Cách đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất trong đời
“Mỗi sáng khi thức giấc, bạn hãy nghĩ: ‘Hôm nay tôi may mắn được sống, tôi có một sinh mạng quý giá và tôi sẽ không lãng phí nó’.”
- ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Nếu quyển sách này giúp bạn đạt được tự do về tài chính, tôi rất hạnh phúc. Nhưng thành thật mà nói, tôi không tin như thế là đủ. Tại sao? Bởi vì sự giàu có về tiền bạc không đảm bảo bạn là người giàu có đích thực.
Ai cũng có thể kiếm tiền. Như bạn đã biết được từ các chương trước, những công cụ và nguyên tắc bạn cần thật sự khá đơn giản. Ví dụ, nếu bạn khai thác sức mạnh của lãi kép, bám trụ thị trường trong thời gian dài, đa dạng hóa đầu tư một cách khôn ngoan và giữ các khoản phí và thuế của bạn ở mức thấp nhất, khả năng đạt được tự do tài chính hoàn toàn của bạn là rất cao.
Nhưng nếu bạn đạt được tự do tài chính mà vẫn không hạnh phúc thì sao? Nhiều người đã ấp ủ giấc mơ trở thành triệu phú hoặc tỷ phú suốt hàng chục năm, nhưng khi cuối cùng ước mơ đó trở thành sự thật, họ lại ngỡ ngàng: “Có vậy thôi sao? Đây là tất cả sao?”. Và hãy tin tôi, nếu bạn có được những gì bạn muốn mà vẫn thấy mình khổ sở, đó thật sự là một vấn đề lớn!
Khi mơ về sự giàu có, người ta không mơ về việc có hàng đống giấy in hình các vị tổng thống đã khuất. Điều chúng ta thật sự muốn là cảm nhận được những cảm xúc mà chúng ta liên hệ với tiền - ví dụ như cảm giác tự do, an toàn, thoải mái mà ta tin tiền có thể đem lại, hoặc niềm vui đến từ việc chia sẻ sự giàu có của mình với người khác. Nói cách khác, chúng ta đang theo đuổi những cảm xúc mà tiền có thể mang lại, chứ không phải theo đuổi đồng tiền.
Tôi không coi thường tầm quan trọng của tiền bạc. Nếu được sử dụng đúng cách, tiền có thể làm phong phú cuộc sống của bạn và của những người xung quanh. Nhưng sự giàu có đích thực không chỉ dừng lại ở tiền bạc. Sự giàu có đích thực là giàu về cảm xúc, tâm lý và tâm hồn. Nếu bạn có tự do về tài chính nhưng vẫn khốn khổ về mặt cảm xúc, làm sao đó lại là chiến thắng được?
Có thể bạn thấy điều này không phù hợp với một quyển sách nói về tiền bạc và đầu tư! Nhưng tôi sẽ cảm thấy thật thiếu sót vì đã viết cả một quyển sách chỉ cho bạn cách đạt được sự giàu có về mặt tài chính trong khi không chia sẻ với bạn bí quyết đạt được sự giàu có về mặt cảm xúc. May mắn là bạn không cần phải chọn một trong hai! Như bạn sẽ khám phá trong chương này, bạn có thể giàu có về cả tài chính và cảm xúc. Đó mới chính là phần thưởng hậu hĩnh sau cùng!
Theo tôi, chương bạn sắp đọc là phần nội dung quan trọng nhất trong quyển sách này. Tại sao? Bởi vì chính trong chương này, bạn sẽ học được quyết định duy nhất mà bạn có thể đưa ra ngay hôm nay để thay đổi toàn bộ phần đời còn lại của mình. Quyết định này - nếu bạn kiên định với nó - sẽ mang lại cho bạn nhiều niềm vui, sự bình an, sự giàu có đích thực hơn so với những gì đa số mọi người có thể tưởng tượng. Hơn tất cả, bạn không cần phải chờ đợi 10, 20 hay 30 năm nữa. Nếu bạn thực hiện chỉ một quyết định này, bạn có thể giàu có ngay bây giờ!
Sự thật là tôi muốn chia sẻ ý tưởng này với bạn vì nó đã thay đổi cuộc sống của tôi. Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng tham gia cùng tôi, hãy bắt đầu bước cuối cùng trong hành trình của chúng ta!
MỘT CUỘC SỐNG CÓ CHẤT LƯỢNG VƯỢT TRỘI
Suốt cuộc đời mình, tôi luôn tập trung vào việc giúp người khác biến ước mơ của họ thành hiện thực. Tôi đã đi qua hơn một trăm quốc gia và nói chuyện với rất nhiều người từ khắp nơi trên trái đất về những gì họ thật sự muốn. Và bạn biết tôi đã phát hiện được điều gì không? Mỗi nền văn hóa đều có những niềm tin và giá trị khác nhau, nhưng có những nhu cầu và mong muốn cơ bản mà tất cả mọi người đều có như nhau. Điều tôi đã nhận thấy ở bất cứ nơi nào tôi đến là tất cả chúng ta đều khao khát có một chất lượng cuộc sống vượt trội.
Đối với một số người, điều đó có nghĩa là sở hữu một ngôi nhà đẹp có mảnh vườn xinh. Đối với những người khác, đó có nghĩa là nuôi dạy ba đứa trẻ thành người, viết một quyển tiểu thuyết hoặc soạn một bản nhạc hay. Đối với nhiều người khác nữa, đó là xây dựng một đế chế kinh doanh hàng tỷ đô-la, hay được hợp nhất với Thượng đế. Nói cách khác, một cuộc sống có chất lượng vượt trội nghĩa là ở đó, bạn không sống cho ước mơ của người khác, mà là sống một cuộc đời viên mãn theo các định nghĩa của riêng mình.
Nhưng làm thế nào bạn đạt được điều đó? Làm thế nào bạn có thể thu hẹp khoảng cách giữa nơi bạn đứng hôm nay và nơi bạn muốn đến trong tương lai? Câu trả lời là bạn cần phải nắm vững hai kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
KHOA HỌC CỦA SỰ THÀNH CÔNG
Điều đầu tiên bạn cần nắm chính là cái mà tôi gọi là “khoa học của sự thành công”. Trong lĩnh vực nào cũng vậy, có những quy tắc thành công mà bạn có thể phá vỡ (và bạn sẽ bị trừng phạt) hoặc làm theo (bạn sẽ được tưởng thưởng). Ví dụ, chúng ta có khoa học về sức khỏe và thể chất. Về mặt sinh hóa, tất cả chúng ta đều khác nhau, nhưng có những quy tắc căn bản bạn có thể tuân theo nếu muốn phát triển và tận hưởng nguồn năng lượng dồi dào. Nếu vi phạm các quy tắc đó, bạn sẽ phải lãnh hậu quả.
Trong thế giới tài chính cũng vậy. Hãy nghĩ về những gì bạn đã học được trong quyển sách này. Các nhà đầu tư thành công nhất đã để lại các bí quyết cho chúng ta học theo. Bằng cách nghiên cứu các bí quyết này và áp dụng các công cụ, chiến lược cũng như nguyên tắc được họ chia sẻ, bạn đang đẩy nhanh hành trình đến thành công của mình. Chuyện này rất hiển nhiên đúng không? Hãy gieo những hạt giống như những người thành công nhất đã gieo, và bạn sẽ gặt được những phần thưởng lớn. Đó là cách để bạn đạt được thành công về tài chính.
Khi nói đến khoa học về thành tựu, có ba bước then chốt có thể giúp bạn đạt được bất cứ điều gì bạn muốn. Hãy nghĩ về một điều gì đó tuyệt vời, tưởng như không thể, nhưng bạn đã từng đạt được trong đời. Có thể đó là một mối quan hệ, một công việc hoặc công ty bạn hằng mơ ước, hoặc quyền sở hữu một chiếc xe hơi thể thao hai cửa thời thượng. Sau đó, hãy nghĩ về cách ước mơ đó đã biến từ không thể thành có thể như thế nào. Khi đó, bạn sẽ thấy đường đến thành công là một quy trình gồm ba bước cơ bản.
Bước đầu tiên để đạt được bất cứ điều gì bạn muốn là tập trung. Hãy nhớ là bạn tập trung vào đâu thì năng lượng của bạn tuôn chảy vào đó. Khi bạn đặt toàn bộ sự tập trung của mình vào điều gì đó thật sự có ý nghĩa đối với bạn, khi bạn không thể ngừng suy nghĩ về nó mỗi ngày, sự tập trung cao độ này giải phóng một khát khao cháy bỏng, thứ có thể giúp bạn đạt được ngay cả những mục tiêu ngoài tầm với. Đây là những gì xảy ra ở bên trong: một phần trong não bộ của bạn - cụ thể là hệ lưới hoạt hóa - được kích hoạt bởi khát khao của bạn, và cơ chế này khiến bạn chú ý đến bất cứ điều gì có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
Bước thứ hai là không dừng lại ở sự thôi thúc, động cơ và khát vọng mà phải liên tục thực hiện những hành động có sức ảnh hưởng. Rất nhiều người ôm hoài bão lớn nhưng không bao giờ bắt tay vào thực hiện! Để thành công, bạn cần hành động. Nhưng bạn cũng cần phải tìm chiến lược thực thi hiệu quả nhất, có nghĩa là bạn phải sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận cho đến khi bạn tìm thấy cách hoạt động tốt nhất. Bạn có thể tăng tốc quá trình này theo cấp số nhân bằng cách theo dấu những người đã thành công. Đó là lý do chúng tôi tập trung rất sâu vào những bậc thầy tài chính như Warren Buffett, Ray Dalio, Jack Bogle và David Swensen. Bằng cách tập trung tìm hiểu những hình mẫu phù hợp, bạn có thể học trong một tuần tất cả những thứ mà bình thường bạn sẽ phải mất cả chục năm để tiếp thu.
