Hồi tưởng lại những kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu
Sức mạnh của cuộc sống nằm ở những thời khắc của hiện tại. Khi mở cánh cửa bước vào cuộc sống, bạn luôn vạch rõ những dự định, những điều mình mong muốn, nhưng quan trọng hơn hết là hiện giờ bạn đang khát khao điều gì và bạn có còn đang theo đuổi những mong muốn, dự định trước đây hay không? Nếu bạn đã hiểu rõ chính mình và bạn cảm thấy hài lòng về cuộc sống hiện tại của bạn, hãy nhìn lại và phát huy những nhân tố đã làm nên con người của bạn ngày hôm nay.
Những ký ức của quá khứ sẽ mang đến cho bạn niềm vui hay cũng có thể gợi lên trong bạn những nỗi buồn – TẤT CẢ TÙY THUỘC Ở BẠN.
Có thể trong quá khứ bạn đã gặp phải những thất bại và những trải nghiệm đó đã phần nào ảnh hưởng đến cách sống của bạn ngày hôm nay. Thế nhưng cách bạn được nuôi dưỡng và chăm sóc, những con người bạn hằng ngưỡng mộ và những kỷ niệm đẹp bạn đã có sẽ góp phần định hình con người thật của bạn, cho dù có thể bạn đã có một tuổi thơ buồn khổ và đầy tủi nhục. Thật ra, những trải nghiệm mà bạn có đều không đến nỗi cùng cực như bạn nghĩ mà chỉ có một số biến cố là thực sự tốt hay xấu mà thôi.
Dù là vui hay buồn thì quá khứ của bạn cũng có ảnh hưởng rất lớn đến những quyết định của bạn. Những kinh nghiệm góp nhặt được cùng với những gì bạn cảm nhận, tất cả sẽ hình thành nên quyết định của bạn.
Hãy biết khi nào là cần nhớ đến những khoảnh khắc hạnh phúc để nuôi dưỡng tâm hồn mình và khi nào thì nên hồi tưởng lại những đau khổ đã qua để biết vượt lên nỗi sợ hãi và tìm lại sức mạnh từng ngự trị trong bạn.
Những ký ức của quá khứ sẽ mang đến cho bạn niềm vui hay cũng có thể gợi lên trong bạn những nỗi buồn – TẤT CẢ TÙY THUỘC Ở BẠN. Nhưng trên chặng đường này, điều duy nhất bạn cần làm là chỉ tập trung nhớ lại những trải nghiệm tích cực mà thôi. Hãy cùng chia sẻ những kỷ niệm ngọt ngào đó với những người mà bạn yêu thương, với những người bạn tâm giao – chính những sẻ chia đó sẽ nuôi dưỡng tâm hồn bạn và bạn luôn có thể mỉm cười khi nhớ đến cảm giác hạnh phúc từng có.
Những câu hỏi dành cho bạn:
1. Tên người bạn thân nhất của bạn lúc còn bé? Tại sao bạn lại thích chơi với người bạn ấy?
______________________
______________________
2. Khi còn bé, bạn thích ăn gì nhất? Bạn thường ăn món ăn đó ở đâu?
______________________
______________________
3. Bạn thích chơi trò gì nhất?
______________________
______________________
______________________
4. Bạn thích câu chuyện nào nhất? Và bạn thường hát bài hát nào nhất?
______________________
______________________
5. Bạn thường xem chương trình ti vi nào nhất? Tại sao bạn lại thích xem chương trình ti vi đó đến như vậy?
______________________
______________________
6. Hồi nhỏ, mọi người thường gọi bạn bằng biệt danh là gì?
______________________
______________________
7. Bạn cảm thấy thế nào khi hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu?
______________________
______________________
8. Bạn đã cùng chia sẻ những ký ức ngọt ngào đó với ai?
______________________
______________________
______________________
9. Trong khi trò chuyện với nhau, điều duy nhất mà bạn khám phá ra về chính bản thân bạn và về người đã cùng chia sẻ với bạn là gì?
______________________
______________________
______________________
Xác định niềm say mê của mình
Nhiều người không bao giờ đến gần được mục tiêu của mình bởi vì họ không hiểu bản thân họ muốn điều gì. Cuộc sống phức tạp khiến con người dễ mất phương hướng và họ cần một điểm tựa. Do đó, khi bắt tay thực hiện ước mơ của mình, trước hết và quan trọng nhất, bạn cần phải biết rõ mục đích bạn muốn là gì. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận bởi sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa điều mình thích với điều mà mình được giáo dục là phải thích.
Đừng nên nhầm lẫn giữa điều mình thích với điều mà mình được giáo dục là phải thích.
Hãy quên đi những giáo điều "nên thế này, nên thế kia". Khi còn nhỏ, bạn nghe người lớn nói là không nên theo đuổi nghiệp "làm nghệ sĩ" vì đó là một nghề lận đận cả đời. Hoặc có thể bạn học ở trường rằng ham mê làm giàu là tầm thường. Cùng với thời gian, bạn trưởng thành - mang theo những quan niệm hẹp hòi đó vào cuộc sống, không trách sao đôi lúc bạn cảm thấy e ngại trước ước mơ của chính mình.
Hãy cố gắng tìm những đặc điểm mô tả đúng nhất về bản thân mình.
