- BẢO VỆ MẮT
- CÓ TÍNH NHUẬN TRƯỜNG
- CÂN BẰNG ĐƯỜNG HUYẾT
- HỖ TRỢ CHỨC NĂNG GAN
M
ận có đặc tính chống oxy hóa và giải độc, kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể và chứa các chất khoáng như crôm, kali, selen và một số khoáng chất khác; ngoài ra mận còn chứa vitamin C và beta-carotene. Mận khô được xem là bài thuốc dân gian để chữa trị chứng táo bón.
MẬN TÍM
Vỏ có màu tím sậm, thịt quả có màu đỏ, giàu các hợp chất chống oxy hóa nthocyanin hơn các loại khác.
MẬN KHÔ
Giúp chữa trị táo bón.
MẬN VICTORIA
Các hợp chất chống oxy hóa trong loại quả này giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
MẬN GREENGAGE
Giống như các loại mận khác, mận xanh giàu chất xơ, kali và beta-carotene.
CÔNG DỤNG
BẢO VỆ MẮT
Các hợp chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa chứng thoái hóa điểm vàng do lão hóa (nguyên nhân chính gây mất thị lực).
GIẢM NHẸ CHỨNG TÁO BÓN
Mận giàu chất xơ (đặc biệt là pectin), fructose và lưu huỳnh, giúp chuyển thức ăn qua ruột dễ dàng. Chất xơ có trong mận, cùng với sorbitol và isatin, có tác dụng nhuận trường.
KHỬ ĐỘC
Tăng cường khả năng giải độc và cải thiện chức năng gan, cũng như cải thiện chức năng của các cơ quan khác. Đặc tính khử độc còn giúp cải thiện sức khỏe của da.
KÍCH THÍCH TRAO ĐỔI CHẤT
Chứa các hợp chất, khoáng chất có lợi như canxi, kali, magiê và hợp chất chống oxy hóa beta-carotene. Các chất dinh dưỡng này giúp điều hòa nhịp tim, huyết áp, đường huyết và cân bằng nước trong cơ thể. Mận tía Damson có tính năng kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa nếu được ăn trước bữa ăn.
HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT
QUẢ KHÔ
Ăn mận khô là một cách hay để thu nhận lợi ích từ mận quanh năm. Mận chứa cả 2 loại chất xơ (hòa tan và không hòa tan) giúp điều hòa đường ruột và cân bằng đường huyết.
ĂN CẢ VỎ
Các hợp chất chống oxy hóa tập trung hầu hết ở vỏ mận.
CHẾ BIẾN
MẬN ĐÚT LÒ
Cắt đôi quả mận (bỏ hột), nướng với nhiệt độ 180oC cho đến khi quả héo lại. Có thể dùng ngay, hoặc rưới lên chút mật ong hay sữa chua (nếu muốn).
RAU TRỘN
Thêm một ít mận hoặc hạt dẻ xắt nhỏ vào món rau trộn. Rưới một ít dầu ô liu và giấm hoa quả (như việt quất hoặc mâm xôi).