“Khi một anh chàng trẻ tuổi cứng rắn dám đối đầu với kẻ ức hiếp vĩ đại – thế giới – và dũng cảm xông lên, anh ta thường ngạc nhiên nhận thấy nó mềm nhũn trong tay mình và rằng nó chỉ tỏ vẻ cứng rắn để hù dọa những kẻ lữ hành hèn nhát.”
Ralph Waldo Emerson (1803–1882)
Hiện tượng ức hiếp ở công sở đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhân viên rời khỏi công ty. Tháng 8 năm 2007, Zogby International đã cùng với Tổ chức Bảo vệ Quyền lợi Người lao động thực hiện một cuộc khảo sát với 7.740 người tham gia. Cuộc khảo sát cho thấy:
Kết quả của cuộc khảo sát đã chỉ ra rất rõ rằng nếu bỏ qua cho hiện tượng bắt nạt, ức hiếp trong công ty, những người sử dụng lao động sẽ phải trả giá rất đắt. Chi phí hữu hình bao gồm chi phí thay thế nhân công như tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo; chi phí do thiếu nhân sự làm giảm năng suất; bồi thường cho nhân viên; bảo hiểm thương tật ngắn hạn và dài hạn. Chi phí vô hình bao gồm giảm chất lượng lao động và khó tuyển được nhân công dài hạn cũng như bất lợi khi hoạt động trì trệ do mang tiếng xấu.
Do đó, sự ức hiếp cần phải được chú ý tới trong công tác quản lý.
Kẻ ức hiếp trong tranh luận: Nắm vững nghệ thuật tự vệ bằng lời
Bạn đã bao giờ thấy mình ở trong một cuộc tranh luận hết sức vô lý chỉ để nhận ra rằng bạn không hề quan tâm đến vấn đề đang tranh cãi và thậm chí còn không thể nhớ nổi vì sao mình lại bị mắc kẹt trong cuộc tranh luận này? Có được kỹ năng tự bảo vệ bằng lời nói là một tài sản cực kỳ giá trị.
Đã có rất nhiều cuốn sách viết về nghệ thuật tranh cãi hiệu quả. Một số tin tưởng rằng tự vệ bằng lời đồng nghĩa với việc chiến đấu lại, rằng bạn phải tiêu diệt đối thủ để có thể giành chiến thắng trong cuộc tranh luận. Để làm việc này, bạn cần có ngôn ngữ sắc bén và những lời lẽ đanh thép để có thể đánh bật những lời tranh luận của đối thủ. Những người khác lại khuyên bạn hãy hít thở thật sâu và nói với đối thủ là bạn thực sự tôn trọng cảm giác của anh ta, bạn hiểu anh ta nghĩ gì…
Các chiến lược này hầu như không hiệu quả, đặc biệt là khi bạn phải đối phó với một người muốn – bằng cách này hay cách khác – khiến bạn đau đớn. Nếu đối thủ của bạn quan tâm đến việc trao đổi các ý tưởng một cách bình tĩnh và thông minh thì ngay từ đầu bạn đã không sa vào tranh luận như thế.
Những chiến thuật tâm lý hiệu quả mà chúng tôi gợi ý sẽ tiết lộ một giả định rằng bạn đang đối mặt với một người hay ức hiếp người khác và các kênh giao tiếp thông thường đều đã bị chặn đứng. Bạn sẽ học cách tránh né việc bị đàn áp và làm chủ tình huống.
Mỗi chiến lược của chúng ta đều nhấn mạnh quy tắc đầu tiên để tranh cãi hiệu quả, đó là: Không bao giờ và không khi nào cần phòng vệ. Giây phút bạn bắt đầu bảo vệ bản thân để chống lại lời buộc tội, bạn đã thua. Và bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn kể từ giây phút đó. Bảo vệ bản thân chỉ có nghĩa rằng bạn tin vào những lời buộc tội của đối phương. Bạn đã bao giờ nhìn ai đó trong tư thế phòng thủ chưa? Trông anh ta không chỉ có vẻ tội lỗi mà còn nhanh chóng trở thành một bao cát để nhận những cú đấm bằng lời. Một khi đã ở trong tư thế phòng thủ, bạn sẽ mãi phòng thủ. Hãy nhớ, bạn không bao giờ có thể chiến thắng nếu đang rơi vào bước đường cùng.