Hãy tạm rời xa tất cả những định kiến đó, cứ như bạn là một phiến đá mà chưa từng có ai khắc lên điều gì. Hãy vượt lên khỏi mọi khuôn khổ của cuộc sống để lắng nghe chính bản thân mình. Khi đó, bạn sẽ thấy đâu là điều mình thực sự muốn.
Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn tìm thấy con đường đi đích thực cho bản thân và từ đó, cho bạn một cái nhìn rõ hơn về những ước mơ của mình. Những câu trả lời của bạn sẽ cho thấy điều gì là khởi điểm những đam mê của bạn và khi đó, bạn có thể tin chắc rằng mình đã đi đúng hướng.
Những câu hỏi dành cho bạn:
1. Sở thích của bạn là gì?
___________________
___________________
2. Trong những sở thích của bạn, có cái chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, có cái bạn vẫn thích làm. Vậy sở thích nào là tồn tại lâu nhất?
___________________
___________________
3. Sở thích nào mà bạn hối tiếc vì đã không tiếp tục giữ lại?
___________________
___________________
4. Sở thích nào bạn thấy hối tiếc vì đã chưa bao giờ thử làm?
___________________
___________________
5. Bạn thích điều gì nhất về ngôi trường nơi bạn học?
___________________
___________________
6. Ở trường, bạn thích môn học nào nhất?
___________________
___________________
7. Ở trường, có nhiều dạng bài tập: thi viết, thi vấn đáp, bài thu hoạch, bài tiểu luận, bài thực hành, bài trắc nghiệm, dạng dự án…Bạn thích dạng bài tập nào nhất?
___________________
___________________
8. Hoạt động nào trong trường mà bạn cảm thấy tự hào khi nghĩ về những thành quả mình đã đạt được?
___________________
___________________
9. Những hoạt động đó đòi hỏi những kỹ năng hoặc năng khiếu gì?
___________________
___________________
10. Trong số những kỹ năng đó, kỹ năng nào bạn vẫn đang vận dụng vào đời sống hàng ngày?
___________________
___________________
11. Còn kỹ năng nào bạn thấy hối tiếc vì chưa bao giờ rèn luyện?
___________________
___________________
12. Môn học hay dạng bài tập nào mà bạn ghét nhất?
___________________
___________________
13. Ai là thần tượng của bạn?
___________________
___________________
14. Điều gì khiến bạn xem họ là thần tượng của mình?
___________________
___________________
15. Bạn quý trọng phẩm chất nào nhất ở những người bạn của mình?
___________________
___________________
16. Bạn muốn có phẩm chất nào của thần tượng hay của những người bạn mà bạn thích?
___________________
___________________
17. Khi còn nhỏ, bạn mơ ước sau này lớn lên sẽ làm gì?
___________________
___________________
18. Trong những câu trả lời của mình, bạn có tìm ra những điểm giống nhau hay sự lặp lại không?
___________________
___________________
19. Dựa trên sự giống nhau đó, bạn nghĩ gì về những điều bạn thích và những gì bạn mơ ước?
___________________
___________________
Bạn hiểu thế nào là “công việc”?
Đã đến lúc cần phải thay đổi những suy nghĩ cũ kỹ về "bạn đang làm việc" và từ đó, hiểu và có một cái nhìn đúng đắn hơn về khái niệm "bạn đang sống".
Mọi người dành phần lớn thời gian trong đời để làm việc, nhưng nhiều người vẫn có những khái niệm lẫn lộn về “công việc”. Một số người nghĩ rằng họ phải chịu đựng sự cực khổ trong công việc để kiếm tiền cho những thú vui khác. Bạn có thể thấy rõ ràng điều này qua các mục quảng cáo nhan nhản trên truyền hình hay tạp chí. Rất nhiều hình ảnh con người trên bãi biển hay khu mua sắm, nơi tiệc tùng chè chén, ở bể bơi, hay nhà tập luyện thể thao. Các mục quảng cáo tâng bốc bạn như một người làm việc xuất chúng hoặc cho thấy bạn đang khổ sở vì bị đau đầu, đau lưng, hay bị ám ảnh vì chứng khó tiêu.
Mọi người thường tin rằng năng lực của con người thể hiện phần lớn trong chất lượng công việc, thời gian làm việc và số tiền kiếm được.
Từ “công việc” đã gây lo lắng cho nhiều người, đến nỗi họ gán ghép “công việc” là thứ chán nhất phải làm trong khi có vô số những điều đáng quan tâm hơn. Với những suy nghĩ bi quan ấy, tại sao họ vẫn cứ làm việc? Ở đây có thể có hai lý do: để kiếm tiền hoặc để học hỏi thêm kinh nghiệm.
Trước tiên, bạn phải biết là mình MUỐN gì và cuộc sống sẽ chỉ cho bạn CÁCH PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO?
Để cảm thấy hài lòng với cuộc sống, điều bạn ĐANG LÀM phải dẫn đến điều bạn MUỐN. Đó mới là SỐNG, nếu không bạn chỉ là đang LÀM VIỆC mà thôi. Nếu bạn không tìm thấy ý nghĩa của những việc mình đang làm hay cảm thấy không hài lòng về chính bản thân mình, điều đó có nghĩa là bạn đang làm việc một cách miễn cưỡng. Đôi khi hình dung ra trước những điều mình muốn làm sẽ giúp loại bỏ bớt những điều mình không thích làm.