Bước thứ ba để đạt được bất cứ điều gì bạn muốn là hãy biết ơn. Vài người gọi đó là may mắn, người khác thì gọi là ân sủng hay ơn trên. Nhưng hãy để tôi nói bạn biết điều này, dựa trên kinh nghiệm của riêng tôi: bạn càng biết ơn những điều tốt đẹp thì bạn càng nhận được nhiều điều tốt đẹp hơn! Tôi từng rất ngạc nhiên khi thấy lòng biết ơn cuộc sống một cách sâu sắc giúp cuộc đời mình trở nên tốt đẹp hơn như thế nào.
Tất nhiên, bạn cần làm mọi thứ trong khả năng của mình để đạt được mục tiêu, nhưng vẫn có những thứ mà bạn không thể kiểm soát. Ngay cả thực tế là bạn được sinh ra vào thời điểm này trong lịch sử, rằng bạn đã được ban cho một bộ não và một trái tim mà bạn không cần phải bỏ công sức ra tìm kiếm mới có được, và bạn sẽ được hưởng lợi từ sức mạnh tuyệt vời của các công nghệ hiện đại như Internet - không gì trong số này nằm trong tầm kiểm soát của bạn, bạn cũng không tạo ra những món quà này!
Bây giờ bạn đã biết ba bí quyết cơ bản để đạt được thành tựu. Nhưng, cũng quan trọng như việc nắm bắt khoa học của sự thành công, có một kỹ năng khác mà bạn cũng cần phải làm chủ nếu bạn muốn tạo ra một cuộc sống viên mãn. Tôi gọi kỹ năng này là “nghệ thuật sống viên mãn”.
NGHỆ THUẬT SỐNG VIÊN MÃN
Trong nhiều thập niên, tôi đã tập trung vào cách thức để thành công - để học cách làm chủ thế giới bên ngoài và tìm ra cách để giúp người khác vượt qua khó khăn cũng như giải quyết mọi thử thách. Nhưng giờ đây tôi tin bằng cả trái tim và tâm hồn mình rằng nghệ thuật sống viên mãn thậm chí còn là một kỹ năng quan trọng hơn nữa. Tại sao? Bởi vì nếu bạn làm chủ thế giới bên ngoài mà không làm chủ thế giới bên trong chính mình, làm thế nào bạn có niềm vui đích thực và bền vững? Đó là lý do tại sao mục tiêu lớn nhất của tôi ngày hôm nay là sống viên mãn.
Bức tranh 86,9 triệu đô-la
Như tôi đã đề cập trước đó, mỗi chúng ta đều có quan điểm khác nhau về những gì cấu thành chất lượng cuộc sống ưu việt. Nói cách khác, những gì thỏa mãn bạn sẽ khác so với những gì thỏa mãn được tôi hay người khác. Nhu cầu và mong muốn của chúng ta là vô hạn và cực kỳ đa dạng! Một trải nghiệm đã đưa ý tưởng này đến với tôi là một ngày không thể quên mà tôi có với người bạn quý mến của tôi, Steve Wynn.
Vài năm trước, Steve gọi điện cho tôi vào ngày sinh nhật của anh ấy và hỏi tôi đang ở đâu. May mắn thay, cả hai chúng tôi đều đang ở tại khu nhà nghỉ dưỡng của mình tại Sun Valley, Idaho. Thế là Steve mời tôi sang chơi. Anh ấy hào hứng nói: “Khi nào anh tới, tôi sẽ cho anh xem bức tranh này. Tôi muốn có nó cả 10 năm nay rồi và tôi đã trả giá cao hơn tất cả mọi người ở nhà đấu giá Sotheby’s hai ngày trước để mua được nó! Nó khiến tôi tốn 86,9 triệu đô-la đấy!”.
Bạn có thể tưởng tượng tôi bị thu hút như thế nào trước báu vật mà bạn tôi đã mơ ước từ bấy lâu nay? Tôi tưởng tượng về các kiệt tác thời Phục hưng mà bạn có thể chiêm ngưỡng trong các bảo tàng ở Paris hoặc London. Nhưng khi tôi đến nhà Steve, bạn biết tôi nhìn thấy gì không? Một bức tranh lớn, vuông vức, toàn màu cam! Tôi không thể tin vào mắt mình. Tôi nhìn nó và đùa với Steve: “Đưa cho tôi vài hộp sơn, tôi sẽ nhân bản nó trong một giờ!”. Anh ấy không quá vui vì trò đùa đó. Hẳn rồi, đây là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của họa sĩ trừu tượng Mark Rothko.
Tại sao tôi lại kể cho bạn câu chuyện này? Bởi vì nó minh họa một cách hoàn hảo thực tế rằng tất cả chúng ta đều được thỏa mãn bởi những thứ khác nhau. Nói về nghệ thuật, Steve tinh tế hơn tôi; anh ấy có thể nhìn thấy chiều sâu của vẻ đẹp, cảm xúc và ý nghĩa trong những đường cọ mà tôi không thể nhìn ra. Nói cách khác, miếng vải màu cam của người này là báu vật 86,9 triệu đô-la của người kia!
Mặc dù rõ ràng là tất cả chúng ta đều khác nhau, nhưng vẫn có những khuôn mẫu chung khi nói đến về việc đạt được sự mãn nguyện. Nếu đạt được sự mãn nguyện trong đời là mục tiêu của bạn, bạn có thể tuân thủ những nguyên tắc hay noi theo những hành vi nào?
Nguyên tắc thứ nhất: Bạn phải không ngừng phát triển. Mọi thứ trong cuộc sống này đều phải phát triển hoặc lụi tàn. Điều đó cũng áp dụng cho các mối quan hệ, hoạt động kinh doanh hay bất cứ thứ gì khác. Nếu ngừng phát triển, bạn sẽ trở nên thất vọng và đau khổ, bất kể bạn có bao nhiêu triệu đô-la trong ngân hàng. Trên thực tế, tôi có thể tóm tắt bí quyết sống hạnh phúc chỉ trong một cụm từ, đó là “sự tiến bộ”.
Nguyên tắc thứ hai: Bạn phải cho đi. Nếu không cho đi, bạn không cảm nhận được gì nhiều từ bên trong, và bạn không bao giờ cảm thấy bạn đang sống thật sự. Winston Churchill từng nói: “Bạn kiếm sống bằng những gì bạn nhận được. Bạn sống cuộc đời ý nghĩa bằng những gì bạn cho đi”. Bất cứ khi nào tôi hỏi ai đó về những khía cạnh đáng hài lòng nhất trong cuộc sống của họ, họ luôn nói đó là được chia sẻ với người khác. Bản chất của con người không phải là ích kỷ. Chúng ta được thúc đẩy bởi mong muốn được cống hiến. Nếu không còn cảm giác muốn cống hiến vì một mục tiêu cao cả hơn, chúng ta sẽ không bao giờ thật sự cảm thấy viên mãn.
Tôi cũng cần phải nhắc lại một sự thật hiển nhiên là sự giàu có về mặt tài chính không mang lại cảm giác viên mãn. Như bạn và tôi đều biết, mọi người thường đuổi theo tiền bạc với ảo tưởng rằng đó là loại thuốc thần có thể mang lại niềm vui, ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của họ. Nhưng tiền bạc sẽ không bao giờ đem đến cho bạn một cuộc sống viên mãn. Trong những năm qua, tôi đã dành rất nhiều thời gian với các tỷ phú, và một vài người trong số họ khốn khổ đến mức bạn cảm thấy tiếc cho họ. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.
Hãy nhớ là tiền không thay đổi con người. Nó chỉ phóng đại bản chất của họ: nếu bạn có thật nhiều tiền và bạn xấu tính, vậy thì bạn sẽ càng trở nên xấu tính hơn; nếu bạn có nhiều tiền và bạn rộng lượng, bạn càng muốn cho đi nhiều hơn.
Còn thành công trong sự nghiệp thì sao? Thật tuyệt vời nếu thành công mang lại cho bạn cảm giác được phát triển và được cống hiến mà tất cả chúng ta cần có để cảm thấy mãn nguyện. Nhưng tôi chắc rằng bạn đã gặp rất nhiều người “thành công” nhưng không bao giờ hạnh phúc hoặc hay mãn nguyện. Vậy đó có được gọi là thành công không? Thật ra, tôi tin rằng thành công mà không có sự mãn nguyện thì chỉ là một sự thất bại to lớn.
Hãy dành một chút thời gian để xem ví dụ sau.
Bảo vật quốc gia
Vào năm 2014, chúng ta mất đi một người mà tôi xem là quốc bảo của nước Mỹ, đó là nghệ sĩ và diễn viên hài Robin Williams. Những năm qua, tôi thường nói chuyện với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới về nhân vật tài hoa đến kinh ngạc này. Tôi lặp đi lặp lại câu hỏi: “Có bao nhiêu người trong số các bạn trong căn phòng này yêu mến Robin Williams? Đừng giơ tay nếu bạn chỉ thích anh ấy - hãy giơ tay chỉ khi nào bạn yêu quý anh ấy”. Và bạn biết gì không? Mọi nơi tôi đến - từ London đến Lima, từ Tokyo đến Toronto - có đến 98% khán giả đồng loạt giơ tay.
Robin Williams có phải là một nhân vật thành công lớn? Chắc chắn rồi. Anh ấy bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Nhưng sau đó anh ấy quyết định rằng mình phải đóng vai chính trong chương trình truyền hình của riêng mình và anh ấy đã tập trung tất cả sức mạnh và ý chí để thực hiện điều đó. Kế tiếp, anh ấy quyết định mình phải có một gia đình lý tưởng, và anh ấy đã làm được. Rồi anh ấy quyết định phải kiếm được nhiều hơn số tiền anh cần để chi tiêu trong đời, và anh đã thực hiện được. Tiếp theo, anh quyết định trở thành một ngôi sao điện ảnh, và anh đã làm được. Tiếp theo nữa, anh ấy quyết định giành giải Oscar - nhưng không phải vì óc hài hước của mình - và anh ấy cũng đã làm được! Đây là một người đàn ông có tất cả, người đã đạt được mọi thứ mà anh ấy từng mơ ước.
