Từ trước tới nay chúng ta coi viêm mãn tính là do thất bại của phản ứng viêm cấp tính. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm mãn tính hiện nay lại là 5 yếu tố chính liên quan đến lối sống.
1. MẤT CÂN BẰNG GIỮA AXIT BÉO OMEGA 3 VÀ OMEGA 6
Các nhà dinh dưỡng học gọi axit béo omega 6 và omega 3 là chất dinh dưỡng “thiết yếu”. Cơ thể con người cần chúng cho nhiều chức năng, từ xây dựng tế bào đến duy trì trái tim và bộ não khỏe mạnh. Tuy nhiên chúng ta không thể tự sản xuất chúng mà phải lấy những chất này từ thực phẩm ăn hàng ngày. Các axit béo omega 6 tạo ra các hợp chất gây viêm, trong khi axit béo omega 3 phân tách trong cơ thể để sản sinh ra các hợp chất kháng viêm.
Đây là lý do tại sao sự cân bằng giữa axit béo omega 6 và omega 3 trong chế độ ăn uống là rất quan trọng để xác định môi trường bên trong cơ thể gây viêm hay kháng viêm. Các ghi chép lịch sử từ trước đến nay chỉ ra rằng, chúng ta tiêu thụ axit béo omega 6 và 3 với số lượng gần như bằng nhau, nhưng bắt đầu từ khoảng năm 1900, axit béo omega 6 trong chế độ ăn tăng lên trong khi axit béo omega 3 giảm đi. Tỷ lệ axit omega 6:3 ở châu Âu đã tăng từ 1:1 lên 15:1, và ở Mỹ, tỷ lệ này đã đạt mức trung bình là 25:1. Do đó, người Mỹ thậm chí còn bị viêm mãn tính nhiều hơn người châu Âu và điều này giải thích tại sao người Mỹ, dù chỉ chiếm có 5% dân số thế giới, lại tiêu thụ tới 54% lượng dược phẩm toàn cầu, 80% tất cả các loại thuốc giảm đau theo toa và quá nhiều thuốc chống trầm cảm như vậy.
Các axit béo omega 3 chính là axit alpha-linolenic (ALA), eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
Nguồn axit béo omega 3 chính trong chế độ ăn uống là ALA, nhưng điều này không hữu ích lắm vì khả năng chuyển đổi ALA thành EPA và DHA quan trọng lại rất hạn chế khi chúng ta hấp thu quá nhiều omega 6.
EPA và DHA hầu như chỉ được tìm thấy trong cá có dầu, là những loại cá không tạo ra omega 3 nhưng lấy chúng từ tảo biển nằm dưới cùng trong chuỗi thức ăn biển nước lạnh.
Omega 6 chủ yếu ở dưới dạng axit linoleic (LA) từ dầu thực vật như dầu ngô, dầu đậu nành và dầu hướng dương, cũng như từ các loại hạt và quả. Những loại dầu này có giá rẻ, đó là một lý do tại sao chúng được cho vào rất nhiều thực phẩm chế biến. Điều này làm tăng quá mức tỷ lệ 6:3 trong chế độ ăn uống của chúng ta. Các nhà sản xuất thực phẩm chế biến sẵn đã gây ra tổn hại rất lớn cho sức khỏe cộng đồng.
Tệ hơn nữa, phần lớn động vật được nuôi để làm thức ăn cho con người được cho