Tại cuộc mít-tinh tổ chức tại tổng Quảng trường Antonio Maceo, Santiago, Cuba, ngày 8/6/2002 với số lượng người Cuba tham dự là hơn một triệu năm trăm người
Tôi muốn báo với tất cả mọi người rằng các bạn đã phá vỡ hết mọi kỷ lục. (về số lượng người tham dự hôm nay – ND)
Không ai cần phải nói gì, chúng tôi cũng đều biết rõ. Chúng tôi đã theo sát toàn bộ diễn tiến trong buổi sớm nay, giữa các bản tin thời tiết khủng khiếp, kể từ lúc những đoàn xe đầu tiên rời khỏi đây hồi 1 giờ sáng và trông chừng cơn mưa trong mấy giờ liền.
Chúng tôi cũng thấy trên màn hình các hình ảnh gửi về từ Ðài Thiên Văn Quốc Gia. Dường như chúng ta đang phải đối mặt với một trở ngại không thể nào vượt qua được, và đến lúc rạng sáng, khi chúng tôi trong thấy hàng chục ngàn người đã có mặt ở đây, vào lúc 4 giờ sáng dưới cơn mưa tầm tả và hàng trăm ngàn người đang diễu hành qua các con đường trong thành phố hoặc ngồi trên từng đoàn xe tải nối đuôi nhau trên đường cao tốc bất chấp mọi thách thức, thì khó mà tin được rằng đám đông khổng lồ này có thể hiện diện tại đây sớm đến thế: điểm này tiêu biểu cho tính cách của nhân dân tỉnh Santiago và Guantánamo.
Chúng tôi đã nhìn thấy điều không tưởng đã được thực hiện, và việc các bạn có mặt ở đây thật sự quan trọng.
Tôi bắt đầu bài diễn vă ngay, trước khi trời bắt đầu đổ mưa. Thưa đồng bào đến từ Santiago de Cuba, Guantanamo và toàn thể nhân dân Cuba:
Tôi đã từng nói rằng tất cả chúng ta sẽ cùng nhau trả lời ông Bush. Tất cả bao gồm thiếu nhi, thiếu niên cùng học sinh sinh viên; công nhân, nông dân, chuyên gia; nhà báo, sử gia, nghệ sĩ, trí thức và nhà khoa học; thanh niên, người trưởng thành, người lớn tuổi và đặc biệt là các bà mẹ, con trai và con gái cùng thân thích của những người suốt 43 năm ròng rã chịu đựng nỗi đau khổ đến với bản thân cũng như những người mình yêu thương bởi sự khủng bố, hành động gây hấn tàn bạo và một lệnh cấm vận dã man được bao thế hệ chính quyền Hoa Kỳ nối tiếp nhau duy trì nhằm chống lại nhân dân ta. Họ đã xé vụn toàn bộ bài diễn văn ông George W. Bush đọc tại Miami.
Ông ta đã đi quá xa trong bài diễn văn của mình. Ông ta thật khiếm nhã. Ông ta lăng mạ, đặt điều, và dọa nạt. Những gì ông ta chỉ muốn thêm vào hiện giờ là toàn bộ dân tộc anh hùng mà ông ta giả vờ “giải phóng” đã bị ép buộc tham gia vào các cuộc diễu hành rộng lớn và hừng hực khí thế ở Sancti Spiritus và Holguin trước đó, và cả trong cuộc mít-tinh khổng lồ tổ chức ngay nơi này, tại Santiago de Cuba. Có lẽ không một đất nước nào khác từng chứng kiến một phong trào chính trị ấn tượng, khí thế và vững chắc đến như vậy. Có lẽ chưa từng có một dân tộc nhỏ bé nào kiên cường và dũng cảm chống lại một kẻ thù hùng mạnh đến thế. Ðấy là một cuộc đối đầu chưa từng có tiền lệ xảy ra trong giai đoạn mới của lịch sử giữa lực lượng chính nghĩa và lực lượng phi nghĩa tàn bạo.