Nhưng cuối cùng, anh treo cổ tự tử trong chính ngôi nhà của mình vào ngày 11 tháng Tám năm 2014 tại Paradise Cay, California, để lại sự thương tiếc cho hàng trăm triệu người hâm mộ đến tận hôm nay và làm tan nát trái tim của vợ cùng con của mình.
Khi nghĩ về bi kịch này, tôi nhận ra một bài học đơn giản: nếu bạn không mãn nguyện, bạn không có gì cả!
Robin Williams đã đạt những thành tựu mà nền văn hóa của chúng ta đã luôn lấy làm thước đo giá trị, cả về danh tiếng lẫn tiền bạc. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những thành tựu đó, anh ấy vẫn không bao giờ thấy đủ. Anh ấy đã phải chịu đựng trong nhiều thập niên, cố gắng giải tỏa áp lực của mình bằng cách sử dụng (đôi khi lạm dụng) rượu và ma túy. Gần cuối đời, anh ấy được chẩn đoán mắc chứng rối loạn thần kinh tiến triển thể Lewy. Vợ anh, Susan, gần đây viết trên tạp chí y khoa Neurology rằng “Robin dần dần mất trí và anh ấy nhận thức được điều đó. Bạn có thể tưởng tượng được nỗi đau mà anh ấy cảm nhận khi thấy bản thân đang dần mất kiểm soát không?”.
Robin Williams là một người tốt và biết cách quan tâm - một người đã đóng góp rất nhiều cho thế giới chúng ta, bất chấp cuộc chiến lâu dài của anh ấy với nghiện ngập, trầm cảm và sức khỏe kém. Nhưng cuối cùng, anh ấy đã mang niềm vui đến cho mọi người, ngoại trừ chính mình.
Điều này nhắc tôi nhớ đến các hướng dẫn an toàn được thông báo bất cứ khi nào bạn lên máy bay: “Trong trường hợp khẩn cấp, vui lòng đeo mặt nạ oxy cho mình trước khi hỗ trợ người khác”. Thoạt nghe thì điều này có vẻ thật ích kỷ, nhưng nó thật sự rất hợp lý: trừ khi bạn giúp mình trước, bằng không bạn không có hy vọng giúp được người khác.
Hãy tin tôi, tôi biết Robin Williams là một tấm gương rất điển hình về sự thành đạt. Tôi thấy rất nhiều người - thậm chí những người “giàu nhất” và “thành công nhất” - lại là những người đang bỏ lỡ nhiều nhất niềm vui và sự viên mãn mà họ đáng được trải nghiệm. Tôi muốn bạn cảm nhận niềm vui và sự viên mãn đó ngay hôm nay. Vậy mà không ai dạy chúng ta cách làm thế nào để hạnh phúc.
Khổ hay không khổ, đó mới là vấn đề
“Con người là sản phẩm của suy nghĩ của anh ta. Anh ta là những gì anh ta nghĩ.”
- MAHATMA GANDHI
Để tôi kể cho bạn nghe câu chuyện về những thứ đã thay đổi trong cuộc sống của chính tôi. Trong hai năm gần đây, tôi có một hành trình thay đổi kỳ diệu trong tâm trí. Tôi luôn tìm kiếm sự phát triển cá nhân, vì vậy tôi không ngừng khám phá các ý tưởng khác nhau về cách đạt đến một cấp độ hoàn toàn mới.
Vài năm trước, tôi đi Ấn Độ thăm một người bạn thân, Krishnaji, người cũng bị thu hút bởi những câu hỏi về cách đạt được cuộc sống viên mãn. Anh ấy biết tôi đi dạy khắp nơi trong nhiều năm về chủ đề sức mạnh của trạng thái “giàu năng lượng”: trạng thái đỉnh điểm mà bạn có thể hoàn thành bất cứ điều gì và đó là nơi các mối quan hệ của bạn đều tràn ngập đam mê. Ngược lại, khi bạn ở trạng thái “thiếu năng lượng”, cơ thể sẽ chây ì, tâm trí uể oải, và bạn không thể làm gì nhiều ngoài lo lắng, sợ hãi và sẵn sàng gây sự với mọi người!
Krishnaji nói với tôi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu anh sử dụng các từ khác nhau để mô tả hai trạng thái này?”. Theo cách lý giải của anh ấy, trong bất kỳ thời điểm nào, bạn chỉ có thể ở một trong hai trạng thái: hoặc bạn đang ở trạng thái năng lượng cao mà anh ấy mô tả là “trạng thái tốt đẹp”, hoặc bạn đang ở trạng thái năng lượng thấp, còn gọi là “trạng thái đau khổ”. Mục tiêu tâm linh của anh ấy là sống trong một trạng thái đẹp bất kể chuyện gì đang xảy ra.
Sau đó, Krishnaji lặp lại những gì tôi và rất nhiều người khác đã dạy trong nhiều năm: chúng ta không thể kiểm soát tất cả sự kiện trong cuộc sống của mình, nhưng chúng ta có thể quyết định xem những sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta - từ đó quyết định những cảm xúc và trải nghiệm hằng ngày của mình. Bằng cách lựa chọn có ý thức và cam kết sống trong một trạng thái tốt đẹp, bạn tôi tin rằng anh ấy không chỉ có thể tận hưởng cuộc sống nhiều hơn nữa, mà còn có thể trao tặng nhiều hơn cho vợ, con anh ấy và cho cả thế giới nói chung.
Tôi đã nghĩ rất nhiều về những điều anh ấy nói. Hiện tôi là một người có chút thành tựu. Nếu bạn đang đọc quyển sách này, có thể bạn cũng vậy. Và chúng ta, những người thành đạt ở một khía cạnh nào đó, đều không tin rằng chúng ta đang “khổ”, đúng không? Chúng ta chỉ hơi “căng thẳng” chút thôi!
Chỉ cách nay hai năm thôi, nếu bạn nói với tôi là tôi đang đau khổ, tôi sẽ cười nhạo bạn. Tôi có một người vợ tuyệt vời, bốn đứa con ngoan ngoãn, tự do tài chính hoàn toàn và một sứ mệnh truyền cảm hứng cho tôi mỗi ngày trong đời. Nhưng rồi tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi thường xuyên để mình rơi vào tình trạng đau khổ. Ví dụ, tôi sẽ thất vọng, tức giận, choáng ngợp, lo lắng hoặc căng thẳng. Đầu tiên tôi cho rằng những cảm xúc đó chỉ là một phần tất yếu của cuộc sống. Sự thật là tôi thậm chí còn thuyết phục bản thân rằng tôi cần chúng để làm nhiên liệu thúc đẩy tôi tiến lên. Nhưng đây chỉ là cách tâm trí đang giở trò lừa dối tôi!
Vấn đề là bộ não con người không được thiết kế để làm cho chúng ta hạnh phúc và thỏa mãn. Nó được thiết kế để giúp chúng ta tồn tại. Bộ phận hai-triệu-năm-tuổi này luôn tìm kiếm những sai sót, bất cứ thứ gì có thể làm tổn thương chúng ta để chúng ta có thể chống lại nó hoặc thoát khỏi nó. Nếu bạn và tôi để cho phần mềm sinh tồn cổ xưa này làm chủ, liệu chúng ta có cơ hội tận hưởng cuộc sống không?
Một tâm trí không được định hướng luôn hoạt động ở chế độ sinh tồn theo bản năng, liên tục xác định và phóng đại các mối đe dọa tiềm tàng đối với sự an toàn của chúng ta. Kết quả, chúng ta có một cuộc sống đầy căng thẳng và lo âu. Hầu hết mọi người đều sống theo cách này, vì đó là con đường ít bị kháng cự nhất. Họ đưa ra các quyết định vô thức dựa trên thói quen, điều kiện và tình trạng tâm trí của họ lúc đó. Họ cho rằng đó chỉ là một phần tất yếu của cuộc sống. Bạn thất vọng, căng thẳng, buồn bã và tức giận cũng không sao. Nói cách khác, họ chấp nhận sống trong trạng thái khổ sở.
Nhưng tôi rất vui khi nói với bạn rằng có một con đường khác, một con đường liên quan đến việc định hướng suy nghĩ của bạn để buộc tâm trí của bạn làm điều bạn muốn, chứ không phải ngược lại.
Đây là con đường tôi đã chọn. Tôi quyết định rằng tôi sẽ không sống trong trạng thái khổ sở. Tôi quyết định rằng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để sống trong trạng thái tốt đẹp trong suốt quãng đời còn lại và trở thành một ví dụ về khả năng vô hạn của con người! Suy cho cùng, không có gì tệ hơn một người giàu có với nhiều đặc quyền nhưng luôn giận dữ và vô ơn!
Trèo cao ngã đau
Bây giờ, trước khi đi xa hơn, chúng ta hãy làm rõ sự khác biệt giữa hai trạng thái cảm xúc và tinh thần này:
Trạng thái tốt đẹp. Khi bạn cảm thấy yêu đời, vui vẻ, biết ơn, thoải mái, sáng tạo, có động lực, quan tâm, phát triển, muốn khám phá hay cảm kích, bạn đang ở trong trạng thái tốt đẹp. Trong trạng thái này, bạn biết chính xác phải làm gì và bạn luôn làm điều đúng. Trong trạng thái này, linh hồn và trái tim của bạn rất sống động, và con người tốt đẹp nhất trong bạn xuất hiện. Không có gì làm bạn phải bận tâm, mọi thứ đều đâu vào đấy. Bạn không cảm thấy sợ hãi hay thất vọng. Bạn đang rất hòa hợp với con người thật, bản chất thật của bạn.
Trạng thái đau khổ. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng, thất vọng, tức giận, chán nản, cáu kỉnh, quá tải, phẫn nộ hoặc sợ hãi, bạn đang trong trạng thái khổ sở. Tất cả chúng ta đều trải qua những điều này và vô số cảm xúc “tiêu cực” khác, dù không phải lúc nào chúng ta cũng thừa nhận điều đó! Như tôi từng đề cập trước đây, hầu hết những người thành đạt thích nghĩ rằng họ đang căng thẳng hơn là sợ hãi. Nhưng “căng thẳng” chính là từ của người thành đạt dùng để ám chỉ nỗi sợ hãi! Nếu tôi lần theo dấu vết căng thẳng của bạn, nó sẽ đưa tôi đến nỗi sợ hãi sâu thẳm nhất của bạn.
