Đức Phật vào một thị trấn. Thị trấn đó có một người mù đầu óc vô cùng logic, lý trí. Cả thị trấn đã cố gắng bảo anh ta rằng có ánh sáng nhưng không ai chứng minh được.
Chẳng có cách nào chứng minh ánh sáng. Hoặc bạn thấy hoặc bạn không thấy nó, còn chẳng có cách nào để chứng minh.
Người mù nói: “Tôi sẵn sàng rồi. Tôi có thể chạm vào đồ vật và cảm nhận chúng bằng đôi tay mình. Các vị hãy mang ánh sáng của các vị tới và tôi muốn chạm vào để cảm nhận nó.”
Nhưng ánh sáng không phải thứ sờ mó được. Họ nói: “Không, không thể chạm vào hay cảm nhận nó được đâu.”
Anh ta nói: “Tôi có những cách khác. Tôi có thể ngửi nó, tôi có thể nếm nó. Tôi có thể đập lên nó và nghe âm thanh. Nhưng đó là tất cả những công cụ tôi có – tai tôi, mũi tôi, lưỡi tôi, tay tôi – tôi sẵn sàng cung cấp cho các vị mọi khả năng của mình. Tôi nên nghe theo giác quan bình thường của chính tôi hay nên nghe theo các vị? Tôi nói không có ánh sáng; nó chỉ là một điều bịa đặt, điều bịa đặt của những kẻ xảo quyệt muốn đánh lừa những người đơn giản như tôi để các vị có thể chứng minh rằng tôi mù còn các vị thì có mắt. Các vị không quan tâm đến ánh sáng, các vị chỉ quan tâm đến việc chứng tỏ rằng các vị có mắt còn tôi thì không. Các vị muốn cao hơn, thượng đẳng hơn. Bởi các vị không thể logic, lý trí hơn tôi nên các vị đã mang đến một điều lố bịch. Quên đi nhé, các vị đều mù cả thôi. Chẳng ai từng nhìn thấy ánh sáng vì ánh sáng không tồn tại.”
Con ong không bao giờ tích trữ cho ngày mai, hôm nay là đủ cho chính nó.
Khi nghe nói Đức Phật tới thị trấn, mọi người bảo: “Đây là cơ hội tốt đấy. Chúng ta nên đưa người mù ưa lý luận của chúng ta đến chỗ Đức Phật, không chừng ngài có thể thuyết phục anh ta. Chúng ta không thể tìm được ai tốt hơn để làm việc này đâu.”
Họ đưa người mù đến chỗ Đức Phật. Họ kể lại câu chuyện đang diễn ra. Một người mù đang chứng minh là tất cả họ đều mù, đang chứng minh rằng không có ánh sáng, và họ hoàn toàn bất lực trong việc chứng minh sự tồn tại của ánh sáng.
Những lời của Đức Phật thật đáng ghi nhớ. Ông ấy nói: “Các vị đã mang anh ta đến sai người rồi. Anh ta không cần một nhà hiền triết, anh ta cần một bác sĩ. Vấn đề không phải là thuyết phục anh ta mà là cứu chữa đôi mắt anh ta. Nhưng đừng lo lắng, ta có bác sĩ riêng đi cùng.” Một trong những vị hoàng đế vào thời đó đã cho bác sĩ riêng của mình theo Đức Phật để chăm sóc ông 24 giờ mỗi ngày, bên cạnh ông như cái bóng.
Ông nói với người bác sĩ: “Hãy chữa cho đôi mắt của người này.”
Bác sĩ nhìn cặp mắt người đàn ông và nói: “Ca này không khó, một căn bệnh nào đó đang làm tê liệt mắt anh ta. Cặp mắt có thể chữa được, mất nhiều nhất là sáu tháng.”
