Diệu Hương vào viện được ba ngày bệnh đã giảm, song ít ăn, ít ngủ, người gầy hẳn đi. Cô hay ngồi ở ô cửa nhìn về hướng Bắc, có khi hàng giờ, hàng buổi, có khi thâu đêm, không nói một lời. Thỉnh thoảng cô lại ca một lời ca duy nhất: “Anh đã có Họa Mi là vợ. Để cho em chia mừng hạnh phúc của anh..."
- Diệu Hương! Chị Bảy nhìn em gọi nhỏ - Em đừng ca như thế nữa.
Nhưng Diệu Hương hầu như không nghe thấy, vẫn tiếp tục ca: “...Có đêm nào trăng treo đầu ngõ, là lúc em gục khóc ở nơi này”.
Sự thay đổi tính tình của Diệu Hương làm chị Bảy càng buồn lo. Chị đã hết lòng khuyên em, song Diệu Hương vẫn không nghe lời chị. Nhiều lúc Diệu Hương thét lên giận dữ: “Bọn khách hàng đến “.Miền Quê” đều là đồ đi đực". Cô lại cười, lại khóc, lại kêu lên: Anh Duy ơi! Anh mới là người lừa đảo có hạng. Và từ nay em sẽ vĩnh viễn từ bỏ anh, từ bỏ cái nơi toàn những lời ngọt ngào dối trá. Trời ơi, cái nghề “uống bia để kiếm tiền" sao mà nó khó nhọc, đắng cay thế này ?" Diệu Hương gục bên cửa số khóc nức nở.
Má Diệu Hương nhận được tin con vào viện, vội vã xách túi lên thăm. Cùng đi với má có chú Năm Tính. Má đi không vững, lật đật như nhịp võng chao nghiêng. Má thấy Diệu Hương tiều tụy, má thương, má khóc và Diệu Hương cũng khóc theo.
- Chị Hai, cháu Diệu Hương, đừng khóc nữa! - Chú Năm Tính lựa lời khuyên giải - Âu cũng là số phận mình rồi, buồn mà làm chi, nếu như cháu Diệu Hương muốn từ bỏ cái nghề“uống bia kiếm tiền” thì em sẽ giúp chị.
Nghe chú Năm Tính nói, má Diệu Hương cầm đầu khăn rằn ri lau nước mắt.
- Ba nó bỏ mẹ con chị đi rồi, bây giờ chỉ trông cậy nhờ nơi chú.
- Trước lúc di xa, anh Hai có dặn em trông nom các cháu. Nhưng rồi mải lận đận kiếm miếng cơm manh áo đã để cháu Diệu Hương đến nông nỗi này. Thôi, từ nay chị cho cháu về nhà em, để em dạy cháu nghề may.
Má Diệu Hương hết nhìn con lại nhìn chú Năm Tính cho đến khi nước mắt như những giọt nhựa xương rồng khô rơi xuống ngực con.
*
Một tuần sau, Diệu Hương ra viện, cô về chung cư cùng chị Bảy xếp đồ đạc, chào hàng xóm để đi nơi khác, nhưng không nói đi đâu. Hai chị em đến ở nhờ nhà chú Năm Tính từ giữa mùa khô.
Nhà chú Năm Tính ở một ngõ hẻm, có ba gian, xung quanh đan bàng những tấm dừa, bên trên lợp tôn. Trong nhà kê hai chiếc giường, đặt bốn máy khâu. Quần áo may gia công xếp từng đống quanh nhà.
Vợ chú Năm Tính cùng hai con máy từ tảng sáng, thậm chí không ngàng đầu lên khi thấy ông Năm Tính về. Diệu Hương nhìn thím Năm Tính hết sức mủi lòng. Quần áo nhầu nát, manh áo ở lưng thẫm một mảng do mồ hôi thấm ướt.
Ông Năm Tính chỉ cho chị em Diệu Hương nơi để đồ đạc, nơi ăn nghỉ rồi đến bên chiếc bàn bắt đầu ngay công việc.
Bài đầu tiên, ông dạy Diệu Hương cách đo:
- Dài: đặt thước từ chân cổ xuôi qua đầu vai xuống cổ tay.