Thomas Edison, nhà phát minh người Mỹ nổi tiếng thế giới, cha đẻ của bóng đèn tròn, đã thử nghiệm hơn 1.000 lần mới tìm ra chất liệu thích hợp để làm dây tóc bóng đèn. Một nhà báo hỏi động lực nào đã tiếp sức cho ông tiếp tục thử nghiệm sau gần 1.000 lần thất bại như vậy?
Thomas Edison trả lời "Tôi không xem đó là những thất bại, và tôi chưa bao giờ thất bại. Sau mỗi lần thử nghiệm không thành, tôi biết mình đã tiến gần hơn tới đích".
Động lực nào giúp Edison có thể tiếp tục thử nghiệm sau nhiều lần thất bại như vậy? Đó chính là sự say mê trong công việc. Hầu hết những người thành công đều cho biết họ chưa bao giờ "làm việc" dù chỉ một ngày trong đời. Họ có thể làm từ 10-14 tiếng một ngày để điều hành một công ty, để sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật, để lãnh đạo một đất nước nhưng họ không nghĩ là mình đang “làm việc” bởi họ yêu thích những công việc đó. Chính niềm vui, sự nhiệt tình và say mê đã động viên họ lao vào công việc, tất cả bắt đầu bằng chỉ một ý tưởng và từ đó hướng đến những mục tiêu cao hơn.
Không bao giờ có khái niệm "công việc" khi được làm những điều mình thích với những người mình quý.
Theo định nghĩa, công việc là việc sử dụng năng lượng chỉ cho một mục đích mong muốn. Hiểu theo nghĩa đó thì tất cả mọi thứ đều là công việc, kể cả thưởng thức một món ăn cũng là công việc. Đã đến lúc bạn nên ngừng "làm việc" theo kiểu đó và bắt đầu thật sự "làm việc của bạn". Như vậy có thiếu thực tế quá chăng, khi chúng ta vẫn phải tiếp tục kiếm tiền và ổn định cuộc sống? Đã từ lâu, những người thành công nhất đều cho rằng: "Trước tiên hãy làm điều bạn thích - Tiền sẽ sinh ra từ đó". Kiếm tiền chỉ là một mục tiêu nhất thời mà thôi. Khi đã có được mức thu nhập như dự định, bạn sẽ nảy sinh những mong muốn khác, có thể là sở thích, ước mơ, cảm giác thoải mái… Và tiền không phải là tất cả những gì bạn muốn.
Hãy lắng nghe tâm sự của một người:
Với tôi, luôn có một sự khác biệt giữa "công việc" và "công việc của tôi". Ai cũng có thể có một "công việc" và họ làm với kết quả tương đối nhưng trong "công việc của tôi – một diễn viên múa ba lê", tôi có thể làm tốt hơn người khác hay không là điều rất quan trọng. Nếu ai đó yêu cầu tôi phải đi làm sớm hơn thường lệ, tôi nghĩ “Không bao giờ có chuyện đó!". Nhưng để chuẩn bị cho buổi biểu diễn sắp tới, mỗi sáng tôi sẽ dậy thật sớm để luyện tập bởi tôi muốn mình sẽ là người biểu diễn đẹp nhất trong đêm hôm đó. Khi tôi tập trung tất cả vào công việc thì đó không còn là "công việc" nữa, mà nó đã trở thành "công việc của tôi".
Hilary J., Giáo viên cấp III
Hành trình đi tìm "công việc đích thực của bạn" có thể là một chuyến đi rất phiêu lưu và mạo hiểm.
Do đó, trừ khi bạn phải làm việc để kiếm tiền và bạn biết rằng đó là cách duy nhất để đạt được những dự định của mình, còn nếu không, đừng bao giờ chọn một công việc vì tiền mà hãy chọn một công việc vì bạn cảm thấy thích thật sự. Nếu chọn một công việc yêu thích nhưng lại không kiếm được nhiều tiền thì sao? Hãy nhớ rằng vật chất chỉ đến với những ai dám tin và dám làm. Trước tiên, bạn phải biết là mình MUỐN gì và cuộc sống sẽ chỉ cho bạn CÁCH PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO
Những câu hỏi dành cho bạn:
1. Bạn thích làm gì nhất?
__________________
__________________
2. Theo bạn, những công việc nào có thể giúp bạn thực hiện những hoạt động yêu thích đó?
__________________
__________________
3. Trong số những công việc trên, bạn thích làm công việc nào nhất – công việc mà bạn sẽ gắn bó suốt đời?
__________________
__________________
Tập tính tổ chức từ những công việc đơn giản nhất
Tổ chức tốt sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn rõ ràng. Có một cái nhìn rõ ràng trong mọi việc sẽ giúp bạn tinh thông hơn trong những quyết định của mình.
Ai trong chúng ta cũng có những việc cần phải làm trong một thời hạn nhất định nào đó. Do đó những việc ít quan trọng hơn đành phải tạm hoãn lại. Đây cũng là lẽ tất nhiên. Chúng ta nên ưu tiên một số việc cần phải làm trước để đáp ứng thời gian đã đề ra, và như thế sẽ giúp chúng ta có được cảm giác phấn khởi vì đã hoàn tất một số việc. Tuy nhiên, số việc còn tồn đọng quá nhiều sẽ khiến chúng ta dễ mất tập trung, mất ý thức về mức độ ưu tiên và bạn không nhận ra việc nào là quan trọng hơn.
