Vào tháng 2 năm 1961, William Harvey, trưởng ban FI/D, được Richard Bissell tường trình về giai đoạn 1 của chiến dịch nghiệp đoàn cờ bạc. Buổi thuyết trình này liên quan đến một chiến dịch nhạy cảm mà Bissell giao cho Harvey. Sau đây là lời kể lại của Harvey:
Vào thời kỳ đầu của chính phủ Kennedy, Bissell đã mời ông ta đến để thảo luận về đề tài mà Harvey gọi là Khả Năng Hành Ðộng cấp Ðiều hành, có nghĩa là khả năng trực chiến tổng quát để thi hành các cuộc ám sát khi cần đến. Ghi chú của Harvey có trích lời Bissell nói: “Nhà Trắng đã hai lần giục tôi tạo khả năng như thế.” Bissell nhớ là đã bàn với Harvey về vấn đề phát triển khả năng tổng quát này. Ông ta đề cập đến Edwards/chiến dịch nghiệp đoàn cờ bạc chống lại Fidel trong bối cảnh đó, thế nhưng giờ đây ông ta nghĩ rằng vào lúc đó chiến dịch này đã chấm dứt và rằng việc đề cập đến nó chẳng qua đây là một chiến dịch quá khứ được xem là một vụ việc điển hình mà thôi. Chính trên các cơ sở đó mà Harvey được thu xếp để nghe Edwards báo cáo. Việc Harvey sửa lại ngày tháng vào tháng hai chỉ sau khi ông duyệt lại các biến cố vừa trước lúc nghe thuyết trình và cả sau khi nghe. Ông nói rằng thời gian sớm thì có thể là cuối tháng giêng hoặc trễ lắm là vào tháng ba năm 1961.
Sau một số buổi thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc phát triển một Khả năng Hành động cấp Ðiều hành, Bissell giao cho Harvey làm việc này. Harvey kể Bissell cũng đã bàn một vài khía cạnh của vấn đề với ------ và với Sidney Gottlieb. Do ------ được bổ sung vào, Harvey đã dùng người này trong việc phát triển Khả Năng Hành Ðộng cấp Ðiều hành, mặc dù không bao giờ liên quan đến Fidel. Chúng tôi đã không hỏi Gottlieb xem ông ta có biết chương trình tạo ra Khả Năng Hành Ðộng cấp Ðiều hành không, song việc Harvey đề cập đến ông ta trong mối quan hệ này có thể giải thích cho một ghi chú của Bác sĩ Gunn rằng Harvey đã chỉ thị cho Gunn hãy bàn thảo với Gottlieb về kỹ thuật mà không cần đề cập gì đến chiến dịch chống Fidel.
Harvey phát biểu rằng sau khi quyết định ban hành trước cho việc tạo ra một Khả năng Hành động cấp Ðiều hành, và trong khi ông ta đang thảo luận việc mở rộng nó với Bissell, ông đã tường trình đầy đủ cho ông Helms về khái niệm chung nhưng không đề cập gì đến kế hoạch đang xúc tiến lúc đó nhằm ám sát Fidel.
Chương trình Hành động cấp Ðiều hành ra đời với tên gọi ZRRIFLE. “Tài sản” chính là một điệp viên tên QJWIN, người trước đây được ------ tuyển mộ cho một chiến dịch đặc biệt tại Congo (để ám sát tổng thống Patrice Lumumba) được điều hành bởi ------. ------ tiến hành nghiên cứu hiện trường và quyết định không muốn tham gia vào một cuộc mưu sát nên yêu cầu được rút ra – và Bissell đã chấp nhận.) Tên ZRRIFLE của kế hoạch xuất hiện lần đầu trong các hồ sơ vào tháng 5 năm 1961, mặc dù văn bản duyệt y đầu tiên ký ngày 19 tháng 2 năm 1962. Nhân vật mới DD/P (Helms) hôm đó đã giao quyền cho Harvey, theo tài liệu, xử lý kế hoạch này trên cơ sở đặc biệt. Việc kế toán chi tiêu sẽ là dành cho loại chung và có chứng nhận của Harvey. Con số chuẩn y khởi đầu là 14.700 Mỹ kim, trong đó 7.200 Mỹ kim là tiền lương một năm của QJWIN và 7.500 Mỹ kim chi tiêu cho chiến dịch.
Kế hoạch ZRRIFLE được ngụy trang là một chiến dịch của FI/D (bề ngoài trông như để phát triển khả năng xâm nhập các két sắt và bắt cóc người giao liên). Kế hoạch này tiếp tục tiến trình tách biệt với chiến dịch Edwards/nghiệp đoàn cờ bạc chống Fidel mãi cho đến ngày 15/11/1961. Harvey có ghi lại rằng vào ngày đó, ông ta đã bàn với Bissell áp dụng chương trình ZRRIFLE cho Cuba. Harvey nói rằng Bissell đã chỉ thị cho mình thay Edwards để liên lạc với tổ chức tội ác và sau đó điều hành chiến dịch chống Fidel. Harvey còn nói thêm rằng, diễn biến này hoàn toàn không liên quan, không lâu sau cuộc bàn thảo với Bissell, Helms bảo Harvey rằng ông ta được đề cử phụ trách đơn vị đặc nhiệm của Cục Tình Báo ở Cuba.
Cuối năm 1961 - Đầu năm 1962
Harvey nhớ rằng trong thời gian sau khi bàn với Bissell và dẫn tới việc thay Edwards đảm nhận chiến dịch chống Fidel, ông ta trở nên rất bận. Ông phải bàn giao trách nhiệm của mình ở FI/D. Ông cộng tác với bên NSA về vụ phản bội Martin/Mitchell. Ông phải đọc để tìm hiểu thêm về các chiến dịch ở Cuba và mỗi ngày phải tham dự các cuộc họp có liên quan về chiến dịch. Ngoài ra ông ta còn dự hội nghị các trưởng trạm điệp báo ở Panama vào cuối tháng giêng và đầu tháng hai nữa.
Tháng 2 và tháng 3 năm 1962
Harvey nhớ cuộc họp đầu tiên với Edwards vào tháng 2/1962 về chủ đề chiến dịch chống Fidel. Ông cũng nhớ là đã vạch chi tiết về việc chuyển giao trách nhiệm trong tháng ba.
(Bình luận: Sau khi Harvey nhận chiến dịch chống Fidel, ông ta tiến hành nó như một phần trong chiến dịch ZRRIFLE; tuy nhiên, chính ông ta điều khiển chiến dịch chống Fidel mà không sử dụng bất cứ gián điệp nào đang phát triển trong ZRRIFLE. Ông ta nói là chẳng mấy chốc ông chợt thấy chiến dịch Castro và ZRRIFLE là tương đồng. Toàn bộ chương trình Hành Ðộng cấp Ðiều hành được ông ta xử trí theo cùng một ý nghĩa như xử trí với QJWIN, nhân viên mật đang thực thi toàn thể chương trình. Ông ta nói rằng khi ông ta viết ZRRIFLE/QJWIN thì có thể hiểu là Khả Năng Hành Ðộng cấp Ðiều hành, còn khi dùng tên ẩn danh ZRRIFLE một mình thì ý ông nói là Castro. Ông nói rằng trong thư ông viết sẽ chỉ ra cách phân biệt những ngôn từ đó. Chúng tôi đã xem lại thư từ của ông ấy và thấy rằng hầu hết không phát hiện ra. (Sau khi Harvey đi khỏi Ðội đặc nhiệm W và đang bàn giao các trách nhiệm ở trụ sở CIA để chuẩn bị cho công tác ở Rome, ông viết một bản ghi nhớ đề ngày 27 tháng 6 năm 1963 gửi cho Trưởng ban Tham mưu FI, nói rằng những lý lẽ ban đầu biện minh cho QJWIN không còn tồn tại nữa và đề nghị chấm dứt với QJWIN. Các hồ sơ (------ ngày 24/4/1964) cho thấy sự cộng tác của QJWIN đã được chấm dứt vào ngày 21/4/1964. Không có điều gì trong hồ sơ này cho thấy rằng Khả Năng Hành động cấp Ðiều hành hoặc ZRRIFLE/QJWIN đã từng được sử dụng).
Tháng 4 năm 1962
Edwards nhớ rằng Harvey có liên lạc với ông ta vào tháng tư để yêu cầu được tiếp xúc với Roselli. Edwards nói rằng ông ta cần xác minh sự chấp thuận của Helms đã và rồi mới sắp xếp sau. Harvey nói là mình đã tường trình với Helms trước khi gặp với Roselli lần đầu tiên, giải thích mục đích. Harvey cũng đã báo cáo với Helms kết quả cuộc gặp Roselli. Theo Harvey thì sau đó ông ta thường xuyên báo cáo với Helms về tình hình chiến dịch chống Fidel.
(Bình luận: Câu nói của Edwards rằng ông ta cần “xác minh sự chấp thuận của Helms” là chỉ dấu sớm nhất cho thấy ông Helms đã ý thức được chiến dịch nghiệp đoàn cờ bạc chống Fidel. Harvey còn thêm rằng khi ông ta tường thuật với Helms về Roselli, ông ta đã được Helms đồng ý là không phải tường trình cho Giám ốc nữa.)