Khi các thế lực ngạo mạn sử dụng sức mạnh của mình để vi phạm mọi lý lẽ, đạo đức và lẽ phải thì chính sách mị dân và những lời dối trá vẫn là điểm tựa lý tưởng duy nhất mà họ có được.
Gần hai phần ba thế kỷ trôi qua kể từ khi Nhân loại nếm trải kinh nghiệm đắng cay Chủ Nghĩa Quốc Xã mang lại. Sự sợ hãi là đồng minh không thể tách rời của Hitler để giúp hắn chống lại kẻ thù. Ðầu tiên, hắn được xem như một con chốt và là một đồng minh tiềm năng chống lại chủ nghĩa cộng sản. Tiếp theo, hắn được nhượng bộ. Hắn khôi phục Ruhr, một khu vực trọng yếu để xây dựng quân đội, rồi kế tiếp sát nhập nước Áo vào Ðệ Tam Quốc Xã Ðức.
Sau đấy, hắn chinh phục một phần lớn Tiệp Khắc mà không mất một phát súng. Kế đến, với binh lực đáng sợ của mình Hitler đột phá vỡ hiệp ước bất tương xâm với Liên Xô vào ngày 23 tháng 8, 1939, đúng 9 ngày trước khi nổ ra cuộc chiến mà sau này đã thiêu đốt cả thế giới. Sự né tránh và những tuyên bố nhút nhát của những cường quốc mạnh nhất châu Âu thời đó đã mở đường cho một thảm kịch cho nhân loại.
Tôi không cho rằng một chế độ phát xít có thể được thiết lập ở Hoa Kỳ. Nhiều lỗi lầm trầm trọng đã gây ra cùng những biểu hiện bất công gắn với bộ khung của hệ thống chính trị trên đất nước này – rất nhiều trong số đó vẫn còn tồn tại – nhưng nhân dân Mỹ vẫn có một số thể chế và truyền thống, cũng như các giá trị đạo đức, văn hóa và giáo dục khó mà cho phép điều ấy xảy ra. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn tồn tại trên trường quốc tế.
Quyền hạn và đặc quyền của Tổng thống đất nước ấy quá rộng, và mạng lưới quyền lực về kinh tế, công nghệ và quan sự trên đất nước ấy vươn xa đến mức trong một số hoàn cảnh năm ngoài mong muốn của nhân dân Mỹ, thế giới đang bắt đầu có khuynh hướng chịu sự khống chế theo phương pháp và quan điểm của chế độ Quốc Xã.
Tôi không định thậm xưng hay cường điệu. Tuy nhiên, thật sự ngày càng phát triển xu hướng đặt nghi vấn và lấn lướt vai trò cũng như sự tồn tại có hay không vai trò của Liên Hiệp Quốc.
Ngày 20 tháng 9 năm 2001, khi ông George W. Bush tuyên bố rằng những ai không tán đồng kế hoạch chiến tranh chống khủng bố của ông tức là đã tự coi mình là những kẻ khủng bố và đương nhiên sẽ bị ông tấn công, ông đã công khai bất chấp các đặc quyền của Liên Hiệp Quốc. Ðồng thời, dựa vào binh lực hùng mạnh, ông tự đảm nhận vai trò làm chủ và gìn giữ an ninh thế giới. Với những ai trong chúng ta quen thuộc với chủ nghĩa Mác-xit, ngày hôm đó được ví như ngày mà Bush tự đặt ra một luật lệ mới cho riêng mình. Các sử gia trong tương lai sẽ ghi lại phản ứng của các nhà lãnh đạo chính trị ở hầu hết các nước. Chính nỗi khiếp hãi đã bao trùm lên gần như toàn bộ bọn họ.
Những quan niệm và phương pháp này hoàn toàn mâu thuẫn với ý tưởng về một trật tự thế giới dân chủ dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực nhằm đảm bảo an ninh và hòa bình cho các dân tộc.