Chiến lược 1 Võ mồm
Một cách nhanh chóng và chính xác để chống đỡ sự tấn công bằng lời là bác bỏ tiền đề của sự tấn công. Chẳng hạn, khi sếp buộc tội bạn vì đã không hết mình với công việc. Tiền đề ở đây là bạn không làm việc chăm chỉ hoặc ít nhất là không chăm chỉ như sếp mong muốn. Bạn không muốn tranh cãi dựa trên vấn đề này bởi cho dù bạn có khẳng định hùng hồn rằng mình làm việc hiệu quả ở mức 110% mỗi ngày, bạn vẫn đang bảo vệ mình và việc đó cũng đồng nghĩa với việc mở đường cho những điều bất lợi.
Ngay cả khi bạn chỉ ra được rằng mình dành nhiều thời gian để làm việc hơn bất cứ ai trong phòng, sếp bạn vẫn luôn luôn nói: “Anh có thể làm việc chăm chỉ, nhưng anh không làm việc hiệu quả” hay: “Vấn đề của anh là không có khả năng giao việc cho người khác.” Bạn đã mở đường cho ông ta mổ xẻ các vấn đề của mình và thậm chí sẽ phải chịu đựng nhiều lời buộc tội hơn nữa mà không có cách nào để tiếp tục bảo vệ mình. Giờ đây, bạn đã thực sự tham gia vào một cuộc tranh cãi và gần như không có cơ hội chiến thắng.
Việc vận dụng khéo léo những chiến thuật sau đây sẽ chỉ cho bạn cách hành động trong những tình huống như thế, biến tất cả các cuộc tranh luận thành lợi thế của bạn và ngăn chặn sự đàn áp ngay từ đầu.
Vì mục tiêu của bạn không phải là phòng thủ, nên rõ ràng là bạn nên tấn công ngay lập tức. Lợi ích của cách tiếp cận này là sẽ cho phép bạn bảo vệ bản thân mà không cần phải phòng thủ.
Khi được hỏi một câu hỏi mà bạn cảm thấy nó không công bằng và nhằm mục đích tấn công (chẳng hạn: “Cậu không hề dốc sức làm việc, đúng không?”), hãy trả lời bằng câu: “Tôi phải trả lời thế nào thì ông mới vừa lòng?” Bạn sẽ nhận được một trong hai kiểu phản ứng. Nếu câu trả lời là: “Tôi không biết,” bạn có thể trả lời: “À, nếu ông không biết câu trả lời là gì thì làm sao mà tôi biết được?” Một phản ứng khác có thể xảy ra – phản ứng được ưa thích hơn, đó là ông ta sẽ đi vào vấn đề cụ thể. Nhưng không sao. Ít nhất giờ đây bạn cũng có việc để làm. Và thật tình cờ, hãy chú ý rằng bây giờ người trả lời câu hỏi là ông ta chứ không phải là bạn. Ông ta mới là người bị dồn vào thế bí.
Chẳng hạn, đồng nghiệp của bạn nói: “Anh không có đủ kinh nghiệm để quản lý cái phòng này.” Thay vì nói: “Có, tôi có thể, bởi vì…” (đây là cách trả lời phòng thủ, vì giờ đây đối thủ của bạn đã có thể tìm ra các lỗ hổng trong những lý do bạn đưa ra), bạn nên trả lời: “Theo anh thì tôi cần phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm?” Giả sử cô ta nói: “Ít nhất là 10 năm.” Sau đó bạn có thể trả lời: “Được thôi, thế 9 năm thì sao? Liệu có ít quá không?” Giờ đây thay vì bạn phải tự bảo vệ bản thân thì cô ta phải bảo vệ câu trả lời của mình.