Edwards, Harvey và O’Connell mỗi người có một hồi ức khác nhau về chi tiết cụ thể của việc chuyển giao từ Edwards/O’Connell sang cho Harvey. Không phải tất cả điểm khác biệt đều đi có thể được giải quyết – ngay cả khi dùng thông tin của người này để kiểm tra lại với hai người kia trong các cuộc phỏng vấn sau đó. Không có sự bất đồng nào về dữ kiện chuyển giao trách nhiệm cũng như về thời điểm chuyển giao. Dù vậy những hồi ức này hoàn toàn không có sự nhất quán về tình trạng của chiến dịch vào thời điểm chuyển giao cho Harvey và mức độ đứt đoạn giữa giai đoạn một dưới quyền Edwards với giai đoạn hai dưới quyền Harvey.
a. Edwards thì tin rằng chiến dịch đã bị hủy hoàn toàn sau sự kiện Vịnh Con Heo và không còn hoạt động nào liên quan đến chiến dịch đó nữa cho đến khi Harvey gặp Roselli và khởi hoạt lại chiến dịch vào tháng 4/1962. O’Connell đã giới thiệu Harvey với Roselli và Edwards không còn liên quan gì thêm với chiến dịch – ngoại trừ gặp Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy về vụ nghe lén điện thoại của Phyllis McGuire. (Vụ nghe lén điện thoại này sẽ được tường trình riêng trong một đoạn thuộc báo cáo này.) Hồ sơ lưu trữ của Edwards cho thấy rằng ngày 14/5/ 1962, Harvey đã gọi Edwards “và cho biết là ông ta đang buông tất cả các kế hoạch có sử dụng Roselli trong tương lai.”
b. Hồi ức của Harvey về việc chuyển giao có khuynh hướng ủng hộ cho bản tổng kết của Edwards, nhưng tuyên bố rằng ông đảm nhận một “chiến dịch đang diễn tiến”. Một số chi tiết nhớ lại ủng hộ lời tuyên bố này được tìm thấy trong phần ông ta mô tả việc thuê người thâm nhập nhà hàng mà Fidel thường lui tới để bỏ độc dược vào thức ăn của ông ta như thế nào. Ðiều này trùng khớp với lời Edward kể và đúng như giải trình trước đó của chúng tôi trong giai đoạn một của chiến dịch.
c. Lời giải trình của O’Connell về vai trò của mình trong chiến dịch vào những tuần đầu sau khi được cho là đã chuyển sang cho Harvey chứng minh rằng rõ ràng không có sự đứt lìa trách nhiệm giữa Văn Phòng An Ninh và Harvey. Hơn nữa, giờ đây O’Connell tin rằng ắt phải có “điều gì đó vẫn đang diễn ra” giữa tháng 4/1961 (sau sự kiện Vịnh Con Heo) và tháng 4/1962, nhưng ông ta không thể nhớ cụ thể đó là cái gì.
Giữa ba người này có những bất đồng khác nhau về các dữ kiện. Những bất đồng này sẽ được duyệt lại ở đây, không phải vì chúng làm thay đổi thực chất của việc chuyển giao hoặc trách nhiệm duy nhất của Harvey đối với chiến dịch này sau một thời điểm nào đó mà bởi vì chúng gợi ý rằng các cá nhân sau việc chuyển giao này cho rằng không biết gì về các biến cố này trên thực tế lại là người có biết, vì họ chưa thật sự cắt đứt vào thời điểm chuyển giao.
Những ghi chú của Harvey chứng tỏ rằng ông ta đã cùng đi New York với O’Connell để gặp Roselli vào hai ngày 8 và 9/4/1962. O’Connell nhớ chuyến đi đó vào đầu tháng 4 và việc giới thiệu xảy ra vào chủ nhật, ngày 8. Harvey nói chỉ có ông ta và O’Connell gặp Roselli, còn O’Connell nói rằng Maheu cũng có mặt tại lần gặp này. Cả hai đều cả quyết là mình nhớ chính xác, và mỗi người đều đưa ra lý do chứng minh cho việc cả quyết này. Ðiều quan trọng, vì mục đích của cuộc điều tra, là Maheu có biết là chiến dịch được tiếp tục dưới quyền của Harvey hay không.
a. Harvey chắc chắn rằng nếu Maheu có mặt thì ông ta hẳn đã nhớ ra. Ông ta và Maheu cùng học chung lớp huấn luyện của FBI tại Quantico hồi năm 1940. Ông ta nhớ là đã không còn gặp Maheu từ khi đến CIA năm 1947, mặc dù ông thừa nhận là có gặp mặt xã giao Maheu một hay hai lần nhưng chắc chắn đã không gặp Maheu kể từ năm 1952 là năm Harvey nhận nhiệm vụ ở Berlin.
b. O’Connell, người sắp xếp cuộc gặp, lại khẳng định rằng Maheu có mặt trong cuộc họp. Ông ta trình bày một loạt các sự kiện để chắc chắn là trí nhớ của ông không sai. Cả bốn người đi riêng đến New York. Họ gặp nhau tại khách sạn Savoy Plaza (Savoy Hilton?) và lưu lại đó. Sau cuộc thảo luận, Maheu đề nghị dùng bữa tối tại Elk Room, một nhà hàng sang trọng trong một khách sạn gần đó. Họ ăn xong bữa tối vào khoảng 9g30 hoặc 10 giờ gì đó. Roselli muốn đãi cả nhóm một chầu rượu trước khi về ngủ nhưng vì đó là đêm chủ nhật nên gần như tất cả các quán rượu đều đóng cửa. Họ đi bộ sang khu gần đó để tìm quán rượu nào mở cửa và cuối cùng ghé vào Copacabana. Họ bị từ chối không cho ngồi ở quầy vì qui định nơi đây chỉ dành cho những cặp tình nhân nên họ ra ngồi ở bàn nơi có thể xem trình diễn tạp kỷ. Roselli chợt phát hiện ra là mình đang ngồi quay mặt về phía bàn có Phyllis McGuire cùng Dorothy Kilgallen và Liberace đang ngồi chờ xem màn khai mạc của ca sĩ Rosemary Clooney. Ðể tránh mặt Phyllis McGuire, Roselli yêu cầu được đổi chỗ để cô McGuire không nhìn thấy ông. Maheu luôn có mặt trong những tình huống này. (Lý do mà Roselli không muốn để cô Phyllis McGuire nhìn thấy mình đang ngồi quán với bạn bè sẽ trở thành một chứng cứ từ vai trò của cô ấy trong vụ nghe lén điện thoại mà chúng tôi sẽ trình bày trong một đoạn riêng biệt của báo cáo này.)
Hai đoạn hồi ức khác nhau nói trên không cho thấy có một điểm nào khả dĩ tương đồng được. Một điểm gây chú ý là Edwards nói rằng khi ông tường trình với Harvey về chiến dịch, ông ta cố ý lơ đi không tham khảo với Maheu để giấu Maheu việc Harvey sẽ là người thay ông phụ trách chiến dịch này.
Ðiểm khác biệt quan trọng kế tiếp liên quan tới những gì xảy ra sau cuộc họp ở New York. O’Connell đã nói với chúng tôi rằng ông ta và Roselli rời New York để đi Miami ngày hôm sau (coi như là ngày 10 tháng 4) và ở đó cho đến khi Harvey tới. Mặt khác, Harvey thì nhớ là đã họp với O’Connell và Roselli tại Washington vào ngày 14 tháng 4. Thoạt đầu, O’Connell không nhớ đến cuộc họp ở Washington, nhưng sau đó khi được xem lịch biểu của Harvey, ông ta mới nhớ là có quay trở lại Washington để gặp Harvey vì mục đích gì đó mà đã quên các chi tiết. Còn Harvey lúc đầu nghĩ rằng cuộc họp ngày 14 tháng 4 tại Washington là lần tiếp xúc sau cùng của O’Connell với Roselli trong giai đoạn hai của chiến dịch nghiệp đoàn cờ bạc. O’Connell cho chúng tôi biết Roselli thấy lo về việc dàn xếp mới này (và về riêng cá nhân Harvey nữa) nên yêu cầu O’Connell ở lại thêm một thời gian nữa và O’Connell đã đồng ý. Khi chúng tôi nói với Harvey rằng O’Connell chắc chắn là mình vẫn tiếp tục tham gia trong chiến dịch khoảng hai hay ba tuần sau khi Harvey đã nhận trách nhiệm, Harvey đồng ý là có việc này. Việc O’Connell vẫn còn nấn ná trong chiến dịch là để giữ cho công việc được liên tục. Chúng tôi không chắc chắn ngày O’Connell chính thức ra khỏi chiến dịch. Ông này đã ở Miami với Roselli và Harvey mãi tới ngày 27 tháng 4. Vai trò của ông ta thật sự chấm dứt vào tháng 6 năm 1962 khi được điều đến Okinawa. Harvey nhớ đã rời Washington đến Miami bằng xe hơi ngày 19 tháng 4. Ông nghĩ là trước đó ông đã nhận những viên thuốc từ tay bác sĩ Gunn để đem giao. Gunn thì không có ghi chép gì về việc giao thuốc lúc đó; những ghi chép cuối cùng của ông có liên quan đến các viên thuốc là vào tháng 2 năm 1961. Hồ sơ về ------ ghi chú là đã giao 4 viên thuốc (một viên nang và ba viên nén) cho “J.O.” vào ngày 18 tháng 4 năm 1962. ------ nói rằng đây là tên viết tắt của Jim O’Connell. Khi nghe điều này, Harvey nghĩ chắc là đúng. O’Connell cũng nghĩ rất có thể ông ta đến Washington để nhận thuốc.