Đức Phật để bác sĩ ở lại ngôi làng, và sáu tháng sau người đàn ông mở được mắt ra. Tất cả những logic, lý trí của anh ta tan biến. Anh ta nói: “Thượng Đế của tôi, tôi đã bảo những người đó rằng họ bịp bợm tôi, đánh lừa tôi. Ánh sáng tồn tại. Tôi đã mù lòa! Giá mà trước đây tôi chấp nhận mình bị mù lòa thì tôi đã không phải sống cả đời trong mù lòa.”
Đức Phật đã đi xa trong sáu tháng đó, nhưng người đàn ông vừa đi vừa nhảy múa, phủ phục dưới chân Đức Phật và nói với ông: “Lòng trắc ẩn của thầy thật lớn lao. Thầy đã không tranh cãi với tôi, thầy đã không cố gắng thuyết phục tôi về ánh sáng, mà cho tôi một bác sĩ.”
Đức Phật nói: “Đây là công việc của ta. Có những người mù lòa về mặt linh hồn ở khắp nơi. Công việc của ta không phải là thuyết phục họ về vẻ đẹp, về phúc lạc, về cực lạc của hiện hữu; công việc của ta là công việc của một bác sĩ.”
Một buổi sáng, một vị vua vĩ đại tên là Prasenjita đến chỗ Đức Phật. Một tay ông ta cầm một bông hoa sen đẹp đẽ, còn tay kia mang một viên kim cương quý giá. Ông ta đến bởi vì vợ ông ta cứ khăng khăng: “Trong khi Đức Phật đang ở đây thì bệ hạ lại phí thời gian với những tên ngốc, nói những điều không cần thiết...”
NHƯ CON ONG MẬT
Người bhikkhu, sannyasin của Phật giáo, đi từ nhà này qua nhà khác; anh ta không bao giờ chỉ xin ở một nhà vì như thế có thể tạo ra quá nhiều gánh nặng. Cho nên anh ta xin ở nhiều nhà, một ít ở nhà này, một ít ở nhà khác, như vậy thì anh ta không phải là gánh nặng cho bất cứ ai. Và anh ta không bao giờ quay lại ngôi nhà mà anh ta đã đến rồi. Điều này gọi là madhukari, như con ong mật. Con ong đi từ bông hoa này sang bông hoa khác, và tiếp tục di chuyển giữa những bông hoa, nó không có tính sở hữu. Nó chỉ lấy chút ít từ mỗi bông hoa để vẻ đẹp không bị hư hao, hương thơm không bị phá hủy. Bông hoa không bao giờ ý thức về con ong, nó đến lặng lẽ và đi lặng lẽ.
Đức Phật nói: Người tỉnh thức sống trong thế giới này giống như một con ong. Anh ta không bao giờ làm tổn hại đến vẻ đẹp của thế giới này, anh ta không bao giờ phá hủy hương thơm của thế giới này. Anh ta sống lặng lẽ, chuyển động lặng lẽ. Anh ta chỉ yêu cầu đủ cái anh ta cần. Cuộc sống của anh ta đơn giản, không phức tạp. Anh ta không tích trữ cho ngày mai. Con ong không bao giờ tích trữ cho ngày mai, hôm nay là đủ cho chính nó.
CHÂN DUNG
Trong 500 năm sau ngày Đức Phật qua đời, không ai dựng tượng hay vẽ tranh về ông. Trong 500 năm, mỗi khi một ngôi chùa Phật giáo được xây dựng, chỉ có bức tranh cây bồ đề ở đó. Điều này thật đẹp, bởi vì vào khoảnh khắc Siddhartha Gautama trở thành Đức Phật, ông ấy không ở đó, chỉ có cây bồ đề ở đó. Ông ấy đã biến mất trong một khoảnh khắc và chỉ còn lại cây bồ đề.
Từ thời thơ ấu bà ấy đã tới gặp Đức Phật, thế rồi bà kết hôn. Prasenjita không có khuynh hướng đó nhưng vì vợ nài nỉ nên ông ta nói: “Thôi, cũng đáng để ít nhất một lần ta tới xem người này là kiểu người như thế nào.”