Và đây là phần tốt nhất: Khi bạn yêu cầu người đang có ý định lấn át mình nói cụ thể hơn, cô ta sẽ bắt đầu thấy khó khăn hơn để biện minh cho niềm tin của mình. Chẳng hạn, giờ đây người đối diện sẽ phải giải thích sự khác nhau giữa 10 năm và 9 năm (Không ai có thể làm được việc này!). Và thậm chí nếu đối phương chứng minh được quan điểm của mình là đúng, bạn chỉ cần tiếp tục tạo sức ép bằng cách hỏi xem tại sao cô ta lại cảm thấy thế, tiếp tục yêu cầu được cung cấp những thông tin cụ thể hơn. Càng cụ thể, cô ta càng dễ gặp rắc rối.
Nói tóm lại, chiến lược của bạn là: Buộc đối phương phải giải thích lý do ý kiến của mình là đúng, thay vì bạn phải giải thích tại sao câu trả lời của bạn đúng. Xét về lĩnh vực luật pháp, chiến lược này được biết đến như một hành động biến đổi cục diện tranh luận. Và hãy tưởng tượng những người chứng kiến cuộc tranh luận sẽ nhìn nhận người đang có ý định ức hiếp bạn như thế nào? Người này sẽ trở thành một người cứng nhắc, bảo thủ, hay tranh cãi bởi giờ đây cô ta đang ở vị trí của một người đang tự bảo vệ bản thân chống lại ý tưởng của chính mình.
Chiến lược 2 Từ chối quyền sở hữu
Khi ai đó cư xử thô lỗ với chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy tức giận, và phản ứng tự nhiên của chúng ta là bảo vệ cái tôi của mình. Mọi người thường phản ứng theo kiểu: “Sao anh dám nói với tôi như thế? Tôi không hề làm điều gì sai cả!” Khi làm thế, bạn đã biến những vấn đề của con người giận dữ này thành vấn đề của bạn.
Tại sao bạn lại để ai đó điều khiển cảm xúc của bản thân mình? Khi cho phép mình giận dữ, bạn đã cho người khác cơ hội được kiểm soát cảm xúc của mình. Và bạn sẽ mất rất nhiều quyền lực, đặc biệt là với những người không hề tôn trọng và sẵn sàng cư xử thô lỗ với bạn.
Bằng cách chống lại khuynh hướng phòng thủ ban đầu của mình, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì quyền lực mình giành lại được từ đối phương. Đừng biến vấn đề của anh ta thành vấn đề của bạn. Đó là vấn đề của anh ta, không phải của bạn. Vì vậy, chẳng hạn, thay vì nói: “Sao anh dám nói với tôi như thế?” hãy tháo ngòi nổ bằng câu: “Dường như anh vừa trải qua một ngày đầy mệt mỏi?” hoặc: “Có vẻ như anh đang rất khó chịu.”
Giây phút bạn phản ứng với một câu nói có chứa đại từ nhân xưng tôi, bạn đã đột ngột thay đổi động lực tâm lý. Bạn tạo ra một mối liên hệ giữa bản thân và anh ta, còn khi chỉ sử dụng đại từ nhân xưng anh, vấn đề vẫn chỉ là vấn đề của riêng anh ta.
Và một vài điều nữa: Bạn sẽ nhận ra rằng khi không phản ứng theo kiểu phòng thủ, bạn sẽ khó có cảm giác khó chịu khi mọi thứ thay đổi. Bạn sẽ nhận ra rằng khi bạn không biến vấn đề thành của mình thì nó sẽ chẳng liên quan gì đến bạn cả.