Dĩ nhiên là bạn có thể dời lại việc dọn dẹp ngăn kéo bàn làm việc vào tuần sau. Nhưng nếu bạn dành ra một chút thời gian để dọn ngay bây giờ thì có thể bạn sẽ không mất cả buổi nghỉ trưa chỉ để lục tìm bản báo cáo để kịp nộp sếp vào đầu giờ chiều, hoặc sẽ không quên tờ đơn cần ký và không bỏ quên cuốn truyện định đem về nhà đọc vì nó bị vùi dưới một đống giấy tờ.
Thỉnh thoảng, hãy làm mẹ bất ngờ bằng cách dành thời gian dọn dẹp phòng làm việc của mẹ.
Cách tốt nhất để đạt được những điều mình mong muốn là hãy ưu tiên làm những việc quan trọng nhất, nhưng đồng thời cũng cần phải tạm quên đi những việc khác. Khi đó, bạn sẽ dễ tập trung vào những điều thực sự quan trọng hơn.
Những câu hỏi dành cho bạn:
1. Nếu được chọn, bạn sẽ chọn sắp xếp lại điều gì?
___________________
___________________
2. Tâm trạng của bạn như thế nào sau khi hoàn tất việc sắp xếp đó?
___________________
___________________
3. Bạn thường làm gì để tạm quên đi những tồn đọng kém quan trọng để hướng đến mục tiêu chính của mình?
___________________
___________________
Luôn lắng nghe và học hỏi từ cuộc sống xung quanh
Sự hiểu biết thật sự chỉ đến khi chúng ta biết nhận thức những điều mình còn chưa biết.
Cuộc sống cũng giống như một vở kịch mà trong đó, chúng ta là những diễn viên phải đóng nhiều vai diễn khác nhau và chúng ta đều tỏ ra là những diễn viên có khả năng trong từng vai diễn đó. Và thật ngạc nhiên là chúng ta có thể đảm nhận nhiều vai diễn đến như thế và còn có thể nhập vai rất nhanh khi cần thiết.
Học cách lắng nghe là một kỹ năng cần phải được trau dồi một cách kiên nhẫn và thường xuyên
Trong một ngày, bạn có thể đóng vai một người bạn, một anh sinh viên, một người hâm mộ bóng đá, một người hòa giải những xung đột, một nhà phê bình âm nhạc, một người tài xế, một ông già Noel…Nếu nhìn lại những vai mà bạn đã đóng trong ngày, thì số nhân vật đó còn nhiều hơn số người mà một chiếc xe buýt có thể chứa được.
Chúng ta nhập vai dựa trên những trải nghiệm đã có trong cuộc sống. Theo bản năng, chúng ta thường chia sẻ những kinh nghiệm của mình, từ đó cảm thông với nhau hơn. Thế nhưng có lúc chúng ta nhảy bổ vào một vai diễn không phù hợp với mình và do đó mất đi những cơ hội học hỏi quý báu.
Đôi khi vai diễn của bạn sẽ ngăn bạn LẮNG NGHE cuộc sống xung quanh.
Cách đây khá lâu, một cô học trò cũ ghé thăm tôi tại lớp học nơi tôi đang dạy. Ngay lúc đó, theo phản xạ tự nhiên, tôi đã cư xử như một người thầy – ôn tồn đưa ra những lời khuyên mô phạm của một thầy giáo đối với sinh viên của mình, mà không phải là một buổi trò chuyện giữa hai con người đã trưởng thành.
Tôi cảm thấy hơi lạ vì người học trò đó không cư xử với tôi như những người học trò mà tôi vẫn tiếp xúc mỗi ngày. Tôi thắc mắc tại sao lại có sự khác biệt đó. Và cuối cùng tôi đã hiểu, bởi tôi đã nhập vào vai một người thầy quá nhanh và đã bỏ qua một bài học từ cuộc sống mà tôi cần phải học. Vai diễn không phù hợp đó gây cho tôi những trở ngại rất lớn trong việc lắng nghe. Dù cho một người thầy có thoáng đến mức nào đi chăng nữa thì vẫn là một người thầy – là người chỉ bảo và sinh viên phải là người lắng nghe. May thay tôi đã nhận ra và thoát khỏi vai diễn đó, thế là tôi lại có thể lắng nghe một cách chăm chú hơn.
"Mẹ em nói em phải biết kiên nhẫn. Mẹ nói khi em thực sự quyết tâm và bắt tay vào làm bất cứ việc gì thì chắc chắn em sẽ làm được. Nhưng cần phải có thời gian để chuyển ý tưởng đó thành hiện thực và điều đó cần đến sự kiên nhẫn." - Cô học trò mỉm cười, nói tiếp – "Kể từ đó, em thôi không còn lo lắng ước mơ của mình có trở thành hiện thực hay không. Em chỉ tập trung làm việc và biết rằng đó chỉ là vấn đề về thời gian. Điều quan trọng ở đây là niềm tin".
Tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe những điều cô học trò tôi vừa nói. Hoàn cảnh của tôi lúc ấy có phần rất giống với cô. Đó là lúc tôi đang chán nản vô cùng. Tôi đã viết và gửi đi những bản thảo của mình nhưng tất cả đều bị từ chối. Vừa mới sáng hôm đó, trên đường đến trường, tôi còn cầu nguyện "Con không biết con đã làm sai điều gì nhưng xin hãy giúp con". Những lời tâm sự mộc mạc của cô học trò cũ đã mang lại cho tôi niềm tin vào những cố gắng của mình.
Vậy là trong vai trò của một người thầy, tôi đã không thể lắng nghe được điều gì cả. Nhưng khi chuyển sang vai trò của một người bạn, tôi đã nhận ra điều mình đang tìm kiếm bấy lâu nay. Chính niềm tin đó đã làm sống lại cảm hứng sáng tác trong tôi.
Những người thành công luôn có chung một tính cách là khiêm tốn học hỏi những điều hay lẽ phải.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một vài người thân là những nhà thông thái, hiểu biết rất nhiều về cuộc sống. Họ hay đưa ra những lời khuyên dù không biết có ai cần đến hay không, và lời khuyên đó được dựa trên những kinh nghiệm không biết có thực hay không. Không cần biết người khác nghĩ gì, những người này lúc nào cũng cho rằng họ luôn luôn đúng.
Trong những buổi gặp mặt gia đình, tôi thường quan sát trong lúc mọi người đang trò chuyện. Họ tranh nhau nói, đưa ra ý kiến của mình và liên tục bảo vệ những ý kiến đó, mỗi lúc một mạnh mẽ hơn cho đến khi căn phòng ồn ào quá mức thì đột nhiên tất cả lặng im. Một lúc sau, vài người nhún vai lộ rõ vẻ bực tức và sẵn sàng bắt đầu "hiệp hai" về một đề tài khác. Họ nói liên miên, hoa tay múa chân nhưng lại chẳng đi đến đâu cả.
Thật lòng mà nói những lần quan sát như vậy hoàn toàn không phải là vô bổ. Thứ nhất bạn thấy ai cũng mệt phờ trong khi mọi chuyện lại chẳng đi đến đâu. Thứ hai, đó là một bài học rất sinh động về sự khiêm tốn học hỏi.
Kỹ năng cần thiết để học hỏi là biết lắng nghe.
Đồng ý là trong cuộc sống, chúng ta nên chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm với nhau, nhưng đôi khi làm một người học trò ham học hỏi sẽ tốt hơn cho bạn. Và cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi nghe ai đó nói rằng những bài học trong cuộc sống thì thú vị hơn nhiều so những bài học ở giảng đường. Càng thu thập được nhiều điều có ích thì chúng ta càng có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và cảm thấy hài lòng về cuộc sống của mình hơn.
Tôi đã nhiều năm nghiên cứu những người có cuộc sống hạnh phúc và viên mãn khi về già. Khi được hỏi về bí quyết để giữ được sự trẻ trung, họ ít khi nói về chuyện tập thể dục hay các chế độ dinh dưỡng cần thiết, và tất cả họ đều không thể tránh khỏi những áp lực của cuộc sống. Nhưng tất cả đều có chung một đặc điểm: luôn học hỏi, có người mạnh dạn chủ động, có người nhẹ nhàng từ tốn. Đối với họ, cuộc sống luôn chứa đựng nhiều điều mới mẻ và đầy hứng thú.
Chắc chắn bạn có những điều hay khiến mọi người thích lắng nghe, nhưng hãy nhớ rằng học hỏi là động lực cho mọi sự phát triển, mà kỹ năng duy nhất để học hỏi là phải biết lắng nghe.
Những câu hỏi dành cho bạn:
1. Hãy nghĩ đến một sự kiện sắp diễn ra ở nơi bạn đang ở!
________________
________________
2. Hãy tìm xem hai kỹ năng lắng nghe nào cần thiết ở sự kiện đó cho thấy bạn là người luôn học hỏi? (ví dụ: đặt câu hỏi phản hồi, ngôn ngữ cơ thể, thái độ…)
________________
________________
3. Theo bạn, phản xạ tích cực nào thể hiện bạn là một người biết lắng nghe?
________________
________________
Tìm sự thú vị từ việc xem phim hoạt hình
Có lẽ không có loại hình giải trí nào thể hiện những động cơ, quá trình dẫn đến xung đột và giải quyết xung đột rõ ràng và cụ thể như trong phim hoạt hình. Qua vài giây đầu tiên, bạn có thể nhận ra đâu là nhân vật chính trong phim, biết ngay mục tiêu cũng như những trở ngại của họ.
Trong cuộc sống cũng vậy, bạn sẽ rút ngắn nhiều đoạn đường tiến đến mục tiêu của mình nếu ngay từ đầu, bạn biết xác định được đâu là điều mình muốn và đâu là những trở ngại cần phải vượt qua.
Các nhân vật trong phim hoạt hình rất hiếm khi hoàn toàn chính diện hay phản diện. Các nhân vật đó hành động theo bản năng tự nhiên mà không hề có chủ định. Mèo đuổi bắt chuột, còn chuột khôn lanh, mưu mẹo để thoát khỏi mèo. Thợ săn nấp rình thỏ, còn thỏ phải láu lỉnh để lừa thợ săn. Chó sói truy đuổi con người, và con người phải rất nhanh nhẹn và mưu trí để thoát khỏi hàm răng của chó sói. Những xung đột như vậy diễn ra hàng ngày dưới bàn tay xếp đặt của tạo hóa để sinh tồn.