Harvey bảo ông ta đến Miami ngày 21 tháng 4 năm 1962 và thấy Roselli đã tiếp xúc xong với Tony Varona, lãnh đạo nhóm Cuba lưu vong, người đã tham gia trong giai đoạn một. Chính ở chi tiết này đã làm nảy sinh sự khác biệt cuối cùng trong hồi ức của mọi người. Harvey mô tả cách thức bỏ chất độc vào thức ăn của Fidel, liên quan đến tay trong của Varona là người đã gặp người trong nhà hàng mà Fidel thường lui tới. Chúng tôi kể cho Harvey biết rằng Edwards đã mô tả kế hoạch chính xác như vậy. Khi chúng tôi hỏi Harvey làm sao mà Edwards biết được guồng máy này trong khi cả năm không hề hoạt động trong chiến dịch và có phải Harvey phải khởi động lại từ đầu không. Harvey trả lời là ông ta nhận chiến dịch đang diễn ra – một chiến dịch đã “sẵn sàng cả rồi”. Edwards phủ nhận điều này. Riêng O’Connell thì nói rằng lời của Harvey mới đúng. Chiến dịch này vẫn diễn ra khi Harvey nhận lãnh nó, mặc dầu O’Connell không nhớ là khi nào thì Varona được phục hoạt hoặc những gì đã được làm với ông ta vào thời gian đó.
Bên cạnh việc thay đổi người lãnh đạo chiến dịch bên phía CIA, đã thấy qua việc Harvey thay Edwards/ O’Connell, còn có những thay đổi khác khi có sự phân lại vai diễn bên phía thế giới ngầm nữa. Harvey chỉ định cụ thể là sẽ không có sự tham gia của Giancana trong việc phục hoạt chiến dịch và ông tin rằng Rosselli sẽ tôn trọng ý kiến của ông. Có lần Rosselli báo với Harvey rằng Giancana hỏi là có chuyện gì vậy và khi nghe Rosselli nói là không có chuyện gì hết, Giancana nói “Tệ thật.” Thêm vào đó, Santos Trafficante (“Joe, liên lạc viên” trong giai đoạn trước) cũng không còn tham gia nữa. Khi sòng bạc cuối cùng ở Havana đóng cửa vào tháng 9 năm 1961, Trafficante xem như không còn lui tới đó nữa. Bấy giờ Roselli đã có người khác mà Harvey gọi là Maceo, người này cũng dùng các tên khác như Garcia-Gomez và Godoy.
(Bình luận: Harvey không biết gì nhiều về lai lịch của Maceo, ông ta mô tả Maceo là “một người Cuba biết nói tiếng Ý.” Varona có một người bạn trong cộng đồng người Cuba lưu vong tên là Antonio MACEO Mackle, nhưng chắc không phải là Maceo của chiến dịch này. Ông ta khá nổi tiếng trong cộng đồng người lưu vong nên nếu là Maceo này thì Harvey hẳn phải biết. Hơn nữa, Maceo rõ ràng là “người của Roselli.” Giai đoạn hai này không “sặc mùi” găngster cấp cao như đã “ngửi thấy” trong giai đoạn một. Roselli vẫn là một gương mặt nổi bật trong chiến dịch nhưng làm việc trực tiếp với cộng đồng người Cuba lưu vong và trực tiếp thay mặt cho CIA. Roselli rất quan trọng trong giai đoạn hai với tư cách người tiếp xúc Varona, người coi như vẫn tin rằng Roselli được các thương gia M hiện đang có tài sản ở Cuba hậu thuẫn. Roselli cần Giancana và Trafficante trong giai đoạn một để thiết lập các mối quan hệ bên trong Cuba. Roselli không còn cần họ trong giai đoạn hai vì ông ta đã có Varona. Tuy nhiên, sẽ thật ngây thơ nếu nghĩ rằng Roselli khinh suất không báo qua cho các “xếp lớn” trong nghiệp đoàn biết là ông ta đang làm việc trong vùng đất được coi là lãnh địa riêng của ai đó trong nghiệp đoàn.)
Khi Roselli giao thuốc độc cho Varona, Varona đã xin vũ khí và thiết bị để yểm trợ cho việc hoàn thành chiến dịch. Roselli chuyển yêu cầu đó đến Harvey. Với sự giúp đỡ của Ted Shackley, chỉ huy trưởng Trạm JMWAVE, Harvey có được thuốc nổ, ngòi nổ, hai mươi súng trường 30 li, hai mươi khẩu colt 45, hai máy truyền tin và một ra đa trang bị trên tàu. Harvey nói rằng “danh sách mua sắm” này bao gồm một số món chỉ có trong kho của chính phủ Mỹ. Harvey đã bỏ qua các món hàng này hẳn là vì Roselli, với tư cách đại diện các quyền lợi của giới tư bản, không có quyền tiếp cận các trang thiết bị như thế. Chi phí cho các vũ khí và trang thiết bị này là 5.000 Mỹ kim.
Harvey và Shackley đã dùng tên giả để thuê một xe tải lớn, chất vũ khí cùng dụng cụ lên và đậu trong bãi xe của một nhà hàng phục vụ ăn uống ngay trong xe. Và rồi chìa khóa được giao cho Roselli để ông này giao lại cho hoặc Maceo, hoặc Varona hoặc con rể của Varona. Rõ ràng là đến lúc đó Harvey và Roselli chưa tin nhau. Có lẽ do sợ bị phản, mỗi người khởi sự riêng để tự mình biết chắc là “hàng” được đưa đến đúng tay người nhận. Sau khi đậu xe tải, Harvey và Shackley đã giám sát bãi đậu xe cho đến khi việc chuyển giao hoàn tất. Roselli, với O’Connell đi cùng, cũng đã làm như vậy. Không có cặp nào biết được cặp kia đang canh chừng. Cuối cùng, chiếc xe tải được tiếp nhận và lái đi. Sau đó nó được đưa trở lại chỗ cũ, trống rỗng và chìa khóa xe được giấu dưới chỗ ngồi như đã sắp xếp trước. Harvey trả lại xe cho chủ thuê. Harvey nói rằng Shackley không hề biết hàng đã được giao cho ai và với mục đích gì. Shackley chỉ được yêu cầu yểm trợ cho một chiến dịch của Cục mà ông ta đứng ngoài cuộc.
Tháng 5 năm 1962
Harvey và Roselli bố trí một hệ thống liên lạc bằng điện thoại để qua đó Harvey được thông báo kịp thời về mọi diễn biến xảy ra. Harvey sẽ sử dụng điện thoại công cộng để gọi cho Roselli tại câu lạc bộ Friars ở Los Angeles vào lúc 16 giờ (giờ Los Angeles). Roselli có thể điện thoại tới nhà Harvey vào buổi tối. Roselli báo cáo là các viên thuốc đã vào Cuba và đã đến nhà hàng nơi được biết là Fidel thường lui tới.
Tháng 6 năm 1962 Ngày 21 tháng 6, Roselli báo cáo với Harvey là Varona đã đưa một toán ba người tới Cuba, song nhiệm vụ của họ khá là mơ hồ. Harvey bảo rằng dường như họ không có một kế hoạch cụ thể nào về việc giết Fidel. Họ dự trù tuyển mộ những người khác để sử dụng trong kế hoạch này. Nếu xuất hiện cơ hội giết Fidel thì họ hoặc những người được tuyển mộ sẽ cố gắng làm - có lẽ bằng cách dùng thuốc độc. Harvey không biết tên hoặc chi tiết nào về nhân thân của những người này. Từ những báo cáo liên tiếp nhau, dường như thuốc độc đã được gửi đến trước khi toán ba người này đến Cuba, nhưng dữ kiện này giờ đây không thể khẳng định.
Tháng 9 năm 1962
Harvey gặp Roselli tại Miami vào ngày 7 và 11 tháng 9. Lúc đó, theo báo cáo thì Varona đã sẵn sàng gửi thêm một nhóm ba người khác. Họ được biết là thuộc thành phần dân quân, có nhiệm vụ thâm nhập vào nhóm cận vệ của Fidel. Vào thời điểm này, thuốc vẫn còn ở chỗ cũ và nhóm ba người đầu tiên vẫn an toàn.