Vậy điều gì quyết định bạn đang ở trạng thái tốt đẹp hay trạng thái khổ sở? Bạn có thể cho rằng nó phụ thuộc chủ yếu vào hoàn cảnh bên ngoài. Nếu bạn đang ngồi thư giãn trên bãi biển và thưởng thức món kem ngon nhất thế giới, thật dễ dàng để có tâm trạng tốt! Nhưng trên thực tế, trạng thái tinh thần và cảm xúc mà bạn đang sống là kết quả của những gì bạn đang tập trung suy nghĩ của bạn vào.
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ khác từ cuộc sống của chính tôi. Trong 25 năm qua, tôi bay qua lại giữa Mỹ và Úc nhiều lần trong năm. Giờ đây, tôi may mắn có được một chiếc máy bay riêng, một văn phòng di chuyển với tốc độ cao trên trời. Tôi không còn bị ngắt kết nối với công việc của mình nữa! Tôi nhớ rất rõ nỗi khiếp đảm mà tôi từng trải qua mỗi khi ngồi trên chuyến bay thương mại từ Mỹ đến Úc và tự hỏi làm thế nào tôi có thể sống mà không thể gửi email và tin nhắn trong suốt 14 giờ! Làm sao công ty của tôi có thể tồn tại nếu không có tôi?
Sau đó, vào một ngày kỳ diệu nọ, tôi đang trên chuyến bay của hãng Qantas Airways đến Sydney thì cơ trưởng tự hào thông báo hành khách có thể truy cập Internet quốc tế trên chuyến bay này. Xung quanh tôi, mọi người bắt đầu vỗ tay và reo hò! Cứ như thể Chúa vừa giáng trần từ trên cao xuống và bước thẳng vào máy bay! Tôi không đứng lên hoan hô và bày tỏ sự vui mừng như họ, nhưng phải thú nhận rằng trong thâm tâm mình, tôi cũng đang vỗ tay mừng rỡ. Thế rồi, sau 15 phút vui vẻ, bạn biết chuyện gì đã xảy ra không? Chúng tôi mất kết nối Internet! Đường truyền bị gián đoạn trong suốt thời gian còn lại của chuyến bay, và hẳn là hiện tại nó vẫn chưa hoạt động lại sau chừng đó năm.
Bạn nghĩ hành khách đã phản ứng như thế nào? Chúng tôi đã tức giận! Vừa phút trước, chúng tôi vui mừng phấn khởi; phút tiếp theo, chúng tôi quay sang nguyền rủa vận đen của mình. Thật ngạc nhiên khi quan điểm của chúng ta thay đổi nhanh như chong chóng: chỉ trong khoảnh khắc trước đó, truy cập Internet là một phép màu; nhưng giờ nó trở thành kỳ vọng đương nhiên! Tất cả những gì chúng tôi nghĩ là hãng hàng không đã vi phạm quyền truy cập Internet bất khả xâm phạm của chúng tôi - một quyền chưa hề tồn tại trước ngày hôm đó.
Trong cơn giận dữ của mình, chúng tôi không nhìn thấy điều kỳ diệu mình đang được hưởng, đó là chúng tôi đang bay giữa không trung như chim, băng ngang địa cầu chỉ trong vài giờ và tha hồ xem phim hoặc ngủ trong khi đang bay!
Thật buồn cười khi chúng ta để bản thân trở nên mệt nhoài và chán nản như thế đúng không? Khi hành trình không thuận lợi, khi không đạt được điều mình mong muốn, chúng ta lập tức từ bỏ hạnh phúc của mình và chìm vào trạng thái khổ sở.
Mỗi người đều có nỗi khổ “yêu thích” của riêng mình. Vì vậy, đây là câu hỏi dành cho bạn: “Kiểu đau khổ ưa thích của bạn là gì? Bạn thường đắm chìm trong loại cảm xúc làm tiêu hao năng lượng nào nhất? Đó có phải là nỗi buồn? Sự thất vọng? Sự phẫn nộ? Tuyệt vọng? Tủi thân? Ganh tị? Lo lắng? Các chi tiết cụ thể không thật sự quan trọng bởi tất cả chúng đều là các biểu hiện của trạng thái đau khổ. Và về thực chất, sự đau khổ này chỉ là kết quả của một tâm trí không được định hướng chỉ muốn đâm đầu tìm rắc rối!
Hãy dành ít phút nghĩ về một tình huống khiến bạn khổ sở trong giai đoạn gần đây - khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thất vọng, tức giận, lo lắng hoặc quá tải. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy những cảm xúc như thế, cảm giác khổ sở đã hình thành dưới sự tác động của tâm trí bất định hướng của bạn và đang bị cuốn theo một hoặc một vài trong số ba kiểu nhận thức bên dưới. Theo đó, bạn tập trung vào ít nhất một trong ba kiểu đau khổ này, dù theo một cách có ý thức hay vô thức:
1. Nỗi đau khổ bị kích hoạt bằng “sự mất mát”. Khi tập trung vào sự mất mát, bạn cho rằng một vấn đề cụ thể đã hoặc sẽ khiến bạn mất một thứ gì đó mà bạn coi trọng. Ví dụ, bạn có xung đột với vợ/chồng của mình, và điều đó khiến bạn cảm thấy như vừa đánh mất tình yêu hoặc sự tôn trọng. Nhưng thứ gây ra cảm giác mất mát của bạn không nhất định phải đến từ hành động của ai đó khác, mà còn có thể được kích hoạt bởi điều gì đó mà bạn đã làm hoặc không làm. Ví dụ, bạn đã trì hoãn và giờ đây bạn bị mất cơ hội kinh doanh. Bất cứ khi nào chúng ta tin vào ảo tưởng mất mát, chúng ta đau khổ.
2. Nỗi đau khổ bị kích hoạt bởi cảm giác “có ít hơn”. Khi bạn tập trung vào ý nghĩ rằng bạn có ít hơn hoặc sẽ có ít hơn, bạn sẽ đau khổ. Ví dụ, bạn có thể cho rằng vì một tình huống đã xảy ra hoặc một người đã hành động theo cách đó, bạn sẽ có ít niềm vui hơn, ít tiền hơn, ít thành công hơn hoặc sẽ gặp một số nỗi đau khác. Một lần nữa, cảm giác “có ít hơn” có thể được kích hoạt bởi những gì bạn hoặc những người khác làm hoặc không làm.
3. Nỗi đau khổ bị kích hoạt bởi tư tưởng “không bao giờ”. Khi bạn tập trung vào ý nghĩ hay tin rằng bạn sẽ không bao giờ có được thứ bạn coi trọng - chẳng hạn như tình yêu, niềm vui, sự tôn trọng, sự giàu có, cơ hội - bạn cam chịu đau khổ, bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc, bạn sẽ không bao giờ trở thành người mà bạn muốn trở thành. Kiểu nhận thức này là con đường chắc chắn dẫn đến sự đau khổ. Hãy nhớ là tâm trí luôn cố gắng lừa chúng ta rơi vào bản năng tư duy sống còn! Vì vậy, đừng bao giờ nói “không bao giờ”! Ví dụ, đừng bao giờ nói mình không bao giờ vượt qua một căn bệnh hay một hoàn cảnh nào đó chỉ vì vài lời nhận định của anh trai bạn chẳng hạn.
Ba kiểu nhận thức này giải thích hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả, những đau khổ của chúng ta. Và bạn biết điều điên rồ là gì không? Đau khổ xuất hiện bất kể vấn đề có thực hay không có thực! Chúng ta tập trung vào cái gì thì sẽ cảm thấy chính cái đó - bất luận thực tế diễn ra như thế nào. Bạn đã bao giờ trải nghiệm cảm giác khi bạn cho rằng một người bạn đã làm chuyện gì đó kinh khủng với bạn? Bạn trở nên vô cùng tức giận và khó chịu, để rồi khám phá rằng bạn đã sai và người bạn đó không đáng phải bị như vậy! Trong cơn đau khổ của bạn, khi tất cả những cảm xúc tiêu cực xoáy sâu vào tâm trí bạn, thực tế không còn quan trọng nữa. Sự tập trung của bạn tạo ra cảm giác của bạn, và cảm giác của bạn tạo ra trải nghiệm đau đớn của bạn. Cũng cần chú ý rằng hầu hết, thậm chí là tất cả, đau khổ của chúng ta là do chúng ta tập trung vào hoặc ám ảnh về chính mình và những gì chúng ta có thể bị mất, bị có ít hơn hoặc không bao giờ có được.
Nhưng tin tốt là một khi nhận thức được ba kiểu nhận thức này, bạn có thể thay đổi chúng một cách có hệ thống, từ đó giải phóng bạn khỏi những thói quen đau khổ. Tất cả bắt đầu từ nhận thức rằng việc này liên quan đến sự lựa chọn có ý thức. Hoặc bạn làm chủ tâm trí của bạn hoặc nó làm chủ bạn. Bí quyết để có một cuộc sống có chất lượng phi thường là kiểm soát tâm trí, vì chỉ riêng điều này đã quyết định bạn sống trong trạng thái đau khổ hay trạng thái tốt đẹp.
SỨC MẠNH CỦA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH
Cuộc sống của chúng ta được định hình không phải bởi các điều kiện hay hoàn cảnh của chúng ta, mà bởi những quyết định chúng ta đưa ra. Nếu bạn nhìn lại năm hoặc mười năm qua, tôi sẵn sàng cược rằng bạn có thể nhớ lại một hay hai quyết định đã thật sự thay đổi cuộc đời bạn. Có thể đó là quyết định về việc đi học ở đâu, theo đuổi nghề nghiệp nào, chọn yêu ai hoặc kết hôn với ai. Bây giờ nhìn lại, bạn có thấy cuộc sống của mình sẽ khác hẳn nếu khi xưa bạn quyết định khác đi? Những quyết định này và rất nhiều quyết định khác có thể định hướng cuộc đời bạn và thay đổi số phận của bạn.
