật khó cho Minh, vì bọn họ ghét Minh, nên Minh rất khó tiếp cận. Minh đành thực hiện kế “Chia để trị”. Ba người này lần lượt tên là: Nam, Quốc, Phong.
Minh rình lúc Nam ở một mình, chạy ra thủ thỉ:
- Tớ nghe Phong kể, Nam học giỏi Toán lắm đúng không?
Minh đang dùng cách khen ngợi để rút ngắn khoảng cách.
- Tớ giỏi thì liên quan gì đến cậu?
Điểm yếu của người kiêu ngạo là rất dễ bị thôi miên. Minh không biết Quốc có giỏi và thông minh hơn Nam thật không, nhưng chỉ cần nói thế thì kẻ kiêu ngạo như Nam kia sẽ lung lay. Người kiêu ngạo thích so sánh mọi thứ, nhưng không thích bị so sánh với người khác, nhất là lại so sánh kiểu “dìm hàng” như vậy.
Dù gì, Minh cũng đã gieo một hạt nghi ngờ vào Nam. Chỉ cần phá vỡ được một điểm nhỏ này, nhóm cũng đủ rạn nứt. Khi nỗi nghi ngờ xuất hiện, sự đoàn kết ấy đã bị phá rồi. Dù họ cùng bàn về việc Minh không hợp để làm tổ trưởng nữa hay không, thì ít nhất một trong số họ sẽ không còn hứng thú nữa. Dần dần cả đám đi đến sự rạn nứt không thể tránh.
MUỐN THÔI MIÊN,
PHẢI HIỂU ĐỐI TƯỢNG.
Minh bảo Trang:
- Kế sách thôi miên của cậu có tác dụng đấy.
- Đúng rồi, nó lợi dụng đặc tính của lí trí con người đó. Thích được ca ngợi, nhưng không thích bị đem ra so sánh với người khác.
- Đúng là đáng sợ thật. Nếu có ai thôi miên tớ thì tớ không biết làm thế nào.
- Muốn thoát khỏi thôi miên, cậu phải nhìn ra những trò thôi miên ấy. Dù đấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời và có giới hạn, thế nào thì cậu cũng bị ảnh hưởng thôi. Có điều, lí trí của cậu chống lại năng lượng thôi miên ấy đến đâu, cậu sẽ hạn chế được sức ảnh hưởng của nó đến đấy.
- Vậy phải kiên trì và tỉnh táo lắm nhỉ!
- Đúng rồi, sẽ khá là mệt mỏi đấy. Cậu thôi miên bạn ấy thế nào?
- Tớ bảo có người nhận xét rằng một bạn khác trong nhóm học giỏi hơn cậu ta. Vì tớ thấy cậu ta rất kiêu ngạo, nên cho rằng đánh vào điểm đó là được.
- Có chứ. Còn hai loại người nữa, một là loại người tham lợi, hai là loại người tham tình. Ban đầu tớ nói là cậu đưa cái lợi vào, chẳng hạn nói: “Tớ đang cần một người làm nhóm phó, nếu làm được sẽ phát huy rất nhiều khả năng. Nhưng chỉ được chọn một trong ba người các cậu. Các cậu chọn một người đi.” Nói kiểu đấy, thì họ sẽ âm thầm tranh đấu với nhau mà rạn nứt. Nhưng đấy là với những người tham lợi, người tham lợi thích một cái gì đấy đem lại lợi ích. Lợi ích không chỉ là tiền bạc. Nó là thứ gì đó thỏa mãn cảm xúc, mong cầu của người ta. Trong khi người tham danh thì mới cần tiền (Tiền là cái vỏ ngoài, là cái “danh” của lợi ích. Họ tham danh nên chỉ cần cái vỏ, họ không cần biết đến lợi ích khác). Chẳng hạn, “Em tớ đang cần một gia sư toán. Em tớ mới học lớp 6, nên gia sư không cần là giáo viên giỏi, chỉ cần sinh viên, mà lương được trả khá cao. Tớ cần một người giỏi nhất.” Họ chưa cần biết mình đủ tiêu chuẩn không, chỉ cần có danh, có tiền là họ thích rồi.
- Còn người tham tình?
- Người tham tình thì dễ bị kích động lắm. Tình cảm luôn là thứ khiến họ lung lay, bởi vì họ là người lưu giữ tổn thương, họ sống với tổn thương. Động một tí là họ tổn thương ngay, cái tổn thương đấy cứ lưu lại mãi, sớm muộn gì cũng khiến họ chia rẽ. Loại người tham tình, thực ra lại không thực sự gắn kết với người khác đâu.
- Thật á?