- Vòng cổ: vòng thước vừa sát qua vòng cổ.
Ông Năm Tính đứng làm mẫu cho Diệu Hương thực nghiệm. Trong giây phút đầu tiên, Diệu Hương đã hiểu công việc nhẹ nhàng này thật thích hợp cho phụ nữ. Cô ngẩng đầu, cầm dây thước kéo dài đặt theo chiều tay ông Năm Tính.
Ông Năm Tính nhìn Diệu Hương, giọng vui vẻ:
- Khá đấy. Ngày đầu đã học thành thạo cách đo dài áo, dài tay, vòng cổ, vòng ngực, vòng eo, vòng mông, dang ngực, hạ eo... là không xoàng đâu.
Chiều tôi, cả gia đình ông Năm Tính và chị em Diệu Hương ăn một bữa cơm có thịt bò nấu khoai tây, thịt lợn kho, rau muống luộc, cá nấu dấm. Mọi người sau một ngày lao động cực nhọc đã ăn hết sạch các món ăn. Đêm đến, ba mẹ con bà Năm Tính ngủ một giường, chị em Diệu Hương nằm một giường, còn ông Năm Tính nằm dưới sàn nhà, và thoáng chốc đã ngủ say.
Sáng hôm sau, ba mẹ con bà Năm Tính tiếp tục công việc may, còn chị em Diệu Hương lo học cách ni ao, tính vải, thân sau, thân trước, tay áo...
Đúng như ông Năm Tính dự đoán, một tuần sau, Diệu Hương đã thành thục trong việc đo và cắt rồi cắt rồi cách ráp áo. Hai tuần tiếp theo cô bắt đầu học máy.
Đêm đến, Diệu Hương thấy cơ chân tay mình đau ê ẩm, đau vô cùng, tưởng như không chịu nổi. Cô xoa dầu, bóp tay chân rồi dắt màn nằm dài trên giường nhắm mắt lại. Cô nhận thấy công việc này cũng mệt nhọc không kém gì công việc “uống bia để kiếm tiền”, song nó thảnh thơi đầu óc hơn. Điều rõ ràng là công việc mệt nhọc này làm cho hình ảnh Duy bị mờ đi không sống động như lúc ngồi ở nhà hàng “Miền Quê”, không còn sức đâu quằn quại trước nỗi đau người chồng sắp cưới đi lại ôm hôn cô gái khác.
Một tháng trôi qua, Diệu Hương đã cắt may được một vài kiểu áo, đường chỉ thẳng, đều hơn vượt xa chị Bảy. Sáng sáng cô ngồi vào ghế, cúi đầu, chân đạp, tay đẩy vải... lại đạp, lại đẩy vải... một nhịp điệu đặc biệt. Nhưng rồi càng máy, cô càng thấy đạt đến trình độ hoàn hảo này cũng không dễ dàng. Và khi Diệu Hương máy thành thạo, tay nghề khá hơn, cô bắt đầu ý thức rằng trong nghề may của cô có cả vẻ đẹp của người lao động và sự đắng cay, khổ đau của một cuộc tình duyên dang dở.
Gần hai tháng trời Diệu Hương không nhìn thấy Duy, nhưng khi nghề may đã thành thạo, quen dần với công việc, người đỡ mệt, tối đến có thời gian đi chơi, cô lại nghĩ nhiều đến anh. Chị Bảy và chú Năm Tính thấu hiểu sự khô đau, thất vọng của Diệu Hương trước người con trai đã định cưới làm chồng nhưng không thành. Thực ra lúc đó Diệu Hương không hẳn mong gặp Duy, nhưng dù sao anh cũng đã từng có ngày tháng là của Diệu Hương và Diệu Hương là của anh nên Diệu Hương cũng mong muốn gặp lại anh. Chỉ nghĩ đến giờ phút Duy ôm hôn Họa Mi, không nghĩ đến Diệu Hương trong khi ngày lại ngày cô mong được gặp anh, điều đó làm Diệu Hương tức giận, xót xa, tủi nhục, thậm chí có lúc càm ghét. Và tự nhiên Diệu Hương trách mình, giá như cái đêm ở Vũng Tàu, mình cứ thức trắng đêm để dạy cho anh ấy nói giọng Nam Bộ, tạo cho anh vui hơn, để hai đứa có chung một đứa con thì đâu đến nỗi cách xa, đau khổ thế này.
