- PHÒNG CHỐNG CẢM CÚM
- CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU NHẸ
T
ất cả các phần của cây cơm cháy đều được dùng trong y dược. Quả và hoa, được dùng khá phổ biến ngày nay, có tác dụng tăng cường miễn dịch và lợi tiểu. Quả chín có mùi vị hấp dẫn, nhưng sẽ tăng thêm khẩu vị nếu được nấu chín.
Quả
Chứa các hợp chất hóa học tự nhiên nhóm flavonoid giúp tạo màu sắc cho quả và ngăn ngừa các tổn thương đối với tế bào.
Hoa
Có tác dụng chữa trị nghẹt mũi.
CÔNG DỤNG
TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH
Hoa cơm cháy được dùng làm thuốc điều trị bệnh tắc nghẽn phổi, ngoài ra còn có tác dụng vã mồ hôi và hạ sốt. Si-rô làm từ quả có tác dụng tăng cường miễn dịch, đặc biệt phòng tránh cảm cúm vào mùa đông.
GIẢI ĐỘC
Quả cơm cháy có tác dụng lợi tiểu nhẹ và nhuận trường.
HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT
BẢO QUẢN
Quả có vị chua, do đó nên chế biến thành mứt, si-rô, ngâm đường để có thể thu nhận tối đa các dưỡng chất từ quả.
HOA
Hoa cơm cháy được sử dụng để chế biến mọi thứ – từ rượu “champagne” nhẹ cho đến nước súc miệng làm dịu chứng viêm họng. Các hợp chất hóa học có trong hoa cơm cháy có tác dụng giảm sưng viêm màng nhầy và xoang.
CHẾ BIẾN
SI-RÔ
Pha 600 ml nước ép quả cơm cháy với 450 g mật ong, trộn đều hỗn hợp. Khi bị cảm lạnh, hãy uống 2 muỗng (10 ml).
TRÀ
Bỏ 2 – 4 chùm hoa tươi (hoặc 2 muỗng hoa khô cho mỗi tách trà) vào ấm trà, đổ nước sôi vào. Hãm trà trong vài phút, rồi thưởng thức. Loại thức uống này có tác dụng chữa trị ho và có nhiều đờm.
RƯỢU NHẸ
Cho 900 g quả cơm cháy vào nồi, thêm 1 chén nước vào và đun nhẹ để dịch quả tiết ra. Tán nhuyễn quả, lọc lấy nước, rồi đổ lại vào nồi. Thêm 250 g đường, gừng (cỡ 1 lóng tay) mài nhuyễn. Đun nhẹ trong 1 giờ. Lọc lấy nước, đổ vào chai sạch và đậy kín. Có thể bảo quản trong tủ lạnh được 3 tháng. Pha loãng trước khi dùng.