Tháng 9 năm 1962 – Tháng 1 năm 1963
Mặc dù Harvey đã nhận được nhiều báo cáo là những dân quân đang sẵn sàng lên đường, từ một đảo nhỏ nào đó ở Florida, nhưng thực sự họ không đi. Trước tiên, “các điều kiện bên trong” là lý do được đưa ra cho việc trì hoãn; sau đó cuộc khủng hoảng tên lửa tháng 10 làm hỏng kế hoạch. Từ ngày 22 tháng 12 đến ngày 6 tháng 1, Harvey có mặt ở Miami và nhiều lần gặp cả Roselli lẫn Maceo. Ông ta giao 2.700 Mỹ kim cho Roselli để chuyển cho Varona thanh toán phí tổn cho ba dân quân. Từ ngày 11 đến ngày 16 tháng 1, Harvey và Roselli đã có các cuộc thảo luận qua điện thoại về chiến dịch này. Harvey nói rằng Roselli không đang tự đánh lừa mình. Ông ta đồng ý với Harvey là vẫn không thấy xảy ra gì cả và rằng trong tương lai chắc hẳn cũng không có nhiều cơ hội là có gì đó xảy ra. Theo như Harvey được biết, ba dân quân này thực chất sẽ không bao giờ đến Cuba. Ông cũng không biết tin gì về ba dân quân cho là đã được phái đến Cuba trước đó.
Tháng 2 năm 1963
Harvey đã ở Miami từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 2, không tiếp xúc với nhân vật chính nào nhưng ông có nhắn lại với Maceo là chưa có gì mới và giờ đây có vẻ như mọi việc đã kết thúc. (Không rõ là bằng cách nào mà Harvey có thể nhắn tin được với Maceo.)
Harvey rời Miami vào ngày 15 tháng 2 để gặp Roselli tại Los Angeles. Trong lần gặp này, họ đồng ý cho chiến dịch khép lại, nhưng sẽ thật không khôn ngoan nếu vội vàng cắt đứt ngay quan hệ giữa Roselli và Varona. Roselli đồng ý là ông ta sẽ vẫn tiếp tục gặp Verona nhưng sẽ lơi dần việc tiếp xúc cho đến khi ngưng không gặp nữa.
Tháng 4 và 5 năm 1963
Harvey bảo rằng trong thời gian này ông ta nhận được hai cuộc gọi của Roselli. Harvey quyết định tốt nhất là phải gặp Roselli lần cuối trước khi giao nhiệm vụ lại cho ------. Ông ta nói là đã báo cáo quyết định này cho ông Helms và được chấp thuận.
Tháng 6 năm 1963
Roselli đến Washington để gặp Harvey khoảng trung tuần tháng 6. Harvey gặp Roselli tại sân bay Dulles. Harvey nhớ là đã gợi ý với Roselli rằng ông chỉ mang hành lý xách tay vì vậy không cần phải nán lại phi trường để chờ lấy hành lý. Lúc đó, Harvey đã đóng cửa nhà riêng để chuẩn bị rời khỏi nước Mỹ và hiện đang tạm trú tại nhà một người láng giềng đi vắng. Roselli đã ở trong căn nhà này với Harvey trong vai một người bạn ghé chơi. Tối hôm đó, Roselli cùng ông bà Harvey đi ăn tối ở ngoài. Trong lúc dùng bữa, Harvey nhận được điện thoại của Sam Papich, hỏi là Harvey có biết lai lịch của vị khách đang dùng cơm tối với ông không. Harvey trả lời là có biết. Tình huống này cho thấy là lúc đó FBI đang đặt Roselli dưới sự giám sát chặt chẽ và Harvey đoán là ông bị phát hiện khi rời khỏi bãi đậu xe ở sân bay và bị nhận diện qua bảng số xe của ông.
Sáng hôm sau, Harvey gặp Papich, cùng ăn sáng và giải thích là ông ta đã ngưng phối hợp chiến dịch với Roselli. Papich nhắc nhở Harvey về quy định của FBI yêu cầu các nhân viên FBI phải báo cáo mọi tiếp xúc giữa những cựu nhân viên FBI và những phần tử tội phạm nếu biết được. Papich bảo ông ta sẽ phải báo cáo với J.Edgar Hoover về việc đã nhìn thấy Harvey gặp Roselli. Harvey hiểu hoàn cảnh của Papich và không phản đối chuyện đó. Harvey đã yêu cầu Papich báo trước cho ông ta biết nếu như Hoover có vẻ như sẽ gọi điện thoại cho McCone – ý Harvey là ông thấy rằng McCone nên được tường trình trước khi nhận điện thoại của Hoover. Papich đồng ý như vậy. Harvey nói là sau đó ông đã kể với ông Helms về sự cố này và Helms đã đồng ý rằng không cần thiết phải tường trình với McCone trừ khi sẽ có cú điện thoại của Hoover.
Ðây là cuộc gặp mặt cuối cùng của Harvey với Roselli, mặc dầu kể từ đó Roselli vẫn liên lạc với ông. Mối liên hệ về sau giữa Harvey và Roselli được trình bày trong một phần riêng biệt của báo cáo này.
Danh sách những người biết về giai đoạn hai của chiến dịch có khác so với những người biết về giai đoạn một, đó là:
Richard Helms, Phó Giám Ðốc phụ trách Kế Hoạch William Harvey, Chỉ Huy Trưởng Ðội đặc nhiệm W James O’Connell, Văn phòng An Ninh (biết Harvey đảm trách chiến dịch cũng như giao thuốc độc, vũ khí và thiết bị vào tháng 4 năm 1962. Ông ta không biết gì về những diễn tiến sau tháng 5 năm 1962).
Sheffield Edwards, Giám đốc An ninh (biết việc chuyển giao cho Harvey nhưng không biết gì về các diễn tiến sau đó).
J.C.King, Trưởng ban WH (trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi ông ta nói là có biết việc Harvey họp với những thành viên của nghiệp đoàn cờ bạc vào năm 1962.),
------ phụ tá của Harvey vào năm 1962 ------ biết Harvey có họp với các phần tử găngstơ tại Reno (sic) vào mùa đông năm 1962).
Ted Shackley, Trưởng ban JMWAVE (giúp Harvey chuyển giao vũ khí và thiết bị cho Varona vào tháng 4 năm 1962 nhưng được xem như không biết lai lịch của những người nhận và cũng không biết dụng cụ đó được dùng vào việc gì).
------ TSD ------ chỉ tham gia giới hạn trong việc cung cấp thuốc độc cho O’Connell vào ngày 18/4/1962. Antonio Varona, lãnh tụ Cuba lưu vong (được xem là không biết có sự bảo trợ của chính phủ Mỹ.)
Con rể của Varona (cũng được coi là không biết gì về vai trò của chính phủ.) Maceo, “người” của Roselli (Maceo có lẽ biết chính phủ có liên quan, nhưng có thể không biết CIA là đại diện.)
Chúng tôi chỉ có thể đưa ra phỏng đoán đối với những ai khác có thể đã biết ít ra là chiến dịch vẫn đang tiếp tục và có lẽ biết một số chi tiết về nó. Sam Giancana coi như đã bị loại khỏi giai đoạn hai, song chúng tôi không chắc là Roselli có báo cho Giancana biết không nữa. Cũng có thể hồ nghi tương tự như vậy đối với Santos Trafficante. Harvey bảo đảm là Maheu không can dự vào chuyện giới thiệu Harvey với Roselli, song O’Connell cũng bảo đảm chắc chắn là Maheu có tham gia. Câu chuyện mà Drew Pearson kể cho Tổng Thống và cả những giới chức khác trong chính phủ nghe có vẻ giống như những tình tiết xảy ra trong giai đoạn hai. Nếu đúng như vậy thì có lẽ chiến dịch đã bị tiết lộ – và có thể qua các kênh sau:
Roselli kể cho Maheu
Maheu kể cho Edward P.Morgan, luật sư của Maheu ở Washington
Morgan kể cho Drew Pearson
Pearson kể cho Chánh Án Tối Cao Warren và cho Tổng Thống
Warren kể cho Rowley, chỉ huy trưởng
Mật Vụ Rowley kể cho Pat Coyne và cho FBI
FBI kể cho Tổng Chưởng lý Clark.
Chúng tôi trình bày sự suy đoán này chi tiết hơn trong một phần riêng của báo cáo này về các kênh thông tin mà qua đó câu chuyện này đã được lan truyền.
Sự kiện nghe lén điện thoại
Cuối năm 1961 - Đầu năm 1962
Ðúng ngay sau giai đoạn Tiền Vịnh Con Heo của chiến dịch ám sát Fidel của nghiệp đoàn cờ bạc, và chỉ gián tiếp liên quan đến nó, một diễn tiến xảy ra trong đời sống riêng tư của Sam Giancana đã giúp FBI phăng ra mối liên hệ giữa CIA với nghiệp đoàn cờ bạc và yêu cầu ông Bộ trưởng Tư pháp tường trình chi tiết về kế hoạch ám sát này.
Phyllis McGuire, trong nhóm ca chị em nhà McGuire, là tình nhân của Giancana. Giancana nghi cô ta dan díu với Dan Rowan trong nhóm hài Rowan và Martin. Cả Rowan và McGuire lúc đó đang biểu diễn ở Las Vegas và Giancana yêu cầu Maheu đặt một máy nghe lén trong phòng của Rowan. Maheu không muốn làm việc này và từ chối với lý do ông ta không có chuyên môn về những việc như vậy. Giancana lên tiếng đòi Maheu trả lại món nợ mà y đã giúp Maheu trong chiến dịch ám sát Fidel. Giancana nói thêm rằng nếu Maheu không làm thì y sẽ đi Las Vegas và tự làm lấy. Maheu cuối cùng đã đồng ý thu xếp việc đặt máy nghe lén trong phòng của Rowan.