Vì vậy, quyết định có sức ảnh hưởng nhất mà bạn có thể thực hiện trong cuộc sống của bạn ngay bây giờ là gì? Nếu là trước đây, tôi hẳn đã nói với bạn rằng điều quan trọng nhất là bạn quyết định sẽ dành thời gian của bạn cho ai và sẽ yêu ai. Suy cho cùng, người bạn gắn bó sẽ có tác động lớn trong việc định hình con người của bạn. Nhưng trong hai năm gần đây, suy nghĩ của tôi đã thay đổi. Tôi nhận ra rằng quyết định duy nhất và quan trọng nhất trong cuộc đời là bạn có cam kết luôn sống hạnh phúc, dù bất kỳ chuyện gì có thể xảy ra với bạn hay không.
Nói cách khác, bạn có cam kết tận hưởng cuộc sống không chỉ khi mọi thứ diễn ra theo ý bạn mà cả khi mọi thứ đi ngược lại với mong muốn của bạn, hoặc khi có bất công, khi ai đó lừa dối bạn, khi bạn mất đi ai đó hoặc thứ gì đó, khi dường như không ai hiểu hoặc đánh giá cao bạn hay không? Chỉ khi dứt khoát đưa ra quyết định “dừng chấp nhận đau khổ” này, bạn mới có thể sống trong trạng thái tinh thần tốt đẹp, bằng không, bản năng sinh tồn cổ xưa của chúng ta sẽ tiếp tục tạo ra đau khổ bất cứ khi nào mong muốn, kỳ vọng hay sở thích của chúng ta không được đáp ứng.
Đây là quyết định có thể thay đổi mọi thứ trong cuộc đời bạn từ hôm nay. Nhưng nếu chỉ nói suông thì chưa đủ. Bạn phải thật sự nắm bắt quyết định này, bằng mọi giá biến nó thành hiện thực và cắt bỏ mọi đường lui. Bạn phải quyết định rằng bạn chịu trách nhiệm 100% cho trạng thái tâm trí của mình và cho những trải nghiệm của bạn trong cuộc đời này.
Điều quan trọng cuối cùng tôi muốn nói là bạn hãy viết xuống cam kết của bạn và tuyên bố với cả thế giới rằng “Tôi đã đoạn tuyệt với đau khổ. Tôi sẽ sống trọn vẹn nhất mỗi ngày và sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, kể cả những khoảnh khắc tôi không thích, bởi cuộc sống này rất ngắn ngủi, tôi không cần phí thời gian để đau khổ”.
ĐỀ PHÒNG CON QUÁI VẬT
Có nhiều phương pháp khác nhau mà bạn có thể sử dụng để kiểm soát tâm trí của mình và có được trạng thái tốt đẹp. Đây là một chủ đề quan trọng đến mức tôi dự định viết cả một quyển sách về nó. Nhưng bạn không cần phải chờ đợi lâu để bắt đầu hành trình thay đổi cuộc sống của bạn. Bạn có thể quyết định ngay bây giờ rằng bạn sẽ không còn sống một cuộc sống tệ hơn cuộc sống mà bạn xứng đáng được hưởng. Tất cả những gì bạn phải làm để thay đổi cuộc sống của mình mãi mãi là cam kết từ tận trái tim và tâm hồn bạn rằng bạn sẽ biết ơn trong mọi khoảnh khắc bạn được sống trên cõi đời này. Sau đó, bạn sẽ trải nghiệm sự giàu có đích thực của niềm hạnh phúc viên mãn!
Bạn đã sẵn sàng đưa ra quyết định đột phá và kỳ diệu này ngay bây giờ chưa? Nếu bạn đã sẵn sàng, sau đây là hai phương pháp đơn giản mà tôi cho rằng rất hữu ích trong hành trình này.
Công cụ đầu tiên là “quy tắc 90 giây”. Bất cứ khi nào tôi bắt đầu đau khổ, tôi cho mình 90 giây để dừng khổ sở, để quay lại với trạng thái tốt đẹp. Nghe có vẻ ổn đúng không? Nhưng làm thế nào bạn có thể thật sự áp dụng quy tắc này?
Giả sử tôi đang có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với một nhân viên trong công ty và phát hiện ra người đó đã phạm một sai lầm phiền toái. Một cách tự nhiên, bộ não của tôi nhảy sang chế độ phát hiện nguy hiểm, khởi động phần mềm sinh tồn cổ xưa kia và bắt đầu dội vào tâm trí tôi đủ loại suy nghĩ về những hậu quả mà tôi và đội ngũ của tôi có thể phải gánh lấy. Trước đây, tôi có thể dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy lo lắng, thất vọng hoặc tức giận - những nhiễu loạn tinh thần gây ra đau khổ!
Nhưng giờ tôi đã làm khác. Ngay khi cảm thấy căng thẳng, tôi tìm cách xoa dịu bản thân. Và cách tôi xoa dịu bản thân rất đơn giản: tôi nhẹ nhàng hít thở và hành động chậm lại. Tôi bước ra khỏi tình huống đó và tránh xa tất cả những suy nghĩ căng thẳng mà bộ não của tôi đang tạo ra.
Những ý nghĩ này được hình thành một cách tự nhiên, nhưng chúng chỉ là những ý nghĩ. Khi chậm lại, bạn nhận ra bạn không cần phải tin vào những ý nghĩ này hoặc sống theo chúng. Bạn có thể lùi lại một bước và nói với chính mình: “Hãy nhìn cái ý nghĩ điên rồ đó xem! Tâm trí mình lại làm khùng làm điên nữa rồi!”. Tại sao việc này hữu ích? Bởi vì vấn đề không nằm ở sự tồn tại của những ý nghĩ tiêu cực, hạn hẹp và mang tính hủy hoại - ai chẳng có những ý nghĩ như vậy! Điều làm chúng ta bị thương tổn chính là thói quen tin vào những ý nghĩ đó. Ví dụ, bạn đã bao giờ thấy mình giận ai đó đến nỗi bạn bắt đầu nghĩ “Trời ạ, mình thật sự muốn bóp cổ hắn ta! Mình có thể giết chết hắn ngay lập tức!”. Tôi đoán bạn không bao giờ thật sự làm vậy. Tại sao? Bởi vì bạn không tin vào ý nghĩ đó. Ít ra là tôi hy vọng bạn không tin.
Khi tách mình ra khỏi những ý nghĩ không mong muốn này, tôi bắt đầu tập trung tâm trí vào việc tìm kiếm một điều gì đó để biết ơn. Theo bản năng sinh tồn, bộ não luôn tìm kiếm những gì có thể gây ra vấn đề, nhưng luôn có một điều gì đó để biết ơn trong cuộc sống này. Tôi hay nói: “Vấn đề luôn có ở đó… nhưng những điều tốt đẹp cũng vậy!”. Có lẽ điều tốt đẹp đó là việc tôi vẫn đang sống khỏe mạnh, vẫn hít thở hằng ngày! Có lẽ đó là việc anh nhân viên phạm lỗi kia là một con người tử tế, luôn chăm chỉ làm việc và có những mục tiêu tốt đẹp nhất. Có lẽ đó là việc tôi có đủ nhận thức để thấy tôi đang đau khổ, nhờ đó có thể dừng nó lại và tống khứ nó đi ngay lập tức.
Không quan trọng bạn biết ơn điều gì, mà quan trọng là bạn chuyển sự tập trung của tâm trí sang lòng biết ơn và làm chậm cơ chế sinh tồn cổ xưa bên trong bạn. Tình yêu, niềm vui và sự cho đi đều sẽ kích hoạt sự thay đổi tích cực. Sự thay đổi trọng tâm này giúp bạn có tinh thần sẵn sàng tham gia cuộc chơi, vì vậy bạn không bị mắc kẹt bởi những ý nghĩ trong tâm trí mình. Nếu kiên trì thực hiện điều này với sự nhất quán thật sự, bạn sẽ lấy lại quyền làm chủ hệ thống thần kinh, cũng như rèn luyện tâm trí của mình để nhìn thấy điều tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh, để cuộc sống của bạn là một cuộc sống đầy lòng biết ơn và niềm hân hoan.
Và bạn biết điều kỳ diệu là gì không? Trước khi bạn nhận ra nó, bạn đã cảm thấy tự do. Bạn buông bỏ và bắt đầu mỉm cười trước những điều đã từng khiến bạn phát điên. Điều này làm cho cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn và các mối quan hệ trở nên lành mạnh hơn, đồng thời giúp bạn suy nghĩ khoáng đạt hơn và đưa ra những quyết định thông minh hơn. Rốt cuộc, khi bạn căng thẳng, tức giận, buồn bã hay sợ hãi, bạn không có khả năng tìm ra giải pháp tốt nhất. Khi bạn trong tâm trạng tốt, câu trả lời đến dễ dàng hơn nhiều. Việc này giống như chỉnh radio cho đúng tần số để bạn có thể nghe nhạc to và rõ mà không bị nhiễu.
Khi mới bắt đầu sử dụng kỹ thuật này, lẽ ra tôi nên gọi nó là quy tắc bốn giờ hoặc bốn ngày vì đôi khi tôi mất quá nhiều thời gian để ngừng đau khổ và lấy lại trạng thái cân bằng. Nhưng cũng giống như bất kỳ kỹ năng nào, càng sử dụng bạn càng thành thạo hơn. Tôi thấy thật sự rất hữu ích khi tôi nhanh chóng xoa dịu bản thân thay vì để những ý nghĩ tiêu cực đó tồn tại lâu hơn 90 giây. Tại sao? Bởi vì thời điểm tốt nhất để giết bất kỳ con quái vật nào là khi nó còn trong trứng nước. Bạn không muốn đợi cho đến khi nó trở thành một con quái vật khổng lồ và tàn phá toàn bộ thành phố của bạn!