- Ừ. Bởi vì cái tham tình đấy rất cá nhân, rất ích kỉ. Họ gắn với người khác là vì họ tham tình, chứ không phải vì một lí tưởng vững mạnh nào. Thế nên đánh vào những người tham tình và cảm tính là dễ nhất. Còn người nào biết mình là ai, biết mình làm gì, có kỉ luật, có lí lẽ như người tham lợi thì khó “lừa” hơn.
- Vậy với người tham tình thì làm thế nào?
- Với họ, có một cách là cậu chia sẻ tâm tình được với họ thì họ sẽ lập tức theo cậu. Cậu thay thế được hình ảnh người khác trong họ rồi, thì họ cũng chẳng cần đến người khác nữa.
- “Có một cách” tức là còn cách khác nữa đúng không?
- Ừm, người tham tình hay đa nghi. Cậu gieo vào họ một cảm giác về sự không chân tình của người khác, họ sẽ nghi ngờ ngay. Tình cảm sẽ rạn nứt không thể cứu vãn.
- Ồ.
Minh ngẫm một hồi rồi lại thắc mắc:
- Ơ, vậy làm sao nhận ra là ai tham gì?
- Đúng rồi, cậu phải nhớ là tính cách của con người nói chung là không cố định. Theo thời gian, họ có thể thay đổi tình trạng “tham” của mình, từ danh dự sang lợi ích hay tình cảm. Vì thế phải có cách quan sát và nhận diện, xem họ đang ở quá trình nào, và gốc của họ là loại người gì.
- Nói cho tớ cách đi?
- Có rất nhiều cách. Một cách dễ áp dụng nhất là nghe lời người đấy nói.
- Nghe thế nào?
- Lời người tham danh có nhiều danh từ, hoặc các động từ, tính từ xếp theo chuỗi, được sử dụng để miêu tả một sự việc, sự vật. Họ thường chú trọng đến cách thức một việc được diễn ra, trình tự của nó.
- OK.
- Người tham lợi thường sử dụng động từ, chú trọng vào hành động. Họ có thể miêu tả cái gì đấy, nhưng nó là hành động, là các bước để làm, mấu chốt là làm để được gì.
- Còn người tham tình sử dụng tính từ à?
- Chuẩn. Người tham tình dễ nhận ra nhất. Họ hay sử dụng tính từ, chú trọng vào những cảm nhận của bản thân về một điều gì đang diễn ra, hay một sự vật nào đấy trước mặt họ. Họ chú trọng vào quá khứ, và vì bị ám ảnh bởi tổn thương nên họ thường nhắc đến tổn thương.
- Được rồi, ghi nhớ ba loại người, cần thực hành nhiều đây. Vậy tớ là loại gì?
- Loại người động từ, tham lợi, chú trọng vào hành động.
- Ừ...
THÔI MIÊN THẾ NÀO?
- Ơ, khoan đã...
- Sao thế?
- Cậu chưa dạy tớ cách thôi miên thế nào?
- Ừ nhỉ. Đơn giản lắm!
- Dạy đi.
- Người động từ có nỗi ám ảnh về tương lai. Nếu cậu nói với họ về kết quả của tất cả những gì họ làm trong tương lai, rằng nó không đi đến đâu cả, thì điều đó chắc chắn là bi kịch đối với họ.
- Thế thì mình cũng phải biết kết quả của nó à?
- Ừ.
“BẠN KHÔNG LÀM ĐƯỢC ĐÂU” – KÍCH ĐỘNG TÂM HIẾU THẮNG ĐỂ HỌ LÀM VIỆC
Lớp Minh tham gia hoạt động ngoại khóa ở Ba Vì. Cả lớp phải dựng lều trại, nhưng không bạn nam nào sẵn sàng. Ai cũng nói: “Tớ không biết” nhưng trại vẫn cần dựng, không thể đùn đẩy. Minh phải làm sao để thúc các bạn làm? Đầu tiên là: Cần hiểu người mà ta sẽ giao việc.
Chúng ta rất hay gặp loại người thế này: Khi phải hành động thì chần chừ, nghĩ rất nhiều nhưng không làm. Kết quả là họ thất vọng về mình, rồi than vãn rằng bản thân vô dụng.
Nếu để nguyên như vậy, thì họ đúng là vô dụng! Vì thế, nên có một cách khiến họ làm, đó là kích động họ. Họ đang than mình vô dụng phải không? Vậy hãy đồng tình với họ (Nếu than vãn mà không tự nhận bản thân vô dụng thì bạn vẫn có thể dùng cách này). Hãy nói với họ:
“Cậu không làm được đâu, tốt nhất là đừng làm nữa!” bằng một thái độ vừa kích động, vừa lạnh lùng hờ hững, như thể vừa thất vọng, vừa coi thường.