Cũng tương tự như vậy, khi quyết tâm theo đuổi một mục tiêu mà bạn kỳ vọng, chắc chắn bạn sẽ gặp thử thách. Do đó, bạn cần phải sáng suốt để có thể lường trước những trở ngại, từ đó có cách thực hiện tốt nhất và bạn sẽ thấy hài lòng về những gì mình đã làm.
Những nhân vật trong phim hoạt hình luôn quyết tâm và cố gắng hết mình để thực hiện những gì muốn làm. Không bao giờ có chuyện từ bỏ. Bất kỳ nỗ lực nào cũng cần phải có sự sáng tạo không ngừng. Nhân vật luôn học hỏi và tiến bộ rất nhanh từ những thất bại đó.
Hãy khởi đầu "chuyến hành trình đến thành công" của bạn bằng việc xác định rõ đích bạn cần đến và đâu là những trở ngại cần phải vượt qua.
Cuộc sống cũng vậy. Sự quyết tâm sẽ nảy sinh khả năng sáng tạo không ngừng. Chúng ta sẽ từng bước vượt qua những trở ngại trước mắt, có thể nhận ra nhanh chóng những gì không cần thiết để bỏ qua, nhằm tiến gần hơn đến mục tiêu đã định.
Tính hài hước của những bộ phim hoạt hình cũng rất đáng để học hỏi. Cho dù nhân vật chính phải trải qua biết bao khó khăn, có lúc vô cùng chán nản khi liên tục gặp phải thất bại, nhưng vẫn bộc lộ một vẻ kiên nhẫn đáng nể phục, vui vẻ học hỏi và bắt đầu lại.
Khi quá chi li nghiêm khắc với bản thân, khi phân vân giữa một một việc mình thích và một việc nên làm thì bạn sẽ không thể tránh khỏi cảm giác thất vọng và những thất bại phía trước. Hãy tìm niềm vui trong những việc bạn đang làm và bạn sẽ khám phá ra những bí quyết đưa bạn đến thành công.
Hãy tìm niềm vui trong những việc bạn đang làm và bạn sẽ khám phá ra những bí quyết đưa bạn đến thành công.
Vậy hãy xem để so sánh, hãy cười, thưởng thức và học hỏi. Mỗi cảnh trong phim luôn phản chiếu cuộc sống thường ngày của chúng ta, được lý tưởng hóa qua bàn tay của họa sĩ.
Những câu hỏi dành cho bạn sau khi xem một bộ phim hoạt hình nào đó:
1. Mục tiêu của nhân vật trong phim là gì?
____________________
____________________
2. Hãy nêu ra ba kỹ năng sáng tạo mà nhân vật đó đã sử dụng để đạt được mục tiêu của họ?
____________________
____________________
3. Tại sao nhân vật hoạt hình đó lại làm bạn cười?
____________________
____________________
4. Bạn rút ra điều gì cho mình khi quan sát hành động và thái độ của nhân vật đó?
____________________
____________________
Làm thế nào để thay đổi một thói quen
Thời sinh viên, một người bạn nói với tôi rằng "Tôi thích những thói quen và tôi là con người của những thói quen". Tôi không tin anh ta lắm. Một anh chàng mới 18 tuổi làm sao hiểu rõ về mình như thế khi mọi thứ đều mới mẻ đối với những kẻ lần đầu sống xa nhà như chúng tôi.
Khi những thói quen đó trở nên buồn tẻ đến độ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của mình thì đó là lúc, chúng ta nên thay đổi thói quen của mình.
Nhưng người bạn đó đã đúng. Càng va chạm với cuộc sống, chúng ta càng có xu hướng lặp lại những gì là đúng và phù hợp với mình hơn. Khi chúng ta bắt đầu làm quen với những điều mới lạ, chúng ta thường mang theo một phần của thế giới quen thuộc của mình để tạo ra một vỏ bọc an toàn. Ngoại trừ việc bạn đã buộc mình phải thay đổi trước một số biến cố nào đó, còn lại cuộc sống của chúng ta vẫn cứ thế diễn ra, một ngày như mọi ngày.
Hầu hết chúng ta đều thích những thói quen thường nhật của mình như dậy đúng giờ, ăn cơm đúng quán, sử dụng một loại dầu gội đầu... bởi chúng không làm chúng ta phải băn khoăn, suy nghĩ. Nhưng khi những thói quen đó trở nên buồn tẻ đến độ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của mình thì đó là lúc, chúng ta nên thay đổi thói quen của mình.
Chúng ta là con người của những thói quen.
Thay đổi thói quen không có nghĩa là cuộc sống của chúng ta sẽ bị đảo lộn tất cả. Khi thói quen dần chuyển sang sự buồn chán thì trong chúng ta sẽ bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, đôi khi sẽ dẫn đến trầm uất.
Có thể hôm nào đó, bạn bỗng cảm thấy chán chường, như mình đang bị nhốt giữa bốn bức tường xám ngắt và tẻ nhạt, cạnh những bộ bàn ghế vô hồn và bạn chán phải ngồi cạnh những con người suốt ngày huyên thuyên những đề tài chán ngấy, vô bổ.