Chiến lược 3 Những lời khuyên nhỏ
Đôi khi việc áp đặt được ngụy trang dưới dạng những lời khuyên mà bạn không hề mong muốn. Tất cả chúng ta đều nhận được chúng, vào lúc này hay lúc khác. Hãy nói cám ơn một cách chân thành với người đó vì sự sáng suốt của cô ấy và tiến lên, thậm chí nếu lời khuyên đó tạo ra một ấn tượng bạn là một người làm việc không hiệu quả và chỉ quan tâm đến bản thân mình mà thôi. Bạn có thể xem xét lại những lời khuyên sau và xem liệu có lời khuyên nào có ích cho mình không. Để có thể tiếp thu những lời khuyên mang tính xây dựng, hãy hít một hơi thật sâu để có thể tách bạch rõ ràng giữa thông điệp và người đưa ra thông điệp.
Nếu lời khuyên đó không mang tính xây dựng, hãy nhìn nhận rằng có thể cô ta đang gặp chuyện gì đó không vui nên cần phải tấn công bạn để có thể có cảm giác tốt hơn về bản thân. Nếu để mình trở nên giận dữ, khó chịu và phòng thủ thì cũng giống như việc bạn đánh vào cẳng chân của một người đàn ông 90 tuổi đang muốn đánh nhau với bạn. Bạn sẽ không thể chiến thắng. Hãy cố gắng để cảm thông và thấu hiểu cho người đối diện – dù động cơ của cô ta có là gì đi chăng nữa. Hãy nói: “Cám ơn, tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” và bạn sẽ vô hiệu hóa được mục đích của kẻ áp bức.
Giờ đây, bạn có thể suy nghĩ về việc bổ sung một hành động cuối cùng vào phản ứng của mình: H ỏi người đối diện xem cô ấy thực sự có khả năng và hiểu biết trong những lĩnh vực cô ấy vừa khuyên bạn không. Hãy nhớ, chiến lược này chỉ hiệu quả nếu bạn có thể kìm chế để không hỏi bằng giọng điệu châm biếm! Xem xét những ví dụ sau:
Nhận xét: Mary, cô có biết bài thuyết trình hôm qua của cô không thực sự hiệu quả không?
Phản hồi của bạn: Thật sao? Cám ơn vì đã cho tôi biết điều đó. Rất nhiều người sẽ không nói cho tôi bởi họ nghĩ rằng tôi sẽ khó chịu. Anh có được kĩ năng thuyết trình ở đâu vậy?
Nhận xét: Anh biết đấy, Aaron, tôi muốn anh thấy rằng những cố gắng thay đổi tình thế của anh không thể thuyết phục được ai đâu.
Phản hồi của bạn: Thật sao? Tôi thực sự đánh giá cao việc anh xem xét tình hình giúp tôi. Theo anh làm thế nào để tôi có thể khắc phục được điểm yếu đó?
Nhận xét: Tôi nghĩ rằng anh đang cố gắng giảm cân. Liệu anh có nên ăn món đó không?
Phản hồi của bạn: Ồ, anh thật tốt khi đã nhắc nhở tôi về việc tôi đang ăn kiêng. Cám ơn rất nhiều. Anh có vẻ là một người có ý chí mạnh mẽ. Tôi ước gì anh có thể nói với tôi bí quyết của anh.
Hãy luôn nhớ rằng người nào không tôn trọng bạn thì cũng không hề tôn trọng bản thân họ. Cô ta khao khát được tôn trọng. Hãy tôn trọng cô ta. Khi nói cám ơn và xin lời khuyên từ người đối diện, bạn không những kết thúc sự tấn công mà còn xoa dịu tâm hồn và thỏa mãn khao khát đó của cô ta. Nói một cách công bằng, nếu chỉ vì đối phương không phê bình một cách tích cực thì không thể đánh giá rằng cô ta không quan tâm đến bạn. Có thể người này chỉ không có đủ kĩ năng để phê bình bạn một cách thân thiện và dễ chịu mà thôi.
