Trong bài này, tôi sẽ chỉ bàn về việc ngăn ngừa cũng như các biện pháp chăm sóc khi bé bị bệnh đường hô hấp và đường tiêu hóa. Chắc đó cũng là hai căn bệnh làm đau đầu hầu như tất cả các ông bố, bà mẹ trẻ. Khi mới sinh, hệ thống miễn dịch của bé rất yếu. Nhiệm vụ của bố mẹ là làm sao giúp bé từ từ làm quen với môi trường xung quanh, tạo điều kiện cho hệ thống miễn dịch mạnh dần lên. Hiện nay, các bố mẹ có xu hướng bảo vệ con quá mức cần thiết, cách ly các bé khỏi môi trường với suy nghĩ đơn giản là giữ gìn thì bé sẽ không mắc bệnh. Suy nghĩ đó thật sai lầm. Trái lại, chúng ta phải cho bé dần làm quen với môi trường, với những thay đổi thường xuyên của thời tiết để bé có một hệ thống miễn dịch tốt, ngăn chặn bệnh tật. Việc trẻ con sổ mũi và ho thường xuyên cũng là bình thường nếu chúng không sốt, vẫn ăn ngủ tốt, bố mẹ không cần lo lắng. Việc lạm dụng kháng sinh và các loại thuốc Tây khác khi chưa thật sự cần thiết chỉ làm cho hệ thống miễn dịch của bé bị suy yếu và bé càng hay mắc bệnh hơn. Hiện tượng nhờn thuốc có thể để lại hậu quả lâu dài, ví dụ, khi bé ốm và thật sự cần hỗ trợ của thuốc, các loại thuốc đều không còn tác dụng như mong muốn.
Tôi cũng có một lưu ý: Nếu theo phương pháp này, bạn sẽ phải tranh luận với bác sĩ tương đối nhiều, thậm chí nhiều lúc không cho bé uống những loại theo đơn bác sĩ cho. Tôi luôn dùng cách này: làm quen một bác sĩ, để họ chấp nhận khám và xác định bệnh, còn việc điều trị cho con thế nào phải có ý kiến của tôi. Trong mọi trường hợp, tôi chỉ cho bé dùng thuốc Tây khi thật cần thiết và chỉ dùng đủ liều, không kéo dài.
BỆNH HÔ HẤP
Các bệnh đường hô hấp ở trẻ thường tiến triển như sau: trước tiên bé ho, sụt sịt rồi chảy mũi nước, ngạt mũi (có thể sốt hay không sốt). Đây thường là triệu chứng bé viêm đường hô hấp trên. Lúc này, tôi cho bé đi khám chỉ để xác định bé có bị bội nhiễm không. Nếu chỉ là viêm đường hô hấp trên, tôi không cho bé uống kháng sinh mà uống nước cam và bưởi, ăn đủ các loại trái cây, uống probiotic và vitamin tổng hợp (loại đúng lứa tuổi) để tăng sức đề kháng. Tôi dùng nước muối biển (tự pha nước tinh khiết với muối biển – sea salt) để rửa mũi thường xuyên. Một ngày 2 – 3 lần, tôi giã một chút tỏi, pha thật loãng, nhỏ vào mũi bé. Lần đầu, bé khóc om sòm nhưng chỉ đến lần thứ 3 là bé quen, không khóc nữa.
Với các bé lớn hơn (từ 1 tuổi trở lên) đã biết súc miệng, bạn có thể pha các loại thảo dược sau để bé súc miệng hoặc uống. Đây đều là các loại thảo dược có tác dụng diệt virus, vi khuẩn.
• Xô thơm (Sage): Tôi mua loại lá xô thơm tươi, pha như pha trà cho bé súc miệng. Bạn có thể mua xô thơm khô bán ở các siêu thị người nước ngoài. Nếu muốn cho bé uống, bạn phải đun sôi 3 phút.
• Tía tô đất (Lemon balm), cây cúc dại (Echinacea), cây cam thảo (Licorice), cây bạc hà (Peppermint)…
Tất cả các loại siro chữa cảm, cúm đều chứa các thảo dược này.
Nếu theo dõi thật kỹ trong 3 ngày và thấy triệu chứng giảm dần, bố mẹ không cần dùng kháng sinh vì viêm chỉ dừng lại ở đường hô hấp trên, không lan xuống phế quản và phổi.
Bất cứ lúc nào thấy bệnh trở nặng, nghĩa là bé sốt cao, bố mẹ phải đưa bé đi khám và yêu cầu bác sĩ nghe phổi thật kỹ. Bạn có thể áp sát tai vào vùng ngực của bé, nếu thấy có tiếng khò khè phát ra từ ngực (chứ không phải từ cổ) thì nghĩa là bé đã bị viêm sâu xuống đường hô hấp dưới (phế quản, phổi) và cần uống kháng sinh 3 – 5 ngày. (Tôi không cho bé uống lâu hơn 5 ngày vì nếu 5 ngày mà chưa đỡ có nghĩa là bé không hợp với loại kháng sinh đó). Thường thì sau tối đa là 5 ngày, tôi dừng thuốc để theo dõi (lặp lại bước theo dõi trên). Với kiểu chăm sóc này, từ lúc đẻ cho đến 17 tháng, con gái tôi không phải uống viên thuốc nào. Lúc bắt đầu đi nhà trẻ, bé bị lây từ các bạn và ho thường xuyên, tôi vẫn bình tĩnh làm theo các bước trên và kết quả là từ 17 tháng đến 3 tuổi, cháu chỉ phải uống kháng sinh 3 – 4 lần. Sau 3 tuổi đến nay, cháu không uống kháng sinh lần nào. Tôi cho cháu uống vitamin tổng hợp và omega-3 đều đặn.
BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Nếu bạn cho bé ăn uống đúng cách, rất ít khi bé bị bệnh đường tiêu hóa. Nếu bé bị tiêu chảy, mua ngay công thức muối đường (oresol) cho bé uống để tránh mất nước. Cho bé uống nhiều nước và các loại nước trái cây pha loãng. Tuyệt đối không cho bé uống thuốc chống tiêu chảy khi chưa cần thiết. Tiêu chảy là phản ứng của cơ thể để đẩy các chất độc ra ngoài, nếu mình chặn không cho cơ thể đẩy ra hết, chất độc sẽ đọng lại tại đường ruột và có thể gây tiêu chảy tiếp trong tương lai. Ngay sau khi bé ổn định, cho bé ăn đủ chất và uống thêm vitamin tổng hợp để bổ sung dinh dưỡng cùng với probiotic để phục hồi sự cân bằng của hệ vệ sinh trong đường ruột.
BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở CÁC BÉ DƯỚI 3 TUỔI
Có mẹ từng kể bé nhà bạn bị bác sĩ kết luận viêm tai giữa và yêu cầu uống kháng sinh. Tôi hỏi và được biết triệu chứng là bé ngủ ít, ăn ít, hay lấy tay dụi mắt. Bé không sốt, không có hiện tượng tai bị chảy nước hoặc chảy mủ.
Sau khi tìm hiểu kỹ và tìm kiếm hàng lô tài liệu, tôi tìm được bài viết này, thấy rất hay nên tóm tắt lại để các ông bố bà mẹ có con nhỏ dưới 3 tuổi áp dụng:
1. Thế nào là bệnh viêm tai ở trẻ? Các bé dưới 3 tuổi có ống tai giữa (Eustachian tubes) ngắn, hẹp và nằm ngang hơn so với người lớn; vì vậy, ống này dễ bị tắc. Việc nhiễm khuẩn sau khi cảm, cúm cũng làm sưng ống tai giữa và khiến nó bị hẹp lại. Do vậy, dịch bị đọng gây áp lực và làm đau. Nếu bé khóc nhiều hơn và có vẻ khó chịu, lấy tay móc vào tai, có thể bé đã bị viêm tai. Các bạn đừng lo vì cứ 5 trong 6 trẻ bị viêm tai cho đến lúc 3 tuổi, con bạn không phải là ngoại lệ. Viêm tai (otitis media) là sự nhiễm trùng của phần tai giữa, hầu hết là ở khu nối giữa tai, mũi và họng. Bé thường viêm tai sau khi bị cảm do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Nếu được giữ vệ sinh sạch sẽ và được chăm sóc đúng, hầu hết các trường hợp sẽ khỏi hẳn trong vòng 1 – 2 tuần, không để lại di chứng gì cho trẻ sau này.
2. Các triệu chứng có thể có khi bé bị viêm tai giữa:
3. Viêm tai giữa có nên dùng kháng sinh? Từ nhiều năm trước, khi trẻ bị viêm tai giữa, bác sĩ thường yêu cầu uống kháng sinh. Nhưng với kiến thức hiện nay thì kháng sinh (trong hầu hết các trường hợp) không phải là lựa chọn tốt. Một nghiên cứu được đăng trong tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ (American Medical Association) đã nêu rõ: 80% các bé bị viêm tai giữa tự khỏi trong vòng 3 ngày mà không cần đến bất cứ loại kháng sinh nào. Việc dùng kháng sinh một cách không cần thiết để chữa viêm tai giữa sẽ gây nhờn thuốc và hậu quả là bé sẽ bị nhiễm đi nhiễm lại, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn nhiều trong tương lai. Hầu hết các chuyên gia và bác sĩ ở Mỹ đều có lời khuyên: khi bé bị viêm tai giữa, hãy theo dõi chặt chẽ trong vòng 48 – 72 tiếng trước khi quyết định cho bé uống kháng sinh. Nếu trẻ dưới 6 tháng, bố mẹ sẽ phải theo dõi rất cẩn thận ngay từ đầu và quyết định xem có cho bé dùng kháng sinh ngay hay không.
4. Làm gì để giảm đau cho bé?
5. Làm sao đề phòng viêm tai giữa ở trẻ?
6. Phải đưa bé khám bác sĩ ngay khi:
LỜI KHUYÊN CỦA CÁ NHÂN TÔI: Khi con gái bị bất cứ triệu chứng viêm nhiễm gì, tôi đều theo dõi kỹ các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh. Nếu chưa chắc chắn, tôi cũng cho đi khám bác sĩ nhưng kiên quyết không cho bé uống bất cứ thuốc gì trong 3 ngày đầu. Thường thì bệnh sẽ giảm dần từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và sau 7 – 10 ngày là khỏi hẳn. Thỉnh thoảng, bé bị dài hơn, triệu chứng xấu dần, tôi yêu cầu bác sĩ kiểm tra thật kỹ rồi “tra đi xét lại” từng loại kháng sinh bác sĩ kê xem có những hạn chế gì rồi mới cho uống. Bao giờ tôi cũng bắt đầu với loại kháng sinh nhẹ nhất.