Nhưng ông ta là người có bản ngã to lớn, cho nên ông ta lấy viên kim cương quý giá nhất từ kho báu của mình để làm quà cho Đức Phật. Ông ta không muốn đến đó như một người bình thường. Ai cũng phải biết… trên thực tế, ông ta muốn mọi người đều biết: “Ai vĩ đại hơn? Đức Phật hay Prasenjita?” Viên kim cương đó quý giá đến nỗi nhiều trận đánh, nhiều cuộc chiến đã xảy ra vì nó.
Vợ ông ta cười và nói: “Bệ hạ tuyệt đối không nhận thức được về con người mà thiếp đang dẫn người đi gặp đâu. Bệ hạ đem theo một bông hoa thì tốt hơn là một hòn đá để tặng ngài ấy.” Ông ta không thể hiểu nổi, nhưng ông ta nói: “Cũng chẳng mất gì, ta có thể đem cả hai thứ. Để xem.”
Khi tới đó, ông ta dâng lên viên kim cương bằng một tay, và Đức Phật đơn giản nói: “Bỏ nó xuống!” Đương nhiên rồi, bạn có thể làm gì? Ông ta bỏ nó xuống. Ông ta nghĩ có lẽ vợ mình đã đúng. Trên tay còn lại ông ta mang theo bông hoa sen, và ông ta thử dâng bông hoa sen thì Đức Phật nói: “Bỏ nó xuống!”
Ông ta cũng bỏ nó xuống luôn và trở nên hơi sợ hãi: Người này dường như mất trí rồi! Nhưng mười nghìn đệ tử đang ở đây. Và Prasenjita đứng đó nghĩ rằng những người này hẳn tin rằng ông ta ngốc nghếch lắm. Và Đức Phật nói lần thứ ba: “Ông không nghe ta nói sao? Bỏ nó xuống!” Prasenjita nghĩ: “Ông ta thực sự đi quá xa rồi. Mình đã bỏ viên kim cương rồi, mình đã bỏ bông sen rồi, bây giờ mình chẳng có gì cả.”
Và đúng lúc đó, Xá Lợi Phất, một đệ tử già của Đức Phật, bắt đầu cười. Tiếng cười của ông khiến Prasenjita quay lại phía ông và hỏi: “Sao ông lại cười?”
Ông ấy nói: “Bệ hạ không hiểu cách diễn đạt này rồi. Thầy không nói hãy bỏ viên kim cương xuống, thầy không nói hãy bỏ bông sen xuống. Thầy đang nói hãy vứt bỏ chính ngài, vứt bỏ bản ngã. Ngài có thể có viên kim cương và bông sen, nhưng hãy vứt bỏ bản ngã đi. Đừng hối tiếc.”
Bạn đã từng nghe nói đến Cleopatra, một trong những phụ nữ xinh đẹp nhất của Ai Cập. Ở Ấn Độ, tương đương với Cleopatra là Amrapali, người phụ nữ xinh đẹp ở cùng thời với Đức Phật.
Lúc đó Đức Phật đang ở Vaishali, nơi Amrapali sống. Amrapali là một gái làng chơi. Vào thời của Đức Phật, Ấn Độ có một tục lệ là người phụ nữ xinh đẹp nhất của mỗi thành phố không được phép kết hôn với bất cứ ai, bởi điều đó tạo ra sự đố kỵ, xung đột, tranh giành không cần thiết. Cho nên người phụ nữ xinh đẹp nhất phải trở thành nagarvadhu, vợ của cả thành phố.
Đây hoàn toàn không phải sự thiếu tôn trọng; trái lại, giống như trên thế giới hiện nay chúng ta công bố một phụ nữ là “người phụ nữ của năm”, cô ấy rất được nể trọng. Cô ấy không phải một gái làng chơi thông thường. Bổn phận của cô ấy giống như một gái làng chơi, nhưng chỉ những người rất giàu có, các vị vua hay các hoàng tử, các tướng quân, tầng lớp cao nhất của xã hội, mới có thể viếng thăm cô.