Rất lâu trước các cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11 tháng 9, ông Bush đã chi một lượng ngân sách khổng lồ cho việc nghiên cứu và sản xuất những loại vũ khí tinh vi và có sức hủy diệt lớn hơn, mặc dù cuộc chiến tranh lạnh đã kết thúc, thế lực đối nghịch cũ không còn tồn tại nữa và Nhà nước thay thế vốn yếu hơn đã thiếu cả nguồn lực kinh tế và ý chí để đối đầu với lực lượng vượt trội của một siêu cường quốc. Tại sao chương trình xây dựng quân sự to lớn như thế vẫn được thai nghén và cho mục đích nào?
Trong một bài diễn văn gần đây nhân dịp kỷ niệm hai trăm năm thành lập Học viện Quân sự West Point, một sơ sở nổi tiếng về vai trò đáng kể trong lịch sử quân sự của Hoa Kỳ, ông Bush ném ra một lời hiệu triệu hừng hực lửa trong buổi lễ tốt nghiệp của 958 học viên. Tuy nhiên, những nhận định của ông ta không chỉ cho các học viên mà còn nhắm đến cả Hoa Kỳ và toàn thế giới.
Một số ý kiến được trình bày ở đấy phản ánh suy nghĩ của ông và của những cố vấn thân tín nhất, rất lâu trước khi các cuộc tấn công tàn bạo xảy ra vào ngày 11 tháng 9, mà bây giờ trở thành một cái cớ hoàn hảo để biện minh cho suy nghĩ giờ đây đã trở thành một cái cớ hoàn hảo để biện minh cho suy nghĩ giờ đây đã trở thành kỳ quặc, nguy hiểm và không thể chấp nhận và chẳng thể tồn tại lâu trên thế giới. Ví dụ, ông ta đã nói:
“Nếu chúng ta cứ chờ đợi cho những lời đe dọa trở thành hiện thực thì quá trễ”
“Trong thế giới mà chúng ta vừa bước vào, con đường duy nhất dẫn đến an ninh là con đường hành động. Và, đất nước này sẽ hành động.”
“Nền an ninh của chúng ta sẽ cần đến những thay đổi trong lực lượng quân sự mà các bạn sẽ lãnh đạo, một lực lượng quân sự cần phải có khả năng sẵn sàng tác chiến ngay bất cứ thời khắc nào ở mọi ngóc ngách tối tăm của thế giới. Và sự an toàn của chúng ta sẽ cần để sẵn sàng cho hành động tấn công phủ đầu khi cần để bảo vệ sự tự do và cuộc sống của chúng ta.”
“Chúng ta phải lật tung các tổ chức khủng bố ở 60 nước hoặc hơn thế nữa. Cùng với những người bạn và đồng minh của chúng ta, chúng ta phải ngăn chặn sự sinh sôi và chống lại những chế độ tài trợ cho bọn khủng bố, tùy theo yêu cầu của từng trường hợp.”
“Chúng tôi sẽ gửi các nhà ngoại giao đến những nơi cần họ, và chúng tôi sẽ gửi các bạn, những người lính của chúng ta, đến những nơi cần các bạn.”
“Chúng ta sẽ không phó mặc an ninh của nước M và hòa bình của hành tinh này trong tay một vài tên khủng bố điên loạn và kẻ cầm quyền bạo ngược. Chúng ta sẽ cất mối hiểm họa này khỏi đất nước mình và khỏi thế giới.”
“Một số người lo ngại rằng có vẻ thiếu ngoại giao hoặc bất lịch sự khi nói đạo lý. Tôi phản đối. Chúng ta đang trong một cuộc đối đầu giữa thiện và ác, và nước M gọi đích danh cái ác. Bằng cách đối đầu với cái ác và các chế độ phi luật pháp, chúng ta không hề gây ra rắc rối mà là phát hiện ra rắc rối. Và chúng sẽ dẫn đầu thế giới chống lại nó.”
“Các thế hệ sĩ quan của West Point đã lập kế hoạch và rèn luyện cho cuộc chiến với Liên Xô. Tôi vừa trở về từ một nước Nga mới, giờ đây là một đất nước đang tiến dần đến nền dân chủ, và là một cộng sự của chúng ta trong cuộc chiến chóng khủng bố.”
Mọi người thấy đấy, ông ta không hề đề cập dù chỉ một lần đến Liên Hiệp Quốc trong bài diễn văn của mình. Cũng chẳng có đến một lời về quyền được an toàn và hòa bình của mỗi người, hoặc sự cần thiết đối với việc thế giới cần tuân theo các quy tắc và chuẩn mực. Ông ta hết nói về các cuộc liên minh quyền lực rồi tới chiến tranh nữa. Ông ta nói đến chiến tranh nhân danh hòa bình và tự do, những lời thốt ra miệng ông ta đều hoàn toàn vô nghĩa và trống rỗng như bọt xà bông. Toàn bộ bài diễn văn của ông là một sự tăng bốc ngọt ngào chủ nghĩa sô- vanh cũng như xoay quanh đề tài về sự vượt trội của văn hóa, vinh quang và quyền lực đất nước ông.
Những sinh linh khốn khổ sống tại 60 đất nước hoặc hơn thế do ông ta cùng những trợ lý thân tính nhất lựa chọn – và trong trường hợp Cuba là bởi các bạn bè Miami của ông – hoàn toàn không liên quan. Ðấy chính là”các ngóc ngách tối tăm của thế giới” mà có thể trở thành đích ngắm của các cuộc tấn công “phủ đầu” không báo trước của họ.
Cuba không chỉ bị coi là một trong những nước đó mà còn bị liệt vào những nước tài trợ cho khủng bố. Và trên hết là lời bịa đặt phi lý rằng Cuba sản xuất vũ khí sinh học; họ hoàn toàn phớt lờ sự thật cả thế giới đều biết rõ đấy là một lời dối trá khủng khiếp.
Như vậy, giữa chính quyền Bush và Ðảng Quốc Xã có sự khác biệt gì trong triết lý và phương pháp? Tại sao lại quá nhiều chính phủ run rẩy sợ hãi và giữ yên lặng đến thế?
Sự kiện các thế lực phát xíc cực hữu đang sinh sôi nảy nở ở nhiều nước châu Âu không chỉ đơn thuần là một sự trùng hợp. Nhân dân Mỹ sẽ từ chối dạy dỗ con cái theo triết lý như thế.
Trước sự hèn nhát như vậy, nhiều dân tộc trên thế giới chỉ còn biết trong mong nhân dân Mỹ như là những người duy nhất có khả năng kìm hãm, hoặc chấm dứt, tham vọng quyền lực, sự lãng mạng và xung đột của những kẻ cuồng tín. Nhiều dân tộc trên thế giới tỏ thái độ đoàn kết nhất trí với nhân dân Mỹ sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9; dân tộc cao thượng và khoan dung của chúng ta cũng thế, và dĩ nhiên đấy không phải phát xuất từ nỗi sợ hãi hoặc thói đạo đức giả.
Chúng tôi mong một ngày nào đấy các học viên sĩ quan West Points có mặt hôm ấy sẽ đến thăm Cuba, khi người dân Hoa Kỳ được phép tự do đến đây, nhưng không phải với tư cách những kẻ xâm lược.
Ai mới thực sự là người hưởng lợi từ các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9? Những kẻ mà Tổng thống Eisenhower gọi là phức hợp công nghiệp-chiến tranh; những kẻ mà chính quyền của họ đã bị đặt nghi vấn do gian lận trong bầu cử; băng nhóm khủng bố ở Miami; những kẻ muốn phá hoại Liên Hiệp Quốc; những kẻ bênh vực cho sự thống trị của các chính sách bá quyền và muốn định dạng lại thế giới theo ý muốn cá nhân.
Tôi chẳng mảy may tin rằng một người – dù cho ở địa vị nào đi chăng nữa – lẽ ra đã có thể ngăn chặn tội ác ghê sợ ở Tòa Tháp Ðôi lại cố ý để cho nó xảy ra chỉ vì tham vọng nâng cao thế và quyền lực hoặc vì bất kỳ một mục đích nào khác.
Tuy nhiên, gọi đích danh sự việc, theo như Bush phát biểu tại West Points là điều ông muốn làm, tôi cho rằng ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã phạm nhiều lỗi lầm trầm trọng trong cái cách ông giải quyết tình huống sau thảm kịch. Tôi sẽ chỉ đề cập đến một số ít trong những sách lược đối nội và đối ngoại của ông:
Lẽ ra ông ta không bao giờ nên gieo nỗi sợ hãi vào tâm trí nhân dân Hoa Kỳ. Lẽ ra ông ta phải giữ bình tĩnh. Lẽ ra ông ta không nên vội vã đưa ra quyết định mà không suy xét đến những lựa chọn khác có tầm nhìn xa hơn, rất có thể chúng sẽ được sự ủng hộ nhất trí của chính quyền tất cả các nước, của những tôn giáo có tầm ảnh hưởng mạnh nhất và của các xu hướng chính trị cơ bản, thuộc các phe cánh tả lẫn cánh hữu.
Lẽ ra ông ta không nên liệt hơn một nửa các nước thuộc Thế Giới Thứ Ba vào danh sách kẻ thù của mình, hoặc nhẹ hơn là vào danh sách bọn khủng bố.
Lẽ ra ông ta không nên theo đuổi đường lối kéo theo sự tăng vọt con số những kẻ cuồng tính và khủng bố tự sát trên thế giới, khiến cho cuộc chiến chống khủng bố ngày càng phức tạp hơn.
Trường hợp người Palestine là một ví dụ điển hình: số kẻ đánh bom tự sát tăng lên theo mỗi khi có người Palestine bi giết hại, kết quả là tình thế càng trở nên nan giải và không có lối thoát.
Lẽ ra ông ta không nên che giấu những thông tin tình báo mà mình nhận được, đặc biệt là bản báo cáo vào ngày 6 tháng 8, điều này đã dấy lên đủ mối nghi ngờ và phán đoán. Ðiều quan trọng là phải quả quyết và minh bạch với dân chúng. Chẳng ai có thể tin rằng vì lý do an ninh mà điều này bất khả thi. Những ai trong chúng ta đã từng sống và chiến đấu mấy thập kỷ vừa qua để chống lại hàng ngàn âm mưu và hành động khủng bố bắt nguồn từ Hoa Kỳ hăn quen thuộc với bản chất của các bản báo cáo tình báo kiểu này, nguồn gốc của chúng ta cần được bảo vệ chặt chẽ bởi những người thảo ra và chuyển chúng đi.
Lẽ ra ông không nên gặp, hoặc chấp thuận có mặt tại cuộc họp ở Miami của những nhân vật cộm cán đã tổ chức, điều khiển và thực hiện hàng ngàn cuộc tấn công khủng bố chống lại Cuba và các nước khác, kể cả hàng trăm vụ bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ.
Trong nhiều năm liền và cho tới ngày 11 tháng 9, Quý Tài Trợ Quốc Gia Mỹ - Cuba đã cấp ngân sách, tổ chức và phổ biến không biết bao nhiêu hành động khủng bố và âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo Cuba. Ngày nay, cũng tổ chức này tiếp tục cung cấp ngân quỹ để bảo vệ, duy trì và gỡ tội cho những tên khủng bố tồi tệ nhất thế giới này trong thời gian chờ đợi đến lúc Cách mạng Cuba bị Hoa Kỳ tiêu diệt. Mọi người đều biết điều này, cả ở Miami và Nhà Trắng. Mối quan hệ thân thiết giữa ông Bush và những tên khủng bố này hoàn toàn làm xói mòn uy tín đạo đức của ông ta và khiến ông không còn đủ tư cách dẫn đầu thế giới chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Lẽ ra ông ta không nên cho phép thêu dệt lên chuyện bịa đặt ngu xuẩn về việc Cuba đang phát triển vũ khí sinh học. Còn về khả năng sản xuất ra các loại vũ khí đó (chỉ là mang tính lý thuyết và cũng chẳng có căn cứ xác đáng), cũng không cần phải nói thêm rằng thậm chí khi tất cả các chính phủ có thể nói dối thì điều đó không có nghĩa là ai cũng đều bịa đặt theo cái kiểu đó.
Lẽ ra ông ta không nên thách thức các nhà lãnh đạo của cách mạng Cuba về mặt chính trị vì ông ta chẳng dựa vào đâu được để đáp lại những thách thức chính trị mà Cuba có thể giáng trả. Tình cảng của ông ta cũng tựa như một người đang ngồi trên chiếc thuyền buồm giấy to tướng – chứa đầy sự dối trá và chính sách mị dân – không thể nào chịu nổi sóng to gió lớn.
Lẽ ra ông ta không nên đòi hỏi những điều vốn là vấn đề thuộc phạm vi chủ quyền của chúng ta, hoặc đe dọa chống lại Cuba bởi vì dân tộc Cuba chưa bao giờ và sẽ không bao giờ khuất phục. Ðây là dân tộc đã không chần chừ dù chỉ trong khoảnh khắc khi hàng trăm vũ khí hạt nhân nhắm thẳng vào hòn đảo này hồi tháng 10 năm 1962, đe dọa sẽ xóa sổ nó khỏi trái đất. Chưa hề có chuyện một người Cuba yêu nước nào lại nhụt chí trước thách thức như thế.
Giờ đây, ông Bush có thể nhận thấy mình đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, hoặc sửa chữa sai lầm hoặc tiếp tục cố gắng xóa tên Cuba ra khỏi bản đồ thế giới, mà cả hai cách đều không dễ dành chút nào.
Ông Bush cần phải được biết nhiều hơn về tình hình thực tế và tình cảm của nhân dân Cuba ngày nay; bao gồm mức độ thống nhất, văn hóa chính trị cùng sức mạnh không thể lay chuyển của dân tộc bày.
Còn nhiều điều cần nói bên cạnh các suy nghĩ vừa được trình bày về bài diễn văn ngày 20 tháng 5 cùng những vấn đề khác, tuy nhiên tôi không có ý muốn đi xa hơn nữa.
Như chúng tôi đã hứa, dân tộc ta với trí tuệ, chân lý và tinh thần yêu nước đang đưa ra câu trả lời xác đáng. Nhưng nhiệm vụ đến đây vẫn chưa chấm dứt, vì các tổ chức nhân dân chúng ta cũng sẽ trả lời. Vào thứ Hai ngày 10 (tháng 6 năm 2002), các nhà lãnh đạo quốc gia sẽ họp tại thủ đô. Cũng thế, Quốc Hội, cơ quan quyền lực tối cao của Nhà Nước, sẽ đáp trả theo đúng thủ tục và chắc chắn sẽ làm như thế bằng tất cả tài năng ngoại giao khéo léo.
Xin cám ơn Ngài Bush, vì ông đã thể hiện sự tôn trọng đối với chúng tôi thông qua việc công nhận một thể chế như thế tồn tại ở đây và sẽ có bầu cử quốc hội vào năm 2003.
Chỉ có một điểm cần làm rõ: nếu, theo như ông đã cho biết, tất cả các cuộc bầu cử ở Cuba đều gian lận thì Quốc Hội làm sao có thẩm quyền để tiếp thu những sửa đổi trong Hiến Pháp mà ông đã đề nghị?
Giải pháp có thể là Tòa Án Tối Cao Cuba công nhận các thành viên quốc hội của chúng tôi. Ðấy sẽ thể hiện tính dân chủ cao nhất!
Thưa đồng bào đến từ Santiago de Cuba và Guantanamo, các đồng đội trong cuộc chiến ở Moncada không thể nào quên được, từ miền núi đến thành thị, những đồng chí của ngày hôm qua, hôm nay và mai sau:
Thay mặt những người đã cống hiến cuộc đời cho Ðộc lập và Cách mạng, những người mà chúng ta phải trung thành với họ cho đến hơi thở cuối cùng, tôi xin chúc mừng các bạn đến với cuộc diễu hành khổng lồ này.
Chủ Nghĩa Xã Hội muôn năm! Tổ Quốc hay chết! Chúng ta sẽ vượt qua!