*
Rồi một buổi chiều sau hai tháng học may, ông Năm Tính gọi có khách. Diệu Hương dừng chân ngoảnh mặt lại. Trước mặt cô, một người trung niên, tóc đã điểm muối tiêu đứng ngay trước cửa.
- Chào cô Diệu Hương!
Diệu Hương ngạc nhiên hỏi:
- Dạ, xin lỗi, anh là ai?
- Tôi là Mạnh, bạn Duy.
Nghe thấy tên người yêu, Diệu Hương hồi hộp nhưng không hỏi vì tức giận.
- Thế ra anh Duy cũng còn nhớ đến em?
Cái nhìn thấu suốt của thiếu tá Mạnh dừng lại trên khuôn mặt chứa nhiều nỗi đau của Diệu Hương.
- Không những thế, còn biết cả cô học may - dừng một lúc thiếu tá hỏi tiếp - Công việc đó đối với cô thế nào?
- Dạ. Rất thích hợp với em - giọng Diệu Hương có vẻ tự hào.
- Thế sao anh Duy nói với tôi cô mở sạp bán sách báo?
Thiếu tá nhìn Diệu Hương như dò hỏi.
- Dạ. Anh hỏi như vậy có nghĩa là không tin em chọn nghề may kiếm sống phải không?
- Tôi tin chứ, nó thích hợp với sức khỏe, trình độ khéo tay của phụ nữ.
- Dạ, còn anh Duy? - Diệu Hương bắt đầu thăm dò - anh ấy ghét nghề này lắm.
- Không đâu, anh ấy rất thích. Anh ấy ước ao Diệu Hương từ bỏ cái nghề “uống bia để kiếm tiền” là anh ấy vui lắm. Một ngày không xa, Duy sẽ trở lại thành phố này gặp Diệu Hương.
Thiếu tá vừa nói vừa theo dõi diễn biến trên khuôn mặt có đôi mắt đen của Diệu Hương. Còn Diệu Hương không tin vào tai mình. Chẳng lẽ anh ấy vẫn đến tìm mình hay sao? Cô thầm kêu lên: Anh Duy ơi, em mong đợi anh quá trời. Không, không nên gặp con người lừa đảo. Diệu Hương phủ định ngay suy nghĩ của mình.
- Chiều mai thứ hai, đúng mười một giờ, Duy sẽ đáp máy bay từ Hà Nội vào thành phố. Duy điện cho tôi báo Diệu Hương ra đón.
Người Diệu Hương run lên vì giận uất và yêu thương. Cái hình ảnh tay chống cằm khi vào nhà hàng “Miền Quê” và hình bóng ma quái Duy ôm hôn Họa Mi đều ẩn hiện trước mắt Diệu Hương. Cô nhắm mắt lại để xua đuổi cái bóng ma nhưng hình ảnh quái đản kia cứ đến. Cô mở mắt ra để được nhìn rõ người yêu nhưng nỗi đắng cay người yêu đã đi với người khác lại bủa vây. Cô mỉm cười một cách tàn nhẫn, rồi nhìn thiếu tá với đôi mắt giận uất, xót đau:
- Xin nhờ anh nói dùm, em không ra đón!
Diệu Hương từ chối đón Duy, vì cô nghĩ hai người sẽ không thể sống bên nhau, xa lánh là phương cách tốt nhất để tránh khổ đau. Cô biết rằng nỗi đau này còn dai dẳng hơn nỗi đau thế xác, nhưng từ lần bắt gặp Duy hôn Họa Mi, cô quyết tâm đoạn tuyệt mối tình. Thêm nữa, hơn hai tháng học may, công việc mới này là nguồn vui xua đuổi nỗi buồn, dẫn cô đến ý định quyết tâm không ra đón Duy.
Dường như đã chuẩn bị từ trước, Diệu Hương mơ túi xách:
- Em nhờ anh đưa cho anh Duy gói này.