Khoan hãy bực bội! Đó là cách sống bạn đã chọn mà. Những thói quen chẳng có gì là đáng trách. Bạn thử quan sát những người đã dám thay đổi thói quen của mình, lúc đầu họ phấn đấu để có được một cuộc sống như mong đợi thế nhưng họ lại thay đổi để cuộc sống thêm phần thú vị.
Hãy thay đổi một yếu tố nhỏ trong thói quen của bạn và chờ xem điều gì sẽ xảy ra!
Đứng trước một trở ngại nào đó thì bạn cũng đừng vội thay đổi toàn bộ cuộc sống của mình. Trước tiên hãy bắt đầu thử thay đổi một thói quen đơn giản nào đó như thay đổi con đường đi làm, dậy sớm hơn thường ngày, đổi món ăn sáng, thức khuya hơn để xem hết một bộ phim hay, chọn một thể loại sách mới… Hãy thử thay đổi một chút để tìm cảm giác mới mẻ nhé.
Con người học hỏi được nhiều nhất khi họ cảm thấy đủ an toàn để khám phá những điều mới mẻ và đủ hiếu kỳ để dám thử nghiệm những ý tưởng mới.
Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi là lần đi đến trường qua chặng đường thú vị dài hơn 25 dặm vào buổi sáng hôm ấy. Con đường quen thuộc đến trường khiến tôi cảm thấy chán khi ngày nào cũng phải nhìn mãi những cảnh vật ấy. Đôi khi để thay đổi, tôi chuyển sang đi theo một con đường khác. Hôm đó, tôi bắt đầu chú ý hơn tới những cảnh vật, những con người mà trước đây tôi đã bỏ qua.
Một số ý tưởng sáng tác hay nhất của tôi đã nảy sinh từ những lần thay đổi đó và tôi bắt đầu biết quan tâm hơn đến những điều bình dị mà tôi thường không mấy chú ý đến. Những khi đó, khả năng sáng tạo của bạn được kích thích hơn rất nhiều so với khi bạn đơn giản để cuộc sống trôi đi.
Những câu hỏi dành cho bạn:
1. Bạn có thói quen nào đã trở nên quá quen thuộc đến nỗi bạn không cảm thấy đó là một thói quen nữa? Thói quen đó là gì?
____________________
____________________
2. Thử thay đổi thói quen đó bằng một hoạt động khác?
____________________
____________________
3. Hãy nêu lên hai ý tưởng sáng tạo mà bạn đã nghĩ ra bằng kinh nghiệm sống của mình?
____________________
____________________
4. Bạn học được điều gì mới khi phá bỏ một thói quen cũ? Bạn thấy bản thân mình có gì thay đổi không khi thay đổi một thói quen như vậy?
____________________
____________________
Lập danh sách những việc cần làm
Hãy chọn những việc quan trọng nhất để làm trước.
Khi đã tìm thấy ước mơ của mình và tìm ra con đường để đi đến ước mơ đó, bất chợt bạn nghĩ ra những điều mà trước đây bạn chưa bao giờ nghĩ đến và bạn cảm thấy vô cùng háo hức, muốn hiện thực hóa tất cả những ý tưởng đó.
Hãy chọn những việc quan trọng nhất để làm đầu tiên.
Dĩ nhiên là bạn có khả năng làm tất cả những điều đó nhưng bạn không nên làm tất cả cùng một lúc. Tốt hơn hết là hãy thiết lập một thứ tự ưu tiên và bắt tay thực hiện những việc quan trọng nhất, những việc khác để làm sau. Và để tránh mình bị phân tâm bởi áp lực của thời gian thực hiện, của khối lượng công việc, cách tốt nhất là bạn nên ghi lại những việc cần làm đó ra giấy.
Khi có danh sách những việc cần làm trong tay, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đâu là những việc quan trọng nhất, đâu là những việc chỉ thực sự cấp thiết khi những việc quan trọng hơn đã được hoàn tất. Và trong số đó, có một số việc chỉ là những ham muốn nhất thời và có thể bạn không cần phải mất thời gian cho chúng. Bạn có thể cùng lúc nghĩ ra rất nhiều những ý tưởng táo bạo, hứng thú và ngay lúc đó, bạn chỉ muốn thực hiện tất cả. Hãy cẩn thận, bởi cố gắng làm điều đó mà không có kế hoạch và lập thứ tự ưu tiên sẽ làm cạn sự nhiệt tình cũng nhanh như lúc bạn nghĩ ra vậy.
Một danh sách "những việc cần làm" sẽ giúp bạn dễ dàng thiết lập thứ tự ưu tiên hơn và đưa ra những quyết định sáng suốt mà không làm mất đi ngọn lửa nhiệt huyết ban đầu.
Hãy thử liệt kê những việc mà bạn cho là cần phải làm, và dĩ nhiên là bạn cũng có thể bổ sung thêm vào đó khi có bất kỳ ý tưởng nào lóe lên trong bạn. Sau một thời gian, bạn cần phải sắp xếp lại thứ tự ưu tiên vì bản chất cuộc sống vốn luôn thay đổi. Hy vọng danh mục này sẽ giúp bạn giảm bớt những áp lực của cuộc sống.
Giới hạn vấn đề của bạn
Bạn sẽ học cách phân biệt việc nào quan trọng với bạn và do đó phải đầu tư quan tâm đúng mức. Việc nào không nằm trong phạm vi kiểm soát của bạn thì nên quên chúng đi.