Amrapali rất xinh đẹp. Một hôm, cô đứng trên ban công nhà mình và nhìn thấy một nhà sư trẻ. Cô ấy chưa từng rơi vào lưới tình của ai, mặc dù mỗi ngày cô ấy phải giả bộ làm người tình tuyệt vời cho ông vua này, ông vua nọ, cho người giàu này, tướng quân kia. Nhưng cô ấy đột nhiên rơi vào lưới tình của nhà sư này, người chẳng có gì ngoại trừ cái bát ăn xin. Đó là một người đàn ông trẻ nhưng có dáng điệu, sự nhận biết, vẻ duyên dáng khác thường. Cái cách anh ta bước đi... Cô ấy vội xuống và đề nghị nhà sư: “Xin hãy nhận thực phẩm của tôi hôm nay.”
Các nhà sư khác cũng tới phía sau anh ta, bởi vì mỗi khi Đức Phật đến đâu, mười nghìn nhà sư luôn đi cùng ông. Các nhà sư khác không thể tin nổi điều này. Họ ghen tị, tức giận và cảm thấy tất cả đặc tính cùng điểm yếu của con người khi họ nhìn người đàn ông trẻ bước vào cung điện của Amrapali.
Amrapali bảo anh ta: “Ba ngày nữa mùa mưa sẽ bắt đầu...” Các nhà sư Phật giáo không di chuyển trong bốn tháng mùa mưa. Bốn tháng đó họ ở một chỗ; trong tám tháng, họ di chuyển liên tục, họ không thể ở một chỗ quá ba ngày.
Đó là một tâm lý kỳ lạ: Để trở nên gắn bó với nơi nào đó, bạn cần ít nhất bốn ngày. Bạn có thể quan sát điều này qua kinh nghiệm của riêng bạn. Chẳng hạn, ngày đầu tiên ở một ngôi nhà mới, bạn có thể không ngủ được; ngày thứ hai dễ hơn một chút; ngày thứ ba sẽ dễ hơn nữa; và ngày thứ tư bạn sẽ có thể hoàn toàn ngủ ngon lành. Cho nên nếu bạn là một nhà sư Phật giáo, trước khi hết thời hạn đó, bạn phải rời đi.
Amrapali nói: “Ba ngày nữa mùa mưa sẽ bắt đầu, và tôi mời ngài ở lại nhà tôi trong bốn tháng.”
Nhà sư trẻ nói: “Tôi sẽ hỏi thầy tôi. Nếu người cho phép, tôi sẽ tới.”
Khi anh ta đi ra, đám đông các nhà sư hỏi anh ta xem chuyện gì xảy ra. Anh ta nói: “Tôi đã nhận bữa ăn của mình, và người phụ nữ mời tôi ở lại bốn tháng mùa mưa trong cung điện của cô ấy. Tôi bảo cô ấy rằng tôi sẽ hỏi thầy tôi.”
Các nhà sư thực sự giận dữ. Một ngày đã là quá nhiều, huống hồ bốn tháng! Họ hối hả đi tìm Đức Phật. Trước khi chàng trai trẻ về tới điểm tập trung, đã có hàng trăm nhà sư đứng lên và kể cho Đức Phật: “Phải ngăn người này lại. Người phụ nữ đó là một gái làng chơi, và một nhà sư ở bốn tháng trong nhà của một gái làng chơi...”
Nếu thiền đủ sâu, nếu sự nhận thức là rõ ràng, không gì có thể quấy rầy nó.
Đức Phật nói: “Các vị giữ trật tự! Hãy để anh ấy đến đây. Anh ấy chưa nhận lời ở lại, anh ấy chỉ nhận lời khi ta cho phép anh ấy. Hãy để anh ấy tới đây.”