(Bình luận: Ngày tháng chính xác của vụ này còn mơ hồ. Một tin đăng trên tờ Chicago Sun-Times vào tháng 8/1963 nói về Giancana có nhắc đến việc này, nhưng không đề cập đến việc nghe lén điện thoại, và cho biết thời gian là năm 1961. Hồ sơ của CIA cũng không nêu ra ngày tháng và ký ức của những người biết chuyện này được chúng tôi phỏng vấn thì lại mù mờ. Edwards và O’Connell chỉ biết về tình tiết này sau khi đã xảy ra. Edwards cho rằng nó chỉ xảy ra sau biến cố Vịnh Con Heo. O’Connell thoạt đầu cho rằng điều này xảy ra vào đầu năm 1962, nhưng sau khi được xem bài báo lại nói là nếu câu chuyện đăng trên báo là đúng thì nó phải xảy ra vào cuối năm 1961. Một tài liệu của Văn phòng An Ninh gởi cho DDCI tháng 6 năm 1966 nói chuyện xảy ra vào lúc “cao điểm của các cuộc thương lượng kế hoạch.” Chứng cứ này gây thêm rắc rối, thay vì làm sáng tỏ sự việc, vì chiến dịch này xem như đã đình trệ hoàn toàn vào cuối năm 1961 và đầu năm 1962. Rõ ràng sự kiện này đã xảy ra trước ngày 7 tháng 2 năm vì đó là ngày mà Giám đốc An ninh đã nói với FBI rằng CIA sẽ phản đối việc tiến hành. Vụ việc của FBI coi như đã hoàn thành vào lúc đó rồi.)
Ðể đáp ứng đòi hỏi của Giancana, Maheu nhờ Edward L. Du Bois, một thám tử tư tại Miami xử lý việc này. Du Bois cử hai nhân viên, Arthur J Balletti và J.W. Harrison, để làm việc này.
(Bình luận: Danh bạ điện thoại phân loại ngành nghề tháng 9 năm 1966 thuộc khu vực Greater Miami đã xếp Edward L. Du Bois vào mục “Dịch vụ Thám tử.” Có một quảng cáo trên trang sách “Những Cuộc iều Tra của Arthur J Balletti” kể ra một trong những chuyên môn của ông ta là thu thập bằng chứng bằng các thiết bị điện tử và hình ảnh.)
O’Connell nhớ rằng, thay vì đặt một micro trong phòng của Rowan, các tay thám tử này đã mắc thiết bị nghe lén vào điện thoại. Việc làm này sẽ không thể làm rõ được mức độ thân mật giữa đôi tình nhân mà Giancana muốn tìm hiểu. Lúc Rowan rời khỏi phòng cô ta để đi trình diễn, Balletti cũng rời phòng mình đi xem, để hớ hênh thiết bị đang hoạt động ngay trong phòng. Một cô phục vụ phòng phát hiện ra và gọi cho cảnh sát. Thế là Balletti bị bắt. Harrison không bị gì cả. Người của Cục Tình Báo không có thông tin nào về Harrison, còn FBI chỉ nhận diện ông ta như là “người do Maheu đưa tới.”
Lúc đầu, Balletti tìm cách gọi điện thoại cho Du Bois để cầu cứu nhưng không liên lạc được. Sau đó ông ta gọi cho Maheu, trong sự hiện diện của các nhân viên công lực. O’Connell nói Maheu có thể dàn xếp với chính quyền địa phương ở Las Vegas, có lẽ phải cần đến sự giúp đỡ của Roselli. Tuy nhiên, cuộc gọi của Balletti cho Maheu đã kéo FBI vào cuộc. Cơ quan này yêu cầu truy tố theo luật nghe lén điện thoại. Khi Maheu đối mặt với FBI, ông này nói với họ rằng hãy hỏi Giám đốc An ninh CIA, ông Sheffield Edwards.
(Bình luận: Edwards nói rằng ông đã bảo Maheu, người phải làm việc sát cánh với những kẻ bất lương, rằng chừng nào gặp chuyện với FBI thì nói là mình đang hoạt động trong một chiến dịch tình báo dưới quyền của Edwards. Theo Edwards thì Maheu đã nói với FBI rằng ông ta không nghe lén cho cá nhân mà là cho chiến dịch của Edwards. Có thể tin là Maheu không đề cập đến mục đích tối hậu của “chiến dịch tình báo” có dính líu đến nghiệp đoàn cờ bạc này. Tài liệu của FBI đề ngày 23 tháng 3 năm 1962 của J. Edgar gởi cho DCI có ghi: “Maheu nhân danh CIA ra lệnh nghe lén Rowan để lấy tin tức tình báo ở Cuba thông qua các phần tử lưu manh, gồm cả Sam Giancana là người có quyền lợi ở đó. Maheu nói ông ta được giao nhiệm vụ tiếp xúc với Giancana do có mắc mứu đến các hoạt động tình báo thông qua John Roselli, một tên găngstơ ở Los Angeles. Maheu cho phép đặt máy nghe lén trong phòng của Rowan và đã bàn việc này với John Roselli.”)
Tháng 3 năm 1962
Tài liệu đề ngày 23 tháng 3 của FBI mang hình thức của một bức thư xác nhận về cuộc họp ngày 7 tháng 2 giữa một đại diện ẩn danh của FBI với Shef Edwards. Tài liệu trích dẫn những điều mà Edwards đã đưa ra trong cuộc họp như sau: Maheu đang tham gia trong một chiến dịch nhạy cảm với CIA. CIA sẽ phản đối mọi truy tố buộc phải sử dụng nhân viên hay thông tin của CIA như một bằng chứng; và việc trưng ra chứng cứ liên quan đến các chiến dịch của CIA sẽ làm bẽ mặt chính phủ. Ðây cũng chính là điều cơ bản mà Edwards đã thuật lại với chúng tôi trong cuộc điều tra về sự cố này.
Tài liệu về ngày 23 tháng 3 ghi rằng Ban Hình sự của Bộ Tư Pháp yêu cầu CIA phải nói rõ là họ có phản đối ý kiến truy tố Balletti, Maheu và Harrison không. Ngày 28 hay 29 tháng 3, Edwards gặp một sĩ quan liên lạc của FBI là Sam Papich và nói với ông này rằng mọi truy tố sẽ gây nguy hiểm cho các nguồn và phương pháp nhạy cảm được dùng trong một kế hoạch hợp pháp và sẽ gây bất lợi cho quốc gia. Papich xem tuyên bố miệng của Edwards như là câu trả lời cho yêu cầu của FBI đã nêu ra và nói sẽ báo cáo lại với giới chức có thẩm quyền của FBI. Edwards đã báo cáo cuộc họp này trong một tài liệu đề ngày 4 tháng 4 năm 1962.
Trong cuộc thẩm vấn, Edwards đã khai với chúng tôi rằng vào thời điểm câu chuyện đặt máy nghe lén và rùm beng này xảy ra, những nhân vật (Dulles và Bissel) đã bật đèn xanh cho kế hoạch ám sát Fidel thông qua nghiệp đoàn cờ bạc không còn tại vị nữa. Vì không còn ai khác có thẩm quyền (kể cả ông Helms) can dự vào chiến dịch nên Edwards tự giải quyết với Papich mà không cần tham khảo ý kiến ai trong Cục Tình Báo.
Tháng 4 năm 1962
Vào đầu tháng 4, Papich thông báo với Edwards rằng Herbert J. Miller, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp phụ Trách Ban Hình sự của Bộ Tư Pháp, muốn bàn về vụ này. Sau đó, Edwards đưa Lawrence Houston, Tổng Cố vấn Luật pháp, vào cuộc và nhờ Houston đến gặp Miller nói rằng vụ nghe lén ở Las Vegas có liên quan đến một chiến dịch tình báo và Cục Tình Báo nghĩ rằng thời điểm này thật không khôn ngoan nếu để lộ ra rằng vụ này có liên quan tới Roselli.
Houston gặp Miller ngày 16 tháng 4 và nói với ông ta Cục Tình Báo có dính líu nhưng không tiết lộ chi tiết nào trong chiến dịch ám sát. Tài liệu của Houston về cuộc gặp này, ghi ngày 26 tháng 4, dẫn lời Miller nói rằng có thể nhìn thấy trước là việc ngưng truy tố sẽ không gặp khó khăn lớn nào, nhưng ông ta có thể nêu vấn đề này với Bộ trưởng Tư pháp. Tài liệu đó cũng ghi rằng Miller nêu thắc mắc về khả năng dính líu của chúng ta vào vụ đặc biệt này, việc nghe lén điện thoại ở Las Vegas, sẽ gây cản trở cho công việc truy tố các hành động khác, đặc biệt là đối với Giancana.