Trong thế giới này, mọi thứ đều có nguồn gốc. Khi bạn đang đọc cuốn sách này, đang trả lời câu hỏi và thực hiện theo những chỉ dẫn, bạn sẽ thấy rằng mỗi khi giải quyết xong một vấn đề, y như rằng sẽ có những vấn đề mới xuất hiện. Đừng lo lắng, đó là một dấu hiệu tốt. Thử thách mới làm xuất hiện giải pháp mới và đó chính là quá trình phát triển của bản thân bạn.
Mạnh dạn bỏ những gì không cần thiết vào sọt rác
Nhưng cũng có những vấn đề không phải thật sự là của bạn. bạn bị vướng vào đó vì ý muốn giúp đỡ người khác. Khi đó, chính là lúc bạn đang gánh lấy những vấn đề không thuộc phạm vi của mình.
Ngay cả khi ý định của chúng ta là tốt, thực lòng muốn giúp đỡ, nhưng kết quả có khi lại là có hại. Hãy nhớ điều này: Lời khuyên chỉ giúp đỡ người khác nếu nó thực sự mang tính khách quan. Khi chúng ta đã bị sợi dây tình cảm lôi kéo vào chuyện của người khác, những giúp đỡ của chúng ta không còn tính sáng suốt nữa.
Vì vậy, khi đối mặt với một vấn đề trong cuộc sống, hãy tỉnh táo phân biệt rõ xem nó có nằm trong phạm vi của bạn hay không. Giải quyết những vướng mắc của bản thân chính là lúc bạn đang tiến lên theo con đường của khám phá. hãy đón nhận những khó khăn của bạn, tìm hiểu kỹ để xử lý nó cho thật tốt. Đó là một con đường phát triển thẳng tắp. Lo chuyện của người khác có thể cho bạn một bài học gián tiếp, nhưng bạn lại phải nhận một gánh nặng tình cảm. Và một lúc nào đó, nó sẽ làm bạn mệt mỏi.
Bạn hãy thử làm những việc sau theo các chỉ dẫn dưới đây:
1. Hãy nhớ lại một việc bạn đã cho phép mình dính vào nhưng thực sự nó không trực tiếp liên quan đến bạn:
____________________
____________________
2. Hãy thử nghĩ ra một cách nào đó mà bạn sử dụng để thoát khỏi gánh nặng phải đi lo việc của người khác:
____________________
____________________
3. Sau khi bạn đã thực hiện theo cách ở trên, hãy ghi lại những kết quả tích cực bạn đã tạo ra hoặc tìm cách khác nếu đó là kết quả bạn không thích:
____________________
____________________
Xem phim về tình yêu cuộc sống
Không như mọi người thường nghĩ, các loại hình giải trí không chỉ đem lại sự vui vẻ mà còn đưa đến những cách tư duy mới làm phong phú tầm nhìn của chúng ta. Một phần nào đó, nó còn tạo bầu không khí tươi trẻ hơn cho cuộc đời. Mặc dù nhiều nhà làm phim vẫn còn sản xuất những bộ phim hành động đầy bạo lực, nhưng vẫn có những tác phẩm nghệ thuật thật sự có khả năng tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con người.
Xem lại một bộ phim xưa chính là tìm lại một nguồn cảm hứng trong cuộc sống
Tôi đã xem những cuốn phim để lại ấn tượng sâu sắc. Với những bộ phim có giá trị thật sự thì chỉ trong hai tiếng đồng hồ thôi, đã có thể thay đổi cách nhìn của con người về cuộc đời, mang lại niềm tin và những tư tưởng mới.
Tôi chợt nghĩ ra đó có lẽ là mục đích ban đầu của các nhà làm phim khi xây dựng Hollywood thành kinh đô điện ảnh của thế giới. Một khía cạnh hay phát hiện từ bộ phim có thể làm thay đổi và khiến cho con người tươi trẻ hơn. Những lúc như thế, tôi có cảm giác như mình vừa được tặng một món quà quý.
Hãy lập một danh sách và thưởng thức các bộ phim hay có đề tài về cuộc sống.
Trong phần này bạn không cần phải thực hành điều gì, không có câu hỏi đặt ra, không có ý tưởng mới, không có ý kiến phải phân tích. Bạn chỉ đơn giản đến tiệm băng đĩa để thuê hoặc mua một bộ phim hay. Sau đó về nhà, chuẩn bị chỗ ngồi thoải mái, thứ gì để nhấm nháp, và bắt đầu thưởng thức bộ phim.
Dưới đây là một số bộ phim tôi giới thiệu, có kèm theo một chú thích ngắn gọn về nội dung. Hãy chọn trong số này một bộ phim bạn thích, hoặc có thể xem lại một bộ phim hay trước đây. Hãy thư giãn và thưởng thức!
Life Is Beautiful (1998) – tình yêu của cha mẹ là vô bờ bến.
Gladiator – tình yêu luôn chiến thắng bạo tàn.
Forrest Gump - bằng nỗ lực, chúng ta có thể có mọi hạnh phúc trong cuộc đời.
Pay It Forward (2000)– Chúng ta có thể thay đổi thế giới chỉ bằng những nghĩa cử giản dị.