Nhà sư trẻ đến, chạm chân Đức Phật và kể toàn bộ câu chuyện: “Người phụ nữ đó là gái làng chơi, một gái làng chơi nổi tiếng tên là Amrapali. Cô ấy đề nghị tôi ở nhà cô ấy trong bốn tháng. Mọi nhà sư đều ở chỗ nào đó, tại nhà của ai đó, trong bốn tháng. Tôi đã bảo cô ấy rằng tôi sẽ hỏi thầy tôi, cho nên giờ tôi ở đây... Thầy nói gì tôi cũng sẽ nghe.”
Đức Phật nhìn vào mắt anh ta và nói: “Anh có thể ở lại.”
Đó là một cú sốc. Mười ngàn nhà sư. Vô cùng im lặng... nhưng cũng vô cùng giận dữ, vô cùng ghen tỵ. Họ không thể tin nổi Đức Phật lại cho phép một nhà sư ở lại nhà một gái làng chơi. Sau ba ngày, người đàn ông trẻ rời đi để đến ở với Amrapali, và các nhà sư bắt đầu ngồi lê đôi mách mỗi ngày: “Cả thành phố đang xôn xao. Chỉ có một chủ đề bàn tán thôi, đó là một nhà sư Phật giáo đang ở cùng Amrapali trong bốn tháng.”
Đức Phật nói: “Các vị nên giữ im lặng. Bốn tháng sẽ trôi qua, và ta tin vị tăng sĩ của mình. Ta đã nhìn vào mắt anh ấy, không có khao khát trong đó. Nếu ta nói không, anh ta sẽ không cảm thấy gì. Ta nói có, anh ta đơn giản rời đi. Và ta tin vào vị tăng sĩ của mình, vào sự nhận thức của anh ấy, vào thiền của anh ấy. Sao các vị lại trở nên khuấy động và lo lắng thế? Nếu thiền của vị tăng sĩ ấy sâu thì anh ấy sẽ thay đổi Amrapali, và nếu thiền của anh ấy không sâu thì Amrapali có thể thay đổi anh ấy. Bây giờ là vấn đề giữa thiền và sự hấp dẫn sinh học. Hãy đợi trong bốn tháng. Ta tin chàng trai trẻ này. Anh ấy đã làm hoàn toàn tốt và ta chắc chắn rằng anh ấy sẽ ra khỏi cuộc thử lửa này với thắng lợi tuyệt đối.”
Không ai tin Đức Phật. Các đệ tử của ông nghĩ: “Thầy đang tin tưởng thái quá. Người đàn ông này quá trẻ, anh ta quá non nớt mà Amrapali thì xinh đẹp vô cùng. Anh ta đang nhận rủi ro không cần thiết.” Nhưng chẳng thể làm gì khác.
Sau bốn tháng, chàng trai trẻ đến, chạm chân Đức Phật, và theo sau anh là Amrapali, mặc như một ni cô Phật giáo. Cô chạm chân Đức Phật và nói: “Tôi đã cố hết sức quyến rũ nhà sư của thầy, nhưng ngài ấy đã quyến rũ tôi. Ngài ấy thuyết phục tôi bằng sự hiện diện và nhận thức của mình. Ngài ấy đã cho tôi thấy rằng cuộc đời thực sự là ở dưới chân thầy. Tôi muốn hiến tất cả tài sản cho tăng đoàn của thầy.”
Cô ấy có một khu vườn đẹp đẽ và một cung điện đẹp đẽ. Cô nói: “Thầy có thể biến nó thành một nơi mà mười nghìn nhà sư có thể ở lại vào mỗi mùa mưa.”
Và Đức Phật nói với cả tăng đoàn: “Bây giờ, các ông đã thỏa mãn hay chưa?”
Nếu thiền đủ sâu, nếu nhận thức rõ ràng, không gì có thể quấy rầy nó. Khi đó, mọi thứ là phù du. Amrapali trở thành một trong những người phụ nữ chứng ngộ trong số các đệ tử của Đức Phật.