Lúc đó có hai trường hợp xảy ra, tương ứng với ba loại người: người danh từ, động từ, và tính từ:
Vậy là Minh áp dụng chiêu này với các bạn. Minh bảo Nam và Duy – hai bạn được phân công dựng trại thế này:
- Việc dựng trại khá khó, cần người có tư duy và sức khỏe tốt mới làm nổi. Thế nên, ai không làm được thì cứ bảo tớ. Tớ sẽ đi nhờ các bạn nam lớp khác dựng cho lớp mình!
Nghe thấy thế, cả Nam và Duy cùng giơ tay ngăn lại:
Bạn thấy rồi chứ, đâu phải Nam và Duy không làm được, chỉ vì hai bạn ấy lười thôi! Thật may họ không phải dạng người tính từ, dễ suy sụp khi bị nhắc nhở. Nếu không thì nguy to! Cuối cùng, họ đều hăng hái đi dựng trại.
Vậy đấy, chỉ cần biết cách kích động phần hiếu thắng ở mỗi người, chúng ta có thể làm họ trở thành người đắc lực hơn, giúp họ vượt qua ngưỡng lười biếng của mình.
NHỜ NGHĨ CHO ĐỐI PHƯƠNG MÀ KÍCH ĐỘNG ĐƯỢC ĐỐI PHƯƠNG
Có những người quả là cứng đầu. Đôi khi sự cứng đầu đến từ việc họ sẵn sàng bảo vệ lí trí của họ, bảo vệ những lí lẽ mà họ coi là đúng đắn. Nhưng người đối diện với kẻ cứng đầu kia sẽ cảm thấy bất lực, như đập đầu vào đá. Muốn khuyên họ làm điều gì thì phải nghĩ. Nếu bạn tỏ ra áp đặt, người khéo léo sẽ tìm cách né tránh, người bộc trực sẽ tìm cách chống trả. Bởi vì kẻ cứng đầu ghét nhất là bị áp đặt. Nhưng không phải là hết cách. Nếu họ “cương”, thì ta phải “nhu”, đó là nguyên tắc của phối hợp, tương tác.
Hãy đứng từ phía họ mà nhìn, xem xem điều đấy có lợi cho họ như thế nào, tốt cho họ ở điểm gì, từ đó thuyết phục họ. Chẳng hạn, bạn nhớ lần bố mẹ Minh cãi nhau chứ? Lần đó Minh nhờ bác Lan can thiệp và cách này có hiệu quả.
Khi bố mẹ cãi nhau, con cái đóng vai trò nào ngoài việc ngồi nghe? Đóng vai người khuyên bảo ư? Nếu bạn làm thế, bố mẹ dù đang cãi nhau cũng sẽ cùng thốt lên: “Mày tuổi gì mà khuyên?” cho mà xem. Đúng là không “đủ tuổi”, bởi vì đây là hệ thống cấp bậc trên – dưới được mặc định trong quan niệm về gia đình. Lần trước Minh đã nhờ bác Lan chính vì lí do này. Thế nên, bạn phải khéo!
Lúc này, hãy đứng từ vị trí của họ, khuyên họ sao cho họ thấy được lợi ích. Chẳng hạn, với mẹ Minh, điều có lợi khi dừng cãi nhau với bố Minh là gì, hãy khuyên bằng điều ấy.
Minh nói:
- Mẹ cãi nhau với bố, bố bực lên lại ra quán bia nhà cô Thắm thì sao? Ở đó lần nào bố cũng uống say khướt mới về.
- Ừ... Sợ nhất những lần ông ấy say, lần nào cũng “phun pháo hoa” (ý là nôn đấy!), dọn rõ khổ. Xong mùi bia rượu nồng nặc không chịu được.
- Đấy, mẹ thấy chưa, nhường bố một tí, có phải mẹ đỡ phải vất vả dọn cho bố không?
- Chẹp... cũng có lí.
- Chưa kể, da mặt sẽ không bị nhăn nếu bỏ được thói quen cằn nhằn. Trên báo họ viết thế ạ!
Bạn thấy chứ? Nhờ nghĩ cho mẹ mà Minh đã thuyết phục được mẹ không cãi nhau với bố nữa, đồng thời đảm bảo đúng quy tắc trên-dưới trong gia đình. Thật là vẹn toàn phải không?
Tâm cảm con người luôn yếu đuối và dễ bị tác động. Lợi dụng tâm cảm một người để xoay chuyển tình thế, đạt được mục đích, là kế sách được ưa dùng từ xưa đến nay. Nhưng lợi dụng tâm cảm ấy để phục vụ cho mục đích xấu, ta sẽ biến thành người xấu. Hãy nhớ rằng: