12 yếu tố phát khởi và viên mãn tính giác được công bố
Trở thành 12 nhân tố của Sa môn, Bà la môn như lời Đức Phật nói
Kinh Mahā-assapura được đặt tên theo địa điểm thuyết pháp, assapura là tên một thành phố, assa là ngựa, pura là thành đô. Bản Hán dịch kinh này cũng dùng ý nghĩa trên, nên đặt tên kinh là Mã Ấp (Xóm Ngựa). Bài kinh do Đức Phật tự thuyết pháp. Đức Phật nói với các Tỳ kheo những yếu tố cần phải có của một vị Sa môn (samaṇa, hay còn gọi là ẩn sĩ), Bà la môn.
“Tứ thiền, tam minh và giải thoát tri kiến là các yếu tố trong 12 yếu tố mà kinh này ghi chép”.
Tứ thiền, tam minh được kinh này nhắc đến đáng để chúng ta tìm hiểu thật chi tiết, mời quý độc giả tham khảo phần “Hiểu biết nhiều hơn”.
Vào thời Thế Tôn, danh từ Sa môn, Bà la môn đều được dùng thông dụng trong các đạo khác. Ý nghĩa của từ Sa môn, Bà la môn mà kinh này nói đến chính là ý nghĩa được nhắc đến trong giáo pháp của Đức Phật, không giống với ý nghĩa truyền thống hay của đạo khác. Theo giáo pháp của Đức Phật, trong các yếu tố Sa môn và Bà la môn cần phải có, kinh này chỉ nhắc đến tứ thiền mà không hề nhắc đến tứ vô sắc định và tưởng thọ diệt định.
Nội dung chi tiết của 12 yếu tố này có thể tham khảo phần “Hiểu biết nhiều hơn”.
Kinh này giải thích về tứ thiền, tam minh theo công thức thông thường. Công thức này khá phổ biến và thường gặp trong những kinh khác, nhưng có đưa thêm các ví dụ để miêu tả cảnh giới chứng đắc tứ thiền và tam minh. Xét về mặt nhận thức của chúng ta về phương pháp thiền Phật giáo, điểm này rất quan trọng. Các ví dụ này thể hiện phương pháp thiền của Đức Phật, giúp hành giả có thể thấy và biết được các cảnh giới thiền định khi thực tập.
Kinh này dùng ví dụ để giải thích cho các Tỳ kheo biết bản thân Đức Phật đã thấy rõ Tứ đế và đoạn trừ hữu lậu như thế nào. Năng lực này dựa vào 11 nhân tố trước và thêm tứ thiền để thành tựu.
Nói cách khác, nếu không có năng lực thành tựu tứ thiền thì cũng không có năng lực tự biết, tự thấy lậu tận, chứng được quả A la hán. Kinh sau, Kinh Hữu Học, nói rõ hàng Thánh đệ tử của Đức Phật nên tu học tứ thiền và tam minh.
Đọc nhiều hơn
1. Trung Nikāya Pāli - Kinh Mahāssapura, M.I.271~280, Majjhima Nikāya no. 39 Mahāssapura Sutta.
2. Bản Hán dịch, Kinh Trung A Hàm, Kinh Mã Ấp, T01.725c~726c.
3. Bản dịch tiếng Trung, Kinh Trung Bộ, trang 319~329 - Kinh Mã Ấp, Ryūshō Hikata (干潟龍 祥) dịch ra tiếng Nhật, Giang Luyện Bách dịch ra tiếng Trung, Đài Bắc: Hội in kinh Tín Nguyện Hạnh, 2006.
4. Bản dịch tiếng Trung, Phật Điển Tinh Tuyển Tiếng Pāli, trang 104~137, Kōgen Mizuno (水野弘元) trước tác, Thích Đạt Hòa dịch, Đài Bắc: Pháp Cổ, 2005.
5. Tham khảo Phần về chứng đắc tứ thiền trong Gần Gũi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trang 305, Tỳ kheo Ñāṇamoli trước tác; Thích Kiến Đế, Mâu Chí lương dịch, Đài Bắc: Tượng Thụ Lâm, 2006.
6. Bản dịch tiếng Anh, The Greater Discourse at Assapura, The Middle Length Discourses of the Buddha, trang 362~371, Tỳ kheo Ñāṇamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, Sri Lanka: BPS, 1995.
Hiểu biết nhiều hơn
I. Điều kiện để trở thành ẩn sĩ, Sa môn:
1. Tự nhận thấy lỗi lầm, tâm sinh tàm quý (hiri-ottappa).
2. Thân hành thanh tịnh, không tự khen mình chê người (parisuddha kāyasamācāra).
3. Khẩu hành thanh tịnh, không tự khen mình chê người (parisuddha vacīsamācāra).
4. Ý hành thanh tịnh, không tự khen mình chê người (parisuddha manosamācāra).
5. Sinh sống thanh tịnh (parisuddha ājīva).
6. Giữ gìn sáu căn (indriyesu guttadvāra):
- Khi các giác quan đối diện với ngoại cảnh, không chạy theo bên ngoài... nếu không, tham dục, phiền não sẽ theo đó mà sinh khởi.
- Thu nhiếp (saṁvarāya), hộ trì (rakkhissāma) nhãn căn... cho đến ý căn.
7. Phải biết tiết chế trong ăn uống (bhojane mattaññu).
- Không vì vui đùa mà ăn (na davāya).
- Không vì giải tỏa căng thẳng mà ăn (na madāya).
- Không vì để làm đẹp mình mà ăn (na maṇḍanāya).
- Không vì để cho da đẹp mà ăn (na vibhūsanāya).
- Nhưng vì duy trì thân thể mà ăn (kāyassa ṭhitiyā yāpanāya).
Vì từ bỏ cảm giác đói khát mà ăn (vihiṁsûpara-tiyā).
- Vì hỗ trợ cho việc tu tập phạm hạnh mà ăn (brahmacariyânuggahāya).
8. Thường tỉnh thức (jāgariyaṁ anuyuttā).
- Ban ngày, khi đi, đứng, nằm, ngồi, trừ bỏ các pháp gây chướng ngại, khiến tâm thanh tịnh.
- Đầu đêm, khi đi, đứng, nằm, ngồi, trừ bỏ các pháp gây chướng ngại, khiến tâm thanh tịnh.
- Giữa đêm, sẽ nghĩ thức lúc nào, sau đó nằm theo thế sư tử, chánh niệm tỉnh giác.
- Cuối đêm, khi đi, đứng, nằm, ngồi, trừ bỏ các pháp gây chướng ngại, khiến cho tâm thanh tịnh.
9. Chánh niệm tỉnh giác (sati-sampajañña):
- Khi đi tới, đi lui đều chánh niệm tỉnh giác.
- Khi ngước lên, nhìn xuống đều chánh niệm tỉnh giác.
- Khi co duỗi chân tay đều chánh niệm tỉnh giác.
- Khi đắp y áo, cầm bình bát đều chánh niệm tỉnh giác.
- Khi ăn, uống, ngửi, nếm; đi, đứng, nằm, ngồi... động, tĩnh đều chánh niệm tỉnh giác.
10. Đoạn trừ năm triền cái (pañca nīvaraṇa):
- Trừ bỏ được tham lam (vigata-abhijjha), cũng giống như trút bỏ được mọi nợ nần (ānaṇyaṁ).
- Trừ bỏ sự oán ghét (byāpāda-padosaṁ pahāya), cũng giống như cơ thể khỏe mạnh, không còn bệnh tật gì (ārogyaṁ).
- Trừ bỏ sự lười biếng, trễ nải (vigata-thīna-middha), cũng giống như thoát khỏi lao tù (bandhanā mokkhaṁ).
- Trừ bỏ trạo cử, hối quá (uddhacca-kukkuccaṁ pahāya), cũng giống như người được tự do (bhujissaṁ).
- Trừ bỏ nghi ngờ (vicikicchaṁ pahāya), cũng giống như được ở nơi thanh tịnh (khemanta-bhūmiṁ).
11. Chứng nhập tứ thiền (jhāna):
Sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
12. Chứng đắc tam minh (vijjā):
Túc mệnh minh, hữu tình sinh tử minh, lậu tận minh.
II. Những miêu tả về sự chứng nhập tứ thiền trong kinh điển
Sơ thiền: lìa dục, lìa các pháp ác, các pháp bất thiện, có tầm có tứ; một trạng thái hỷ lạc do lìa dục sinh, chứng nhập thiền thứ nhất.
Nhị thiền: diệt tầm và tứ, yên tịnh (sampasāda), nhất tâm (ekodi-bhava), không tầm và không tứ, chứng nhập thiền thứ hai; một trạng thái hỷ lạc do định sinh (samādhija pīti-sukha).
Tam thiền: lìa hỷ, trú xả, chánh niệm tỉnh giác; thân thể vẫn còn cảm nhận lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng nhập thiền thứ ba.
Tứ thiền: xả lạc, xả khổ, bỏ hết vui vẻ và phiền não đã cảm thọ trước đó; không khổ, không lạc, xả, niệm thanh tịnh, chứng nhập thiền thứ tư.
III. Ví dụ mô tả sự vận hành và cảnh giới chứng đắc tứ thiền và tam minh