Tôi vẫn chưa thực hành hoàn hảo kỹ thuật này, và vẫn có lúc tôi bị mắc kẹt. Nhưng tôi sử dụng quy tắc 90 giây thường xuyên đến mức nó đã trở thành một thói quen. Kỹ thuật này đã giúp giải phóng tôi khỏi những cảm xúc nguy hại, thứ từng tước đi niềm vui và sự bình yên trong tâm hồn tôi. Những cảm xúc đó vẫn xuất hiện, nhưng chúng biến mất nhanh chóng, bị choáng ngợp bởi sức mạnh của lòng biết ơn và niềm vui sống. Kết quả là cuộc sống của tôi tươi đẹp hơn bao giờ hết!
Bạn cũng sẽ phát hiện ra rằng khi không còn bị mắc kẹt trong những ý nghĩ của chính mình về nỗi sợ mất mát, nỗi sợ có ít hơn và tâm lý không bao giờ, bạn có thể ở bên cạnh để hỗ trợ người khác nhiều hơn. Khi bạn trong trạng thái tinh thần tốt đẹp, bạn có thể trao cho những người mà bạn yêu thương nhiều điều tốt lành hơn nữa.
Và có thể bạn đã biết rồi, hạnh phúc có một sức mạnh rất đáng nể! Nó mang lại cho bạn ưu thế trong đời. Hạnh phúc là một lợi thế trong các mối quan hệ của bạn, công việc của bạn, sức khỏe của bạn và mọi thứ bạn chạm tới. Sống với trạng thái tốt đẹp bất kể chuyện gì xảy ra là tự do tối thượng và là món quà đẹp nhất bạn có thể dành tặng những người bạn yêu thương. Đó là trải nghiệm về sự sung túc tuyệt đối và niềm vui ngập tràn. Đó mới là sự giàu có đích thực.
Hơn thế nữa, bạn có thể sở hữu sự sung túc này ngay bây giờ, thay vì chờ cho đến khi bạn kiếm được một số tiền nhất định! Và tin tốt là quyết định này hoàn toàn nằm trong tay bạn. Chỉ có bạn mới có thể trao cho chính mình ưu thế hạnh phúc này.
GIẢI PHÓNG TRÁI TIM: SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐỒNG ĐIỆU
“Để vượt qua nỗi sợ,việc tốt nhất bạn có thể làm là biết ơn sâu sắc.”
- SIR JOHN TEMPLETON
Công cụ thứ hai tôi muốn chia sẻ với bạn là một bài thiền biết ơn. Đó là một bài thiền đơn giản trong hai phút mà tôi đã dạy cho hàng chục ngàn người trong các cuộc hội thảo của tôi trong vài năm qua. Tôi đã thu âm lại bài thiền này và phổ biến trực tuyến tại www.unshakeable.com và trên ứng dụng di động Unshakeable để bạn có thể nghe trong khi đang nhắm mắt tĩnh tâm.
Nhưng tôi cũng có phiên bản chữ viết dành cho các bạn. Bởi tất cả chúng ta đều tiếp thu thông tin cách này hay cách khác. Vì thế bạn có thể đọc qua hướng dẫn này để có cảm nhận chung và sau đó thực hiện bài thiền ngắn này bằng trí nhớ chứ không dùng âm thanh. Bạn chọn cách nào cũng được, nhưng tôi thấy lắng nghe và làm theo có phần dễ hơn vì bạn có thể dễ dàng thoát khỏi tâm trí mà hòa nhập vào tâm hồn mình. Dù bằng cách nào, tôi hy vọng bạn sẽ khám phá ra rằng đây là một kỹ thuật vô cùng hiệu quả để điều chỉnh tâm trí và trái tim của bạn nhằm nhanh chóng đưa bạn về trạng thái tốt đẹp và giàu năng lượng.
Nhưng trước tiên, hãy để tôi giải thích nhanh cho bạn về cơ sở khoa học đằng sau thiền định. Nếu bạn đến bệnh viện và chúng tôi kiểm tra điện não đồ và điện tâm đồ của bạn, chúng tôi có thể đo các xung điện trong não và trong tim của bạn. Khi bạn đang căng thẳng hay đang đau khổ, hai đồ thị biểu diễn xung động trong não và trong tim của bạn chạy theo đường zic-zắc với những đỉnh và đáy nhọn hoắt và lệch pha nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Hay nói cách khác, chúng không đồng bộ với nhau.
Nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng sự tập trung thiền định ngắn này có thể thay đổi đáng kể các xung điện trong não và tim của bạn. Điều kỳ diệu là các đường răng cưa trên điện tâm đồ và điện não đồ của bạn có xu hướng hài hòa hơn sau khi thiền định, thậm chí trùng khớp nhau. Tại sao? Bởi vì khi đó, tâm trí và trái tim của bạn đang hoạt động như một. Đây là điều tự nhiên xảy ra khi bạn đạt trạng thái dòng chảy.
Mục tiêu đơn giản của bài thiền này là thay đổi trạng thái cảm xúc của bạn bằng cách đong đầy bạn bằng lòng biết ơn và dùng cảm xúc đó để giải quyết bất cứ thử thách nào từng làm bạn đau khổ. Tại sao lại là lòng biết ơn? Bởi vì bạn không thể duy trì lòng biết ơn và sự tức giận cùng một lúc. Bạn không thể biết ơn và sợ hãi cùng một lúc. Nếu bạn muốn có một cuộc sống khốn khổ, không có cách nào tốt hơn là hãy tập trung tâm trí của bạn vào sự tức giận và sợ hãi! Còn nếu bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc và một trạng thái tinh thần tốt đẹp, không có gì tốt hơn là tập trung vào lòng biết ơn!
Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng để tập kỹ thuật này, hãy thực hiện từng bước sau đây.
Bước 1. Đầu tiên, tôi muốn bạn chọn một vấn đề cụ thể mà bạn chưa hoàn thành, một điều gì đó đòi hỏi bạn phải thay đổi hoặc giải quyết, một vấn đề mà bạn vẫn đang trì hoãn vì xử lý nó đồng nghĩa với việc tạo ra sự khó xử, thất vọng hoặc căng thẳng. Có thể đó là một rắc rối nơi công sở hoặc xung đột với người thân trong gia đình. Trên thang điểm từ 0 đến 10 (với 10 là khó chịu nhất), bạn tự cho mình mấy điểm? Lý tưởng là bạn hãy chọn một vấn đề ở thang điểm 6 hoặc 7 để bạn có thể cảm nhận được tác động thật sự của phương pháp đơn giản này.
Bước 2. Bây giờ hãy đặt vấn đề đó sang một bên và đặt cả hai bàn tay của bạn lên vị trí trái tim mình. Hãy cảm nhận từng nhịp đập của trái tim. Bạn nhắm mắt lại và hít thở thật sâu. Và khi bạn hít thở, hãy cảm nhận máu và oxy đang đổ vào tim bạn. Hãy cảm nhận sức mạnh con tim của bạn; hãy tìm kiếm sức mạnh của nó. Bạn có nhận ra con tim bạn đang mách bảo bạn điều gì không? Hãy thực hiện dự định của bạn, tận hưởng cuộc sống, tỏ lòng biết ơn, hay hãy cho đi?
Bước 3. Khi bạn hít thở sâu, hãy biết ơn trái tim của bạn và cảm nhận món quà kỳ diệu này. Mỗi ngày nó đập hàng trăm ngàn lần và bơm máu qua chặng đường gần 100.000 ki-lô-mét của toàn bộ hệ thống mạch máu chúng ta. Thậm chí dù bạn không nghĩ gì về trái tim mình, nó vẫn cần mẫn làm việc và ở đó với bạn, ngay cả khi bạn ngủ. Đó là món quà tối thượng, nhưng bạn không cần phải làm gì để có được nó, vì nó đã được trao cho bạn miễn phí. Bạn được ban tặng nó vô điều kiện bởi ai đó hay một quyền năng nào đó. Khi nào nó còn đập trong lồng ngực của bạn, bạn vẫn sống. Quả là một món quà vô giá! Hãy cảm nhận quyền năng của món quà đó ngay lúc này.
Bước 4. Khi bạn hít thở thật sâu và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với trái tim mình. Hãy thật sự cảm nhận từng nhịp đập vật lý của nó. Trong khi bạn đang làm điều này, tôi muốn bạn nghĩ về ba trải nghiệm trong đời bạn mà bạn cảm thấy vô cùng biết ơn - và bạn hãy bước vào ba trải nghiệm tuần tự từng cái một. Chúng có thể lớn hoặc nhỏ. Chúng có thể gắn bó với bạn trong thời thơ ấu, hoặc vừa xảy ra trong tuần này hay thậm chí mới hôm nay.
Bước 5. Tôi muốn bạn nghĩ về trải nghiệm đầu tiên và bước vào trải nghiệm đó ngay bây giờ, như thể bạn đang ở đó, ngay trong ký ức đó, hãy hồi tưởng về nó. Hãy xem những gì bạn đã thấy trong khoảnh khắc của lòng biết ơn thuần khiết đó: hãy cảm nhận nó, hít thở nó, nắm lấy nó và cảm thấy vô cùng biết ơn vì khoảnh khắc đó. Hãy đong đầy chính mình lòng biết ơn vì khi bạn bày tỏ lòng biết ơn, sẽ không còn buồn đau, không còn tổn thương, không còn tức giận. Bạn không thể biết ơn và tức giận đồng thời. Bạn không thể biết ơn và lo lắng cùng lúc. Nếu nuôi dưỡng lòng biết ơn, chúng ta sẽ có một cuộc sống hoàn toàn khác.