Chiến lược 4 Trở lại chủ đề chính
Được rồi, nhưng giả sử rằng bạn đang đi quá xa khỏi chủ đề của cuộc tranh luận, vấn đề này không còn nằm trong tầm kiểm soát của bạn nữa và bạn chỉ muốn rút ra? Đừng lo! Chiến lược này sẽ cứu bạn.
Nếu không thích câu hỏi mà bạn đang được hỏi, đừng trả lời nó. Hãy trả lời một câu hỏi khác. Chẳng hạn như: “Trong giới hạn của cái gì?” hay: “Ý anh thực sự là gì?” Những câu hỏi kiểu này buộc người đối diện phải nhắc lại câu hỏi, đồng nghĩa với việc bây giờ bạn có thể trả lời câu hỏi mới thay vì câu hỏi ban đầu mà không bị nhìn nhận là né tránh trả lời câu hỏi.
Chẳng hạn, nếu được hỏi: “Tại sao tất cả các nhân viên đều phàn nàn về những quy định mới?” Bạn sẽ thấy mình không có cách nào để chiến thắng nếu trả lời câu hỏi đó. Nó giống như việc bạn hỏi một người đàn ông xem anh ta có còn đánh đập vợ không. Bất cứ câu trả lời nào cũng là một câu trả lời tồi tệ. Vậy hãy yêu cầu người đối diện làm rõ câu hỏi rồi sau đó trả lời câu hỏi mới cụ thể hơn. Dưới đây là cách bạn thay đổi tình huống:
Giờ đây bạn đã có hai người phàn nàn một cách cụ thể về mức thưởng cao nhất thay vì toàn bộ kế hoạch chi trả tiền hoa hồng. Tình huống đã trở nên dễ kiểm soát hơn rất nhiều. Nhưng bạn muốn thu hẹp phạm vi của câu hỏi hơn nữa. Bởi giờ đây người đặt câu hỏi có vẻ như bắt đầu muốn tranh luận nhiều hơn chứ không phải bạn.
“Mức thưởng cao nhất?” bạn trả lời, rồi tiếp tục: “Họ nghĩ là họ cần được hưởng bao nhiêu phần trăm?” Bạn có thể nhận thấy lập luận của cô ấy có vẻ như bắt đầu tiêu tan rất nhanh.
Hãy nghĩ về những gì bạn vừa đạt được. Bạn đã chế ngự được câu hỏi ban đầu để có thể trả lời một câu hỏi mới, khiến người đối diện trở nên phòng thủ và buộc người này phải đi vào chi tiết điều mà như chúng ta đã nhận thấy từ trước, sẽ khiến cô ta trông có vẻ ngốc nghếch và thích tranh luận. Ai là người chiến thắng ở đây?
Nhưng hãy nhớ, bạn muốn tránh bị coi là đang né tránh câu hỏi. Những người né tránh câu hỏi sẽ tự mình làm giảm sút độ tín nhiệm của bản thân và có vẻ như không hợp tác, điều này chỉ có thể đem đến một kết quả là bạn sẽ phải tranh cãi nhiều hơn nữa.
Nếu cách tiếp cận này không phù hợp thì đây là một cách khác để thay đổi mục tiêu mà không cần phải tranh cãi và giúp xây dựng một cuộc tranh luận hữu ích, mang tính xây dựng hơn – một lần nữa, bạn không cần phải phòng thủ.
Khi bạn được hỏi một câu hỏi khó, hãy phản hồi: “Tôi nghĩ điều mà anh thực sự muốn nói là…” (và sau đó thay đổi câu hỏi).