Đó là một gói hình vuông, bên ngoài bọc giấy trắng dày, chằng tám sợi dây thun. Thiếu tá đưa tay đón, lòng ái ngại. Còn Diệu Hương, tay vừa buông gói, nỗi đau chia ly bất thần ập đến, cô khựng lại. Nhỡ anh ấy không hiểu ý mình thì sao? Cô gượng trấn tĩnh, nhắm mắt nghĩ rằng âu cũng là số kiếp.
- Tôi rất lấy làm tiếc - Tiếng nói của thiếu tá cắt ngang suy nghĩ của Diệu Hương - Tôi có trách nhiệm đến báo cho cô một tin vui nhưng đã bị từ chối.
- Tin vui ư? Đôi vỏi em bây giờ, đó là tin đau xót.
- Thực lòng mà nói, tôi cho rằng tình yêu của Duy với cô là bất tử. Nhưng không rõ vì sao cô lại khước từ.
Một âm thanh chưa thành lời “đại lừa đảo”, “thực lòng yêu” buột ra từ môi cô. Tiếng nấc bật lên dữ dội:
- Vẫn nghe tôi nói đấy chứ, cô Diệu Hương?
- Vâng, thưa anh.
- Vậy thì cô nên ra đón Duy.
- Không! Em không thể gặp con người lừa đảo - Tiếng nói của Diệu Hương đứt quãng - Người ta đã yêu người khác rồi.
- Rõ ràng là cô chưa hiểu về Duy.
- Em hiểu, nên em phải vĩnh biệt.
Trước mặt Diệu Hương lại hiện lên đôi tay chống cằm với gương mặt thân yêu nhất trên đòi.
- Cô Diệu Hương, hãy bình tĩnh lại - Giọng nói của Mạnh rành rẽ từng lời - Tôi chỉ có nhiệm vụ đến đây báo cho cô tin vui nhưng đã bị chối từ nên trở về với tâm trạng không vui của người bạn chưa làm tròn nhiệm vụ. Tôi tin rằng sự thật bao giờ cũng là sự thật. Chiều mai Duy gặp cô sẽ nói cho cô hiểu. Bây giờ có việc phải ra về. Chào cô!
- Dạ! Chào anh!
Thiếu tá Mạnh quay gót đi ra trong sự yên tĩnh chết chóc. Còn Diệu Hương, sau khi Mạnh đi rồi, cô đứng lặng với tâm trạng bồn chồn, buồn giận, nhớ thương. Cô tự nhủ rằng, cô không bao giờ gặp lại cái chàng trai Hà Nội, một chàng trai mà cô cô gắng quên đi.
Trong giây phút đó, sự vĩnh biệt tình yêu thật là khủng khiếp. Từ bỏ tình yêu với Duy là tự dập tắt một tình yêu say mê nồng cháy. Nhưng càng nghĩ đến vĩnh biệt hình ảnh Duy lại cứ đi vào cuộc đời Diệu Hương và cả cơ thể cô chìm ngập trong trạng thái tê dại với ý nghĩ trong vòng luẩn quẩn: “Vĩnh biệt” hay “tiếp tục yêu”?
Khi ý nghĩ “vĩnh biệt” chiếm ưu thế, Diệu Hương thu xếp áo quần về Gò Công sống cùng má. Song giây phút cuối cùng định xách túi về quê thì cô lại sợ không đủ can đảm nhìn vào thân gầy còm, đôi mắt u buồn của má. Nếu nhìn vào mắt má thì cô không thể giấu được má nỗi đau xót về mối tình chia ly của mình. Chẳng lẽ gần sáu mươi năm má khổ vì năm người con mà giờ đây mình lại đem đến cho má nỗi đau nữa hay sao? Bên tai Diệu Hương nghe rõ tiếng nói của má khi tuổi già đang đến. Ở Gò Công, má mong con sớm thành thạo nghề may để trở về với má có phải không? Má ơi, con cũng không muốn sống ở nơi sầm uất này để gặp lại con người phản bội, lừa lọc tình yêu. Diệu Hương kêu lên: Má ơi, con đợi nhìn mặt anh ấy lần cuối cùng rồi con sẽ về với má.