Văn bản báo cáo ngày 26/4 của Houston ghi rằng ngày 20 tháng 4, đã có cuộc gặp thứ hai với phía Bộ Tư Pháp – ông Foley, trợ lý thứ nhất của Miller. Tại buổi họp, Houston nói với Foley rằng yêu cầu miễn truy tố các Cục Tình Báo chỉ dành cho việc nghe lén điện thoại, được căn cứ trên các lý do về an ninh, và những cứu xét về an ninh sẽ không là rào cản cho các việc truy tố khác. Rất có thể vì Bộ trưởng Tư pháp đã được nghe báo cáo chuyện này và sau đó đã gọi điện cho bên DCI nên khi Houston tường thuật vụ việc cho Tướng Carter (thuộc DDCI), ông này nói là đã nắm được tình hình và có dịp sẽ báo lại với Giám Ðốc McCone. Không biết là Tướng Carter sau đó có báo cáo với GÐ McCone hay không. Không có dấu hiệu nào cho thấy Tướng Carter tường trình rõ mọi chi tiết về âm mưu ám sát Fidel.
Tháng 5 năm 1962
Bộ trưởng Tư pháp rõ ràng đã được báo cáo về việc CIA có dính líu đến các phần tử găngstơ, vì ông yêu cầu được tường trình chi tiết. Ngày 7 tháng 5 năm 1962, Sheffield Edwards và Lawrence Houston đã gặp Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy và theo lời Edwards thì “tường trình mọi vấn đề”. Houston kể rằng sau khi nghe, ông Kennedy “coi việc này khá nghiêm trọng” và nói ông hiểu vấn đề nên không thể tiếp tục cho truy tố những người liên quan đến vụ nghe lén. Ông nói với giọng khá đanh thép: “Tôi tin là sau này nếu các ông có muốn giao dịch gì nữa với bọn tội phạm cố tổ chức – bọn găngstơ – các ông sẽ phải báo trước cho Bộ trưởng Tư pháp biết”. Houston trích lại câu trả lời của Edwards rằng đây là một yêu cầu hợp lý. Edwards nói rằng trong những điểm được để cập có cả động cơ hành động của Roselli. Ông Bộ trưởng đã nghĩ rằng Roselli âm mưu ám sát Fidel là vì tiền. Edwards đính chính là không phải vậy.
Houston nhớ rằng trong cuộc hội kiến với Bộ trưởng Tư pháp, ông Bộ trưởng yêu cầu phải lập biên bản về cuộc họp ấy. Edwards tin rằng yêu cầu đã được đưa ra sau đó và bằng điện thoại. Biên bản được soạn ra và có chữ ký của Edwards. Cả Edwards lẫn Houston đều nhớ là mình đã phụ giúp để soạn văn bản này. Một thư tay gửi từ Houston đến Kennedy viết rằng yêu cầu được đề xuất vào ngày 11/5, cho thấy rằng Edwards đã đúng khi tin rằng yêu cầu được đưa ra bằng điện thoại sau buổi thuyết trình với ngài Bộ trưởng Tư pháp ngày 7/5. Biên bản buổi họp đề ngày 14/5/1962, được thư ký của Edwards, Sarah Hall, đánh máy làm 2 bản duy nhất: bản gốc gửi cho Bộ trưởng Tư pháp Kenndy, bản còn lại gửi Giám Ðốc An Ninh giữ, trong đó không nói gì về mục đích chính của chiến dịch chống lại Fidel và mục đích thực sự có thể được hiểu ngầm.
Edwards nói rằng buổi tường trình với Bộ trưởng Tư pháp và việc chuyển gửi biên bản được tiến hành mà không báo cáo với Giám đốc (John McCone), bên DDCI (Tướng Carter) hoặc bên DD/P (Richard Helms). Ông cho rằng họ đã không tham gia vào chiến dịch khi nó được tiến hành thì họ cũng nên được bảo vệ tránh phải liên can đến chiến dịch sau sự cố này. Như đã lưu ý trước kia, Houston đã báo cáo cho DDCI biết rằng có vấn đề liên quan đến Bộ Tư Pháp nhưng không nói cụ thể đó là việc gì. Ông ta cảm thấy việc ông tường trình với DCI hẳn cũng là điều bình thường nếu xét trên lợi ích của ông Bộ trưởng Tư pháp, nhưng ông dũng cảm thấy chắc chắn rằng ông hẳn sẽ phải nhớ làm như vậy thế nhưng ông lại không làm. Ông gợi ý rằng việc cố tình tránh né của Edwards về các cuộc tường trình như thế có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mình đã không thực hiện một cuộc tường trình nào với Edwards về vấn đề này và kết luận rằng ắt hẳn ông cũng chấp nhận khi Edwards quyết định là không báo cáo gì với ai.
Houston và Edwards đã tường trình với Robert Kennedy về chiến dịch của CIA bao gồm những phần tử găngstơ, được xem là đã chấm dứt sau thất bại ở Vịnh Con Heo. Kennedy đã bày tỏ quan điểm của mình, khá mạnh mẽ theo như báo cáo, rằng trong tương lai, mọi dự định của CIA công tác với những phần tử găngstơ Mỹ thì nên báo trước với ông. Từ hồ sơ của buổi thuyết trình này, có lý do để tin rằng Kennedy đã nhận được sự ưng thuận của các quan chức đại diện CIA.
Tuy nhiên, thật ra vào ngày 7 tháng 5 năm 1962 lúc báo cáo với ông Bộ trưởng Tư pháp về chiến dịch “Nghiệp Ðoàn Cờ Bạc-Giai Ðoạn Một” thì Giai Ðoạn Hai do William Harvey phụ trách đã bắt đầu tiến hành rồi. Harvey được giới thiệu với Roselle ngày 8 tháng 4 và Varona hoặc đại diện của ông ra đã nhân thuốc độc, vũ khí và các trang bị có liên quan vào cuối tháng 4. Ông Bộ trưởng Tư pháp đã không được báo cho biết là chiến dịch nghiệp đoàn cờ bạc đã hoạt động trở lại và, theo như chúng tôi biết, thậm chí ông ta cũng không được cho biết là CIA vẫn tiếp tục dính líu với những phần tử găngstơ Mỹ.
Trong buổi tường trình với Bộ trưởng Tư pháp vào ngày 7 tháng 5, Edwards biết rằng Harvey đã được giới thiệu với Roselli. Ông ta chắc chắn cũng đã biết thuộc cấp của ông là James O’Connell đang có mặt Miami với mục đích gì (mặc đầu Edwards vào lúc này không nhớ). Chiến dịch nghiệp đoàn cờ bạc đã hành xử đúng khi thuyết trình với Bộ trưởng Tư pháp chỉ trên phần chiến dịch mà ông đã đảm trách và đó là những gì cá nhân ông biết được trực tiếp.
Harvey nói rằng ngày 14 tháng 5, ông ta đã tường thuật cho ông Helms biết về việc hội kiến với ông Bộ trưởng Tư pháp, như lời Edwards đã kể với ông ta. Harvey cũng phản đối việc tường trình với ông McCone và tướng Carter, đồng thời bảo rằng Helms cũng đồng tình như vậy. Cùng ngày, Edwards soạn một biên bản để lưu, ghi rằng ông Roselli tham gia đều bị hủy bỏ. Biên bản của Edwards viết rằng ông ta “lưu ý ông ta (Harvey) biết trước rằng tôi (Edwards) nghĩ rằng mọi kế hoạch tương lai tương tự phải được chấp thuận ngầm của Giám Ðốc Tình Báo Trung Ương.” Edwards đã nói với chúng tôi ông ta nhớ chính xác là có nói với Harvey về lời cảnh báo của Kennedy rằng Bộ trưởng Tư pháp phải được báo trước bất kỳ kế hoạch nào sử dụng phần tử găngstơ của CIA trong tương lai.
Mặc dầu trong ngày 7 tháng 5 năm 1962, Bộ trưởng Tư pháp đã được giải trình thành thực và đầy đủ về mối quan hệ của Cục Tình Báo với Maheu, Roselli và Giancana trong chiến dịch Castro, kể cả việc nghe lén, có vẻ như FBI đã không nhận được thông tin nào có chi tiết tương tự như thế, về chiến dịch ám sát và hình như cả việc đời tư của Giancana sao lại liên quan đến CIA trong vụ nghe FBI về chiến dịch ám sát hẳn đã tuyên bố đât là một cam kết không thể xảy ra, bởi Roselli và Giancana là những gương mặt đứng đầu trong “danh sách đen” của FBI.
(Bình luận: Thư ký của Thượng nghị sĩ Robert Kennedy cũng là thư ký của ông khi ông này làm Bộ trưởng Tư pháp, đã điện thoại cho văn phòng Giám ốc vào ngày 4 tháng 3 năm 1967 yêu cầu có bản sao biên bản tường trình của Edwards về cuộc họp ngày 7 tháng 5 năm 1962 với Kennedy liên quan đến chiến dịch ám sát Fidel khi ông ta còn là Bộ trưởng Tư pháp. Kennedy đã biết bài báo ngày 7 tháng 3 năm 1967 của Drew Pearson và muốn rà soát lại trí nhớ của mình về những điều Edwards và Houston đã nói với ông vào ngày 7 tháng 5 năm 1962. bản sao biên bản gửi cho Bộ trưởng Tư pháp ghi lại buổi thuyết trình đó vẫn còn lưu trong văn khố của văn phòng Bộ trưởng Tư pháp. Sau đó, khi dùng bữa trưa với Thượng nghị sĩ Kennedy, ông Helms đã cầm theo biên bản này và đưa cho Kennedy đọc, song không giao nó cho Kennedy giữ.)