Giả sử người ta nói với bạn rằng: “Tôi không nghĩ rằng anh đã sẵn sàng để được thăng chức lần này.”, hãy trả lời: “Tôi nghĩ điều anh đang thực sự muốn nói là nếu tôi có thể chứng minh với anh rằng tôi không chỉ giảm chi phí cho công ty xuống 50% mà còn tăng doanh thu lên 30 đến 40% thì tức là tôi đã ‘sẵn sàng’, đúng không?” Đây hoàn toàn không phải là câu hỏi của anh ta lúc trước nữa. Tất nhiên rồi! Nhưng câu trả lời của bạn đã thêm các động lực bên cạnh câu hỏi. Và điều quan trọng nhất, anh ta buộc phải đồng ý với bạn, đơn giản là vì nếu bạn có thể làm những việc mà câu trả lời của bạn đã đặt ra, sẽ không còn lý do gì để bạn không được thăng chức nữa, đúng không? Tiếp theo, bạn trình bày chiến lược để tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí và đừng bao giờ quay lại.
Một đồng nghiệp nói với bạn rằng: “Có vẻ như anh không thực sự tôn trọng đồng nghiệp của mình.” Bạn nói: “Tôi nghĩ điều anh thực sự muốn nói là anh từng bị tổn thương và tôi cần phải chứng minh với anh rằng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa.” Giờ đây, bạn đã có một vài vấn đề cụ thể để giải quyết.
Hãy xem xét thêm một ví dụ nữa. Khi bạn được hỏi: “Làm thế nào mà anh có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng đến thế?” Bạn trả lời: “Nếu tôi hiểu đúng, tôi nghĩ rằng anh muốn biết những vấn đề liên quan khác mà có thể anh chưa được biết?” Đó không phải là câu hỏi của anh ta, nhưng nó là một câu hỏi dễ dàng hơn rất nhiều để trả lời bởi bạn đã ngầm nói rằng vấn đề đó không phải – hoặc ít nhất không hoàn toàn – là do lỗi của bạn. Nó cho bạn cơ hội để phân tích những khía cạnh cụ thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng mà bạn đang bị buộc tội là đã gây ra.
Bạn sẽ không thể trả lời một câu hỏi trừu tượng một cách thông minh. Hãy chuyển hướng câu hỏi đến một cái gì đó rõ ràng, cụ thể hơn và sau đó mới phản hồi. Đừng để bị bất cứ ai kích thích và buộc bạn trả lời một câu hỏi hoặc nhận xét mơ hồ. Bạn sẽ không thể chiến thắng. Hãy thay đổi câu hỏi, khiến nó cụ thể hơn và sau đó trả lời.
Chiến lược 5 Áp bức ngầm – hai công cụ hữu hiệu
Bạn sẽ làm gì nếu hành động áp bức đến dưới dạng hành vi và thái độ thụ động – gây hấn? Đầu tiên, hành vi và thái độ thụ động – gây hấn chính xác nghĩa là gì? Với mục đích của chúng ta ở đây, nó miêu tả một người không lựa chọn việc đối đầu với tình huống hoặc sự tranh cãi trực tiếp và thẳng thắn. Đúng hơn, cô ta muốn gián tiếp trả đũa một ai đó bằng cách làm tổn thương và gây phiền hà cho họ theo cách mà không ai có thể nghĩ là cô ta cố tình làm vậy. Chẳng hạn như, nếu trợ lý của bạn cảm thấy bạn không tôn trọng cô ấy ở mức độ cô ấy mong muốn, thậm chí mặc dù cô ấy thấy bị làm phiền, cô ấy vẫn cảm thấy mình không đủ khả năng để nói thẳng với bạn về vấn đề đó. Do vậy, cô ta – một phần là vô thức – sắp xếp tài liệu lộn xộn, đi làm muộn hay không trả lời các cuộc điện thoại quan trọng…
Cô ta không có đủ dũng cảm để đối chất trực tiếp với bạn và chuyện này cứ tiếp tục kéo dài, do đó cô ta chọn cách ngấm ngầm trả đũa bạn theo cách khác, tại một thời điểm khác, khi thì đi làm muộn, khi thì vô tình quên không làm việc gì đó quan trọng, có khi chỉ đơn giản là gây phiền hà cho bạn.