Bây giờ, hãy nghĩ về trải nghiệm thứ hai, một khoảnh khắc mà bạn cảm thấy rất biết ơn - nó giống như một món quà thuần khiết của cuộc sống, một phép màu, một hành động của ân sủng, của tình yêu. Và, hãy đong đầy bản thân bằng vẻ đẹp và niềm vui của trải nghiệm đó. Hãy đong đầy bản thân bằng lòng biết ơn sâu sắc về điều đó và dành thời gian để cảm nhận nó, bày tỏ lòng biết ơn tuyệt đối với nó trong ít nhất 30 giây.
Tiếp theo, tôi muốn bạn nghĩ về trải nghiệm thứ ba. Và không chỉ nghĩ về nó, hãy chìm đắm vào nó và cảm nhận những gì bạn từng cảm nhận trong khoảnh khắc ấy. Hãy thả mình vào trong đó. Hãy đong đầy tâm trí bạn bằng niềm vui, sự kỳ diệu và tận hưởng trải nghiệm đó như một quà tặng kỳ diệu.
Bước 6. Bây giờ tôi muốn bạn nghĩ thêm một trải nghiệm nữa, nhưng lần này là một trải nghiệm mà bạn tình cờ có được. Đó không phải điều bạn đã hoạch định trước, nhưng đã mang lại niềm vui lớn trong cuộc sống của bạn. Có thể trải nghiệm tình cờ đó đã giúp bạn gặp được người bạn đời của mình, hoặc người đã tạo ra sự thay đổi to lớn cho cuộc đời bạn, hoặc ai đó đã giúp cuộc sống bạn thêm phong phú. Cũng có thể trải nghiệm ấy dẫn đến một sự lựa chọn sự nghiệp mới hoặc mang lại cho bạn niềm hạnh phúc mới. Sự “tình cờ” này chỉ xảy ra cho riêng bạn. Nó có thật sự ngẫu nhiên không, hay bạn đã được dẫn dắt để đến với nó?
Tôi có một niềm tin cốt lõi và nó thường kéo tôi ra khỏi vũng lầy đau khổ để đến với cuộc sống thật sự ý nghĩa. Từ sâu thẳm tâm hồn mình, tôi tin mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống đều xảy ra theo hướng hỗ trợ tôi chứ không phải chống lại tôi! Ngay cả những tình huống đau thương nhất cũng khiến chúng ta trưởng thành, mở rộng vòng tay, suy nghĩ sâu sắc hơn hoặc quan tâm nhiều hơn. Tôi chắc rằng đã có những sự kiện trong cuộc đời mà bạn không bao giờ muốn trải qua một lần nào nữa. Tuy nhiên, khi nhìn lại nó sau 5 hoặc 10 năm, bạn sẽ thấy được ý nghĩa sâu xa hơn. Bạn sẽ thấy cuộc sống đã hỗ trợ bạn như thế nào trong thời điểm đó. Những khoảnh khắc khổ sở đó hóa ra lại là chất xúc tác cho sự phát triển của bạn.
Hãy dành một phút để cảm ơn vì đã được nhận những món quà kỳ diệu này. Hãy đong đầy con người bạn bằng lòng biết ơn đối với cuộc sống này. Hãy tin tưởng vào vũ trụ tuyệt diệu này, một vũ trụ hàng tỷ năm tuổi và luôn quan tâm chăm sóc bạn bằng những quy luật huyền diệu của nó, ngay cả những lúc bạn cảm thấy mình bị mất phương hướng!
Bước 7. Và bây giờ, khi bạn hít thở sâu và bày tỏ lòng biết ơn lớn lao này, tôi muốn bạn nhớ lại vấn đề đã làm bạn khó xử hay thất vọng mà chúng ta đã đề cập ở Bước 1. Khi bạn ở trong trạng thái đẹp đẽ này, với cảm giác tràn ngập lòng biết ơn, tôi muốn bạn tự hỏi mình một câu đơn giản: “Tất cả những gì tôi cần nhớ về tình huống đó, tất cả những gì tôi cần tập trung vào, tất cả những gì tôi cần tin tưởng, tất cả những gì tôi cần làm là gì?”.
Đừng chọn lọc gì cả. Những ý nghĩ từ tận con tim và bản năng nhất của bạn thường là những thứ đúng nhất. Khi bạn đang trong trạng thái tinh thần tốt đẹp này, hãy tự hỏi bản thân câu hỏi đó lần nữa: “Tất cả những gì tôi cần nhớ về tình huống đó, tất cả những gì tôi cần tập trung vào, tất cả những gì tôi cần tin tưởng, tất cả những gì tôi cần làm là gì?”.
Và trái tim của bạn đã biết câu trả lời. Hãy tin trái tim của bạn. Nó biết phải làm gì. Hãy hít thở thật sâu và cảm ơn vì câu trả lời đó. Khi trái tim và tâm trí của bạn hòa nhịp với nhau, bạn sở hữu một sức mạnh vô song. Một khi đã hợp nhất, chúng không thể bị đánh bại.
Tôi đã hướng dẫn hàng chục ngàn người thực hành bài thiền này. Tới bước này, tôi đề nghị họ giơ tay nếu họ đã biết phải làm gì trong những tình huống từng khiến họ căng thẳng hay đau khổ. Sau đó tôi bảo họ mở mắt ra và nhìn quanh phòng xem có bao nhiêu người đang giơ tay. Tỷ lệ thường thấy là khoảng 95%. Trong một vài trường hợp, hoàn cảnh có thể đòi hỏi chúng ta phải thiền định sâu hơn. Nhưng hai phút thiền đơn giản này chỉ là một trong nhiều phương pháp mà tôi có thể sử dụng để giúp họ một cách hiệu quả.
Nhưng đây mới là điều tôi muốn truyền đạt: bạn và tôi đều có khả năng đưa chính mình thoát khỏi trạng thái đau khổ và đến với trạng thái tốt đẹp chỉ trong vòng hai phút. Bằng cách nào? Bằng cách tập trung vào những gì chúng ta trân trọng trong cuộc sống này. Rất đơn giản mà cũng thật sâu sắc: lòng biết ơn, niềm vui và tình yêu thương không gì hơn chính là loại thuốc giải độc đối với khổ đau. Tất cả chỉ là việc chuyển sự tập trung của bạn ra khỏi ảo tưởng về sự mất mát, nỗi sợ có ít hơn hoặc tâm lý không bao giờ; và đem lòng biết ơn, sự trân trọng cũng như tình yêu thương vào tất cả những gì bạn có trong đời!
Hãy thay tất cả suy nghĩ tiêu cực cùng mọi cảm giác khổ đau của bạn bằng lòng biết ơn, và khi đó, toàn bộ cuộc sống của bạn sẽ thay đổi ngay lập tức.
GIẤC MƠ HẠNH PHÚC VÀ VIỄN CẢNH ĐÁNG MONG CHỜ
“Ngày hôm qua chỉ là một giấc mơ,
Và ngày mai chỉ là ảo ảnh.
Nhưng nếu sống tốt hôm nay, bạn đã làm ngày hôm qua trở thành giấc mơ hạnh phúc,
và ngày mai trở thành một viễn cảnh đáng mong chờ.”
- KĀLIDĀSA, nhà biên kịch và nhà thơ tiếng Phạn
Ngay lúc này, tôi không nói rằng bạn sẽ không bao giờ đau khổ hay căng thẳng nữa. Bạn cũng như tôi đều biết rằng cuộc sống đầy những hoàn cảnh cùng cực. Bất luận chúng ta thông minh hay giàu có như thế nào, không ai trong chúng ta miễn nhiễm với các vấn đề về sức khỏe, nỗi đau mất đi người mình yêu thương và vô số khó khăn trở ngại khác. Tôi không thể kiểm soát những gì sẽ xảy ra với bạn hoặc gia đình của bạn trong tương lai. Tôi không thể kiểm soát những gì sẽ xảy ra với thị trường tài chính, bao gồm khả năng xảy ra sụp đổ kéo dài hơn và nghiêm trọng hơn bất kỳ người nào mong đợi. Tôi ước tôi có thể kiểm soát tất cả... Nhưng tôi hứa với bạn điều này: nếu bạn quyết tâm làm chủ tâm trí của mình, bạn sẽ được trang bị một tinh thần mạnh mẽ để xử lý bất kỳ thử thách nào cản đường bạn.
Nhiều người đã nói về sự căng thẳng hậu sang chấn tâm lý, còn tôi đã dành cả cuộc đời tập trung vào điều kỳ diệu của quá trình phát triển hậu sang chấn tâm lý. Tôi tìm hiểu về những người đã trải qua những tình huống tồi tệ nhất và vẫn có thể tạo cho bản thân một cuộc sống tuyệt vời.
Vài năm trước, tôi gặp một người phụ nữ phi thường tên là Alice Herz-Sommer, một nghệ sĩ dương cầm xuất sắc sinh năm 1903 ở Czechoslovakia. Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, Alice và con trai của bà bị trục xuất và gửi vào một trại tập trung. Bà bị buộc phải biểu diễn piano trong trại - và bà phải giả vờ như rất vui mừng được biểu diễn cho những tên lính Đức Quốc xã, nếu không họ sẽ giết con trai bà. Câu chuyện phi thường về cách Alice tồn tại qua những biến cố đau thương này với tinh thần bất khuất được kể lại trong một quyển tiểu sử có tựa đề A Garden of Eden in Hell (tạm dịch: Thiên đàng trong địa ngục).
Khi tôi gặp Alice, bà đã 108 tuổi và đang sống ở Anh quốc. Bà đã chịu đựng quá nhiều bi kịch, nhưng vẫn là một trong những người tích cực và truyền cảm hứng nhất trong số những người tôi từng gặp. Bà tràn đầy sức sống và niềm vui dù sống một mình và nhất quyết tự chăm sóc bản thân. Bà vẫn chơi piano và hát mỗi ngày. Điều làm tôi ấn tượng nhất là mọi thứ dường như đều đẹp đẽ đối với bà.
Điều đó tuyệt vời chỗ nào? Đối với tôi, đó là lời nhắc nhở rằng ngay cả người từng trải qua địa ngục vẫn có thể sống trong hạnh phúc tràn đầy. Tôi đã vô cùng xúc động khi nghe bà kể về quãng thời gian trong trại tập trung. Alice nói với tôi rằng mọi khoảnh khắc trong cuộc đời bà ấy - kể cả những năm tháng đó - đều là một món quà.
Khi bạn gặp những người như thế, bạn sẽ không bao giờ quên được họ vì họ sở hữu một năng lực tuyệt vời, đó là năng lực sống với lòng biết ơn và trân trọng thế giới này. Bất chấp mọi thử thách, họ luôn tỏa ra năng lượng yêu thương và tràn ngập niềm vui. Trong khi đó, có những người mà bạn chỉ muốn gõ đầu họ một cái bởi họ nổi khùng chỉ vì sữa trong ly caffé latte của họ không đủ nóng!
Vậy bạn sẽ làm gì? Bạn có định tham gia cùng tôi trong trải nghiệm sự giàu có đích thực và lâu dài ngay hôm nay bằng cách rèn luyện tâm trí để tìm thấy niềm vui trong từng khoảnh khắc? Bạn lựa chọn sống trong một trạng thái đau khổ hay một trạng thái tốt đẹp? Bạn có đầy đủ năng lực để trở thành một chuyên gia biết tận hưởng cuộc sống, đong đầy tâm hồn mình với lòng biết ơn và niềm hạnh phúc lớn lao bất kể điều gì xảy ra. Hơn tất cả, niềm vui trong bạn sẽ lan tỏa đến mọi người xung quanh.
Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy lấy một mẩu giấy nhỏ và viết xuống vài dòng giải thích tại sao bạn quyết định sống trong trạng thái tốt đẹp và tại sao bạn làm được điều đó. Sau đó, hãy gửi ghi chú này cho ba người mà bạn yêu quý và đề nghị họ nhắc nhở bạn (một cách nhẹ nhàng!) bất cứ khi nào họ thấy bạn rơi vào trạng thái đau khổ.
Bằng cách viết ra quyết định của mình, bạn làm cho nó càng sáng tỏ, đồng thời cam kết với chính mình một cách công khai rằng bạn sẽ cương quyết thực hiện nó đến cùng. Hơn thế nữa, bạn còn truyền cảm hứng cho những người nhận ghi chú của bạn để giúp họ theo sát bạn trong việc bạn thực hiện cam kết sống trong trạng thái tốt đẹp.
Mọi người đều cần có một tầm nhìn. Tầm nhìn của tôi rất đơn giản. Tôi sẽ sống trong trạng thái tốt đẹp từng ngày trong suốt phần đời còn lại của tôi - và khi tôi đi chệch hướng, tôi sẽ tự bắt mình quay trở lại ngay lập tức. Điều này sẽ cho phép tôi mang lại nhiều thứ tốt đẹp hơn cho cuộc sống của những người khác và tất cả những người tôi yêu quý. Tôi hy vọng bạn sẽ tham gia cùng tôi trong sứ mạng này. Bởi vì, hãy để tôi nói với bạn: sống trong một trạng thái tốt đẹp là phần thưởng lớn nhất, là giải độc đắc thật sự, là kho báu vĩ đại nhất trên đời. Đó là một thành tựu hiếm có hơn nhiều - và to lớn hơn nhiều - so với việc trở thành một triệu phú hay tỷ phú. Nếu bạn có thể học cách lái con tàu cuộc sống của chính mình một cách nhuần nhuyễn và biết cách tận hưởng cả những lúc thăng trầm, khi đó bạn sẽ hoàn toàn vững vàng.
BÍ QUYẾT ĐỂ HẠNH PHÚC LÀ HÃY CHO ĐI
Tôi bắt đầu chương cuối này bằng việc nói về sự giàu có đích thực. Vì vậy, trước khi chúng ta chia tay nhau trên những trang sách, tôi muốn hỏi lại: Sự giàu có đích thực là gì? Làm thế nào bạn có thể thật sự trải nghiệm sự giàu có mỗi ngày? Khi phỏng vấn Sir John Templeton, một trong những nhà đầu tư quốc tế đầu tiên trở thành tỷ phú, tôi hỏi ông ấy: “Bí quyết để làm giàu là gì?”. Ông đáp: “Tony, đó là những gì anh đang truyền dạy”. Tôi cười và nói: “Tôi chia sẻ với mọi người rất nhiều thứ. Ông muốn nói thứ nào?”.
Với một nụ cười rộng mở trên khuôn mặt của mình, ông trả lời: “Lòng biết ơn! Anh biết đấy, Tony, cả hai chúng ta từng gặp những người có trong tay một tỷ đô-la và họ vẫn cảm thấy khốn khổ. Cho nên, có thể nói họ thật sự rất nghèo. Và cả hai chúng ta cũng từng biết những người dường như không có gì trong tay, nhưng họ biết ơn từng hơi thở của cuộc sống và về tất cả mọi thứ. Vì vậy, họ giàu có hơn nhiều”.
Từ sâu thẳm tâm hồn mình, chúng ta đều biết rằng không phải tiền mới làm cho chúng ta giàu có. Vì tôi chắc chắn bạn đã tìm thấy, kho báu lớn nhất không bao giờ là tiền bạc, mà đó là những khoảnh khắc của lòng biết ơn khi chúng ta trân trọng sự hoàn hảo và vẻ đẹp của chính nó. Đó là những khoảnh khắc chúng ta cảm thấy một thứ gì đó vĩnh cửu và không thể lay chuyển bên trong chúng ta, là cốt lõi tinh thần của chúng ta. Đó là sự ấm áp tràn ngập yêu thương trong các mối quan hệ của chúng ta với gia đình và bạn bè. Đó là tìm thấy một công việc có ý nghĩa. Đó là khả năng học hỏi và phát triển, chia sẻ và phụng sự.
Riêng đối với tôi, đó là niềm vui lớn khi giúp mọi người vượt qua giới hạn của họ và nhìn thấy họ tỏa sáng vì biết mình thật sự là ai và họ thật sự có khả năng đạt được sự giàu có đích thực. Tôi rất vui khi thấy cuộc sống của họ trở thành niềm hân hoan thay vì một trận chiến. Đó là cảm giác kỳ diệu rằng bằng cách nào đó tôi đã tạo ra một chút khác biệt cho họ, rằng tôi đã đóng vai trò đánh thức con người kỳ diệu và duy nhất trong họ. Thật cảm kích khi mọi thứ tôi từng trải qua không chỉ có ích cho tôi mà còn có ích cho nhiều người khác - rằng ngay cả nỗi đau sâu thẳm nhất tôi từng trải qua rốt cuộc đã đem lại điều tốt đẹp. Sự thật là không có món quà nào trong cuộc sống lớn hơn và có ý nghĩa hơn chính bạn.
Đây là công cụ tối hậu có khả năng thay đổi kết quả trò chơi. Hãy phụng sự ai đó hay một sứ mạng nào đó thật ý nghĩa, một lẽ sống mà bạn có thể theo đuổi bằng sự đam mê còn lớn hơn cả chính bạn. Điều đó sẽ khiến bạn giàu có. Hãy nhớ rằng không gì có thể làm chúng ta giàu có và hạnh phúc hơn bằng việc giúp đỡ người khác.
Người ta thường nói rằng họ sẽ cho đi chừng nào họ giàu có. Nhưng sự thật là bạn có thể bắt đầu cho đi ngay cả khi bạn có rất ít tài sản. Nếu một người không dám cho đi một xu trong một đồng của họ, họ sẽ không bao giờ cho 100.000 đô-la trong 1 triệu đô-la! Hãy bắt đầu ngay bây giờ với bất cứ những gì bạn có, và tôi đoan chắc với bạn rằng bạn sẽ nhận lại những phước lành không gì có thể so sánh được! Sự chuyển đổi tâm lý từ khan hiếm sang dồi dào này khiến bạn trở nên giàu có đích thực và mang lại cho bạn sự tự do viên mãn. Khi thực hiện sự thay đổi này, bạn đang huấn luyện bộ não của bạn nhận ra rằng có rất nhiều thứ có sẵn để bạn cho đi, để trân trọng và để yêu thương. Hãy nhớ là không chỉ tiền bạc, bạn cũng có thể dành thời gian, tài năng, tình yêu, lòng trắc ẩn và trái tim mình trao tặng cho người khác.
Mỗi ngày tôi đều cầu nguyện để mình có thể mang lại một phúc lành nào đó cho mọi người tôi gặp. Nếu bạn biến các công cụ và nguyên tắc trong quyển sách này thành nền tảng cốt lõi trong cuộc sống của bạn, chắc chắn bạn sẽ nhận - và cho đi - nhiều hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Khi sự tuôn trào hạnh phúc chảy đến với bạn và chảy đi từ bạn, bạn sẽ cảm thấy thật sự được ban ơn - và bạn sẽ trở thành một phúc lành ngày càng lớn hơn trong cuộc sống của những người khác. Đó mới chính sự giàu có đích thực trên đời này.
Tôi xin biết ơn vì đã có thể đồng hành cùng bạn đến hết quyển sách này. Tôi thật sự hy vọng nội dung của nó hữu ích cho bạn trên hành trình đến với tự do tài chính. Có lẽ một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau, và tôi rất vinh hạnh khi được nghe bạn kể câu chuyện về cách quyển sách này đã giúp bạn gia tăng tốc độ xây dựng cuộc sống mà bạn hằng mong muốn và xứng đáng có được như thế nào.
Xin hãy giở lại những trang này bất cứ khi nào bạn cần sự nhắc nhở về việc bạn thật sự là ai và tất cả những gì bạn có thể tạo ra. Hãy nhớ rằng bạn quan trọng hơn một khoảnh khắc. Bạn quan trọng hơn cả tiền bạc. Bạn mạnh mẽ hơn bất kỳ thử thách nào ngáng đường bạn. Bạn là linh hồn, là tinh thần và là những gì tinh túy nhất trên cõi đời này - và bạn thật sự có một tinh thần vững vàng. Cầu xin ơn trên luôn phù hộ bạn!
- Anthony Robbins