Nếu FBI chỉ nhận được những thông tin như trong các hồ sơ và các thông tin mà chúng tôi đã đưa ra, thì cơ quan này đã không được thông báo, như đã báo cáo với Bộ trưởng Tư pháp, rằng CIA lúc đầu không hề hay biết và sau đó mới miễn cưỡng can dự vào. Tuy vậy, thật lạ nếu FBI không hay biết về toàn bộ sự cố nghe lén tại Las Vegas. Vấn đề là giờ đây FBI có thể nghĩ rằng CIA đã kém thành thật trong sự kiện nghe lén điện thoại (nổi cộm trong chiến dịch mưu sát nhạy cảm) hay không chăng nữa cũng chỉ là những phỏng đoán mà thôi.
Tháng 8 năm 1963
Những gì công khai với giới truyền thông thì rõ ràng cũng đã công khai với FBI. Thật ra, một số chỉ dấu cho thấy phạm vi hiểu biết của FBI trong vụ này được tìm thấy trong bài báo đặc biệt đăng trên tờ Chicago Sun-Time số ngày 16 tháng 8 năm 1863, với phần giới thiệu ngày và nơi viết ra là ở Washington, dưới hàng tít lớn”
“CIA ĐÃ NHỜ GIANCANA LÀM GIÁN ĐIỆP Ở CUBA”
Bài báo trích dẫn “nguồn tin của Bộ Tư Pháp” rằng Giancana được tin là chưa bao giờ làm gián điệp cho CIA. Ông ta chỉ giả vờ cộng tác với CIA mà thôi.
“Để hy vọng làm chậm lại, hay ít nhất gây ảnh hưởng – đến ý định bỏ tù ông Bộ Tư Pháp, vì trò hợp tác bịp bợm của ông ta với một cơ quan khác của chính phủ mà thôi.”
Bài báo nói thời gian quan hệ từ năm 1959 đến: “thời điểm nào đó trong năm 1960, khá lâu trước cuộc xăm lăng thất bại của quân phiến loạn tại Vịnh Con Heo vào tháng 4 năm 1961.” Tiếp đó tờ báo đưa tin sau đây về biến cố nghe lén: “Một sự việc khá kỳ lạ vài tháng sau đã cung cấp cho Bộ Tư Pháp manh mối đầu tiên về việc Giancana dàn xếp với CIA.
“Các nhân vật trong sự kiện này gồm một nam diễn viên của một hộp đêm và Phyllis McGuire, cô bạn gái của Giancana, một thành viên trong tốp ca chị em nhà McGuire.
“Theo ý kiến của Giancana thì vào thời gian đó nam diễn viên này đã bị cô McGuire hút hồn.
“Năm 1961, tại Las Vegas, bang Nevada, cảnh sát đã bắt được một kẻ rình mò trong khách sạn của nam diễn viên này. Trong nhiều tiếng đồng hồ, kẻ đột nhập đã từ chối nêu ra danh tánh của mình cũng như phủ nhận việc lục lọi trong phòng của nam diễn viên này.
“Nhà chức trách liên bang cho biết cuộc thẩm vấn liên tục của cảnh sát đã buộc kẻ rình mò phải khai nhận hắn là nhân viên của một hãng thám tử tư ở Florida.
“Nhà chức trách ở Florida đã yêu cầu chủ nhân của hãng thám tử phải giải thích về điều này. Lúc đầu, ông ta từ chối không nói tới chuyện đó. Tuy nhiên, cuối cùng ông ta đã bảo những điều tra viên rằng hãy tiếp xúc với CIA.
“Cuộc điều tra sau đó từ Florida được chuyển đến Washington và đã phát hiện ra việc dàn xếp của Giancana với CIA. Sự việc bị bại lộ.
“Vào thứ năm, theo nguồn tin của chính phủ cho biết thì nhiệm vụ của thám tử tư này tại nơi cư ngụ của nam diễn viên ở Las Vegas khơi dậy một vấn đề phức tạp khác về hoạt động của Giancana với CIA. Nguồn tin này nói rằng cả CIA lẫn hãng thám tử ở Florida vẫn chưa đưa ra lời giải thích về công việc mà thám tử tư đó đang thực hiện ở khách sạn.”
Bốn ngày sau, 20 tháng 8 năm 1963, tờ Chicago Daily News đã đăng thêm vấn đề này dưới tựa đề: "SỰ THẬT VỀ TÊN TRÙM NOSTRA VÀ CIA."
Bài báo kể về sự kiện trong đó Giancana vô tình chạm trán với một thành viên FBI đang theo dõi y. Giancana đã nói: “Sao các anh không để yên cho tôi? Tôi là người của các anh mà!” Theo bài báo thì Giancana đã được CIA tiếp xúc chứ y không có cuộc dàn xếp nào với CIA. Câu chuyện cũng nhắc đến sự cố ở Las Vegas rằng một người nào đó, có thể là CIA, đã lục lọi căn phòng của một thuộc hạ của Giancana vừa mới ở Cuba về.
Trong ngày 16 tháng 8 năm 1963, DD/P (Helms) đã gởi thư cho DCI (McCone) kèm theo một bản sao biên bản ngày 14 tháng 5 năm 1962 về hồ sơ đã được gởi cho Bộ trưởng Tư pháp Kennedy sau buổi tường trình ngày 7 tháng 5 năm 1962 về chiến dịch của nghiệp đoàn cờ bạc – giai đoạn một. Sự trùng hợp về ngày tháng chứng tỏ bài báo của tờ Chicago ngày 16 tháng 8 đã khiến vị Giám Ðốc này phải quan tâm. Trong thư gởi cho DCI, ông Helms viết: “...Tôi biết lờ mờ là có một biên bản như vậy (biên bản về hồ sơ buổi thuyết trình ngày 7 tháng 5 năm 1962 với Robert Kennedy) bởi tôi được báo lại rằng biên bản ấy được viết ra sau khi Ðại tá Edwards và Lawrence Houston tường trình với Bộ trưởng Tư pháp vào tháng 5 năm ngoái...Tôi đoán là ông biết bản chất của hoạt động được bàn đến trong văn bản kèm theo đây.”
Ðây là ngày sớm nhất mà qua đó chúng tôi có chứng cớ cho thấy ông McCone có biết về âm mưu sử dụng các thành viên của nghiệp đoàn cờ bạc để ám sát Fidel. Drew Pearson đã đọc những câu chuyện trên báo này và chúng luôn có sẵn cho bất kỳ người nào muốn thu thập những thông tin như vậy. Lời đồn rằng CIA có liên minh với bọn côn đồ chẳng có gì là mới; điều mới ở đây là tin đồn giờ đây gắn kết CIA và bọn găngstơ trong một âm mưu ám sát Fidel. Có thể đoán rằng Bộ trưởng Tư pháp (Clark) biết rằng các tin đồn về mối quan hệ, như thế, là có thật qua các hồ sơ của FBI về sự kiện nghe lén điện thoại ở Las Vegas. Còn về bài viết này, theo như những gì ông đã biết từ cuộc phỏng vấn của FBI với Edwards P. Morgan, luật sư ở Washington của Maheu, thì ông ấy không cần biết thêm gì nữa. Một dấu hiệu cho thấy ngài Bộ trưởng Tư pháp có thể biết nhiều như thế nào có thể thấy được trong câu phát biểu của ông khi nói rằng Maheu là mối dây gần nhất nối kết giữa CIA với Giancana.
Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1966
Phần này sẽ duyệt xét việc can thiệp của Cục Tình Báo dành cho Maheu, vì vai trò ngày càng quan trọng của Maheu trong kịch bản này. Việc can thiệp cuối cùng xảy ra trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1966. Khi đó Ủy Ban Thượng Viện do Thượng Nghị Sĩ Long ở Missouri đứng đầu đã thẩm tra những vụ xâm phạm đời tư và định gọi Maheu ra làm chứng. Chúng tôi chỉ gián tiếp biết được ý định của Ủy Ban muốn gọi ông ta ra làm chứng từ một người được Maheu thuê từ năm 1954 đến 1955. Người này – năm 1966 là nhân viên của AID – được báo cho biết rằng Maheu sẽ được gọi ra làm chứng về các hoạt động của mình trong khoảng thời gian đó. Ban An Ninh Nội Bộ của Bộ Tư pháp đã biết rằng Maheu sẽ được gọi làm nhân chứng và báo cho Tổng Cố vấn Pháp luật của CIA biết.
Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1955, nhà đại tư bản về hàng hải người Hy Lạp, Niarchos, đã thuê Maheu trong một cuộc tranh giành về tài chính với một nhân vật nổi tiếng khác trong ngành hàng hải cũng là người Hy Lạp là Onassis, vì ông này đã tìm mọi cách điều đình và ký được với Vua Saud một hợp đồng kiểm soát 90% lượng dầu vận chuyển bằng tàu của Ả Rập Saudi. Trong vụ này, quyền lợi trong ngành hàng hải của các quốc gia Anh, Ðức, Mỹ trở nên thua thiệt trước sự thao túng gần như độc quyền của Onassis Chính phủ Anh và Mỹ công khai đứng ra ủng hộ Niarchos trong cuộc đấu tranh đòi hủy bỏ thỏa thuận đó. Người ta tin Maheu nhận được sự hợp tác của các nhân vật cấp cao trong cả hai chính phủ Anh và Mỹ và nói rằng ông ta đã ngồi họp với Phó Tổng Thống Nixon ít nhất là một lần. Các hoạt động của Maheu được Niarchos tài trợ nhưng CIA cũng nhảy vào ủng hộ theo yêu cầu của Bộ Ngoại Giao. Các phương tiện truyền tin và liên lạc được CIA cung cấp cho Maheu và giúp ông ta phát triển một chiến dịch tuyên truyền đen chống Onassis. Với sự giúp sức của Maheu, Niarchos đã thắng Onassis. Cuộc tranh chấp này đã làm nảy sinh nhiều vụ kiện tụng khác nhau. Trong một vụ kiện về lời khai dối trước Tòa án Tối cao New York vào năm 1956 (vụ Onassis kiện Catapodis), Niarchos đã bị các luật sư bào chữa cho Catapodis chất vấn. Khi bị hỏi về một số lời khai có tuyện thệ trong vấn đề đang tranh cãi (được chuyển qua hệ thống liên lạc của CIA) Niarchos, với tư cách là nhân chứng, được các luật sư của mình khuyên là đừng làm chứng trên cơ sở được hưởng đặc quyền của chính phủ. CIA không tránh khỏi trở thành có liên can. Tổng Cố vấn Luật pháp chuẩn bị lời khai cho bên Công Tố ở New York (được lưu lại trong phòng OO/C ở đó) tuyên bố quyền lợi của CIA. Kết quả, CIA đã bị chỉ ra là một bên trong vụ kiện ầm ĩ Niarchos/Onassis.
Ủy Ban Long dự định mở lại hồ sơ cuộc tranh chấp cũ giữa Onassis với Niarchos vì nó đã liên quan tới việc xâm phạm đời tư. Rõ ràng một trong những việc mà Maheu đã làm là thuê người điều hành việc giám sát kỹ thuật các văn phòng của Onassis, và việc này bị bại lộ. Sự dính líu mới đây nhất của Maheu trong sự kiện nghe lén điện thoại ở Las Vegas dường như cũng rất được Ủy Ban Long chú ý.
Ủy Ban Long được cho rằng hẳn sẽ chỉ chú ý đến sự liên can của Maheu trong sự kiện nghe lén điện thoại, đã trở nên trội hẳn so với vụ Onassis/Niarchos và chiến dịch dùng nghiệp đoàn cờ bạc chống lại Fidel. CIA quyết định rằng sẽ không có lợi nếu cho phép Maheu ra làm chứng trong vụ nghe lén vì sợ rằng việc làm chứng của ông ta có thể không còn giới hạn trong phạm vi nghe lén điện thoại nữa. Hơn nữa, nhiều năm qua Maheu đã được sử dụng trong nhiều chiến dịch nhạy cảm của CIA. Nếu một cuộc sống điều tra được yêu cầu, nguy hiểm thật khó lường. Bao nhiêu vấn đề nhạy cảm khác có thể sẽ được khui ra! Một số cuộc họp của Cục được tổ chức với sự tham gia của Edwards P. Morgan, luật sư của Maheu tại Washington và viên trợ lý luật pháp thân thích của Thượng Nghị Sĩ Long, luật sư Morris Shenker ở St. Louis. Cuối cùng, trong các cuộc họp trực tiếp với Thượng Nghị Sĩ Long, Tổng Cố vấn Luật pháp của chúng ta đã có thể xin cho Maheu được miễn làm nhân chứng trước Ủy Ban Long.
Jame O’Connel tuyên bố rằng trong khi đang tiến hành thương lượng với Ủy Ban Long, Maheu cho biết rằng có thể ông ta sẽ trình bày với luật sư Edwwards P. Morgan của mình về mọi hoạt động trong quá khứ để Morgan biết mà trù liệu xem cách nào ông ta có thể đại diện tốt nhất cho Maheu. Cho dù Maheu đã nói hay không, và, nếu có nói, những gì ông ta nói với luật sư cũng chẳng được lộ ra. Chúng tôi sẽ bàn riêng về những hệ lụy có thể của việc này trong phần sau của báo cáo này.
a. Có lẽ Maheu đã nói với Morgan các chi tiết về kế hoạch sử dụng những thành viên của Nghiệp Ðoàn Cờ Bạc để ám sát Fidel. b. Maheu giờ đây, trong ba dịp khác nhau, đã thấy CIA can thiệp vào việc tố tụng chính thức, một lần cho Niarchos và hai lần cho Maheu.
Những âm mưu vào đầu năm 1963
Tặng Fidel bộ đồ lặn dưới nước tẩm thuốc độc
Vào khoảng thời gian Donovan và Fidel đang thương lượng về việc thả tù nhân bị bắt trong vụ Vịnh Con Heo, người ta đã bày mưu để Donovan tặng Fidel một bọ đồ lặn dưới nước có tẩm độc. Họ biết Fidel rất thích môn lặn dưới nước này. Chúng tôi không biết ngày tháng đích xác của âm mưu ấy. Desmond FitzGerald nói với chúng tôi là ý tưởng này dường như bắt nguồn từ sau khi ông ta nhận nhiệm vụ chỉ huy đội đặc nhiệm vào tháng 1/1963. Samuel Halpern nói rằng nó bắt đầu dưới thời William Harvey và ông ta, Halpern, đã báo cáo với FitzGerald về việc này. Harvey khẳng định là ông không hề nghe gì về việc đó.
Theo Sidney Gottlieb, kế hoạch này đã tiến triển đến mực họ đã mua một bộ đồ lặn và sẵn sàng chuyển giao. Kỹ thuật hãm hại là rắc vào bên trong bộ đồ một loại nấm gây ra căn bệnh mãn tính về da và có thể làm tàn phế và tẩm vi trùng lao vào thiết bị thở. Gottlieb không nhớ sau đó điều gì xảy đến cho kế hoạch này cũng như người ta đã làm gì với bộ đồ lặn này. Sam Halpern, người đã tham gia vụ này, lúc đầu nói kế hoạch bị xếp xó vì rõ ràng là không thể dùng được. Về sau, ông lại nhớ rằng kế hoạch bị hủy bỏ vì Donovan đã tự nghĩ đến việc tặng Fidel một bộ đồ lặn rồi. Kế hoạch này có thể đã được nói với Mike Miskovsky, cộng sự của Donovan, nhưng FitzGerald hoàn toàn không nhớ ra.
Halpern bảo ông ta đã đề cập kế hoạch đó với George McManus, lúc đó là với trợ lý đặc biệt của DD/P (Helms). Sau này, McManus cho Halpern biết dính líu đến âm mưu này hoặc chúng tôi phát hiện được qua những người tham gia gồm:
Richard Helms
William Harvey (chối là mình không biết)
Desmond FitzGerald
Samuel Halpern
George McManus
Sidney Gottlieb
------
Rải vỏ sò chứa chất nổ xuống biển
Vào một thời điểm chưa được xác định trong năm 1963, nhưng có lẽ vào khoảng đầu năm, Desmond FitzGerald, lúc đó là chỉ huy trưởng SAS, đã nghĩ ra kế hoạch giết Fidel bằng một vỏ sò chứa chất nổ. Ý tưởng là dùng một vỏ sò tuyệt đẹp và chắc chắn để thu hút cặp mắt của Fidel, nhồi thuốc nổ vào đó rồi rải xuống vùng biển tại khu vực mà Fidel thừng đến lặn. Vỏ sò sẽ nổ khi được nhặt lên.
FitzGerald đã mua hai cuốn sách về Ðộng vật Nhuyễn thể vùng Caribê. Kế hoạch này sớm được thấy là không thể thực hiện vì không thể nào tìm ra được loại sò nào ở vùng này có cả hai đặc tính là đẹp, bắt mắt và đủ lớn để có thể chứa lượng chất nổ cần thiết vào. Chiếc tàu lặn nhỏ tính sử dụng để đặt vỏ sò xuống biển lại có tầm hoạt động ngắn, không thích hợp với kế hoạch này.
FitzGerald nói rằng ông ta, Samuel Halpern và ------ đã có một số buổi họp để triển khai khả năng này, nhưng không mời thêm ai khác tham gia các cuộc nói chuyện đó. Halpern tin rằng mình đã có nói với TSD về tính khả thi và dùng một trường hợp mang tính giả thuyết. Ông ta không nhớ là có nói với ai khác không nữa. Chúng tôi cũng không thể xác minh được còn người nào khác biết về kế hoạch đó vào lúc đó vào lúc nó được mang ra xem xét.