Công cụ số 1: Làm đẹp mặt cả hai
Yêu cầu người đó giúp đỡ bạn xử lý chính công việc mà anh ta đang gây khó khăn cho bạn. Tác động tâm lý phía sau công cụ này có sức mạnh kép. Đầu tiên, anh ta quyết định đầu tư nhưng anh ta cũng muốn vụ đầu tư của anh ta có lợi nhuận. Điều này chỉ có thể xảy ra nếu mọi chuyện của bạn thuận lợi. Nếu anh ta khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn, áp lực và sự hỗn loạn có thể khiến bạn trở nên thiếu hiệu quả – và lời khuyên của anh ta sẽ trở nên vô dụng. Tất cả chúng ta đều muốn mình đúng và anh ta cũng sẽ cố gắng hết sức để mọi thứ dễ dàng hơn và bạn có thể được hưởng lợi từ sự sáng suốt của anh ta.
Chẳng hạn như, Chloe – trưởng phòng kế hoạch có một thư ký – Marge – người thường xuyên sắp xếp tài liệu thiếu khoa học. Chloe có thể yêu cầu Marge thiết kế một hệ thống sắp xếp tài liệu hiệu quả. Khi đâu đã vào đấy, hệ thống Marge tạo ra chỉ hữu ích nếu Chloe không còn phải mất thời gian tìm kiếm tài liệu nữa. Do vậy, Marge không những không còn là kẻ phá hoại nữa mà còn cố gắng giúp Chloe làm việc hiệu quả hơn. Chloe càng mất ít thời gian để tìm kiếm tài liệu thì càng chứng minh được mức độ hiệu quả của hệ thống mà Marge tạo ra.
Công cụ 2: Tôi hiểu
Công cụ này khiến việc ai đó muốn hành động thụ động – gây hấn để trả đũa bạn trở nên bất khả thi. Đầu tiên, bạn đưa hành động của anh ta ra ánh sáng bằng cách nói với anh ta rằng bạn biết anh ta đang làm gì. Tiếp theo, hãy nói với anh ta rằng bạn biết tại sao anh ta buộc phải làm vậy và bạn hoàn toàn hiểu anh ta nghĩ gì. Bí quyết ở đây là phải suy nghĩ dựa trên vấn đề thực sự chứ không phải hành động thụ động – gây hấn của anh ta.
Chẳng hạn như, Hillary có một đồng nghiệp là Wallym – người luôn luôn quên chuyển những lời nhắn anh ta nhận được qua điện thoại cho cô kịp thời. Cô nói với anh ta một cách hết sức bình thường, với một giọng điệu không hề mang tính buộc tội rằng: “Wally, tôi hiểu lý do tại sao đôi khi anh quên không chuyển lời nhắn qua điện thoại cho tôi. Đó là vì anh có quá nhiều việc phải làm và anh cảm thấy công việc hơi quá tải một chút. Tôi muốn anh hiểu rằng dù thế nào tôi cũng không để bụng chuyện đó đâu, anh không thể tránh được việc đó, dù anh có muốn hay không.”
Tất nhiên là Wally sẽ bác bỏ hành vi hoặc động cơ của anh ta, hoặc cả hai. Sau đó Hillary sẽ nói: “Tôi xin lỗi. Đáng lẽ tôi không nên nói gì.” Giờ đây, bất cứ khi nào nhận được một cuộc gọi, nếu Wally không chuyển cho Hillary lời nhắn, anh ta sẽ thừa nhận rằng những gì cô nói là đúng và cái tôi của anh ta sẽ không để anh ta làm thế.
Chúng ta cần phải ghi nhớ rằng người nào càng tỏ ra cứng rắn thì bên trong họ càng mềm yếu. Đó là một cách tự nhiên để bảo vệ những gì dễ bị tổn thương. Do vậy, nếu bạn muốn hiểu một số vấn đề cốt lõi (cũng như tìm kiếm một số công cụ khác), hãy tham khảo những chương liên quan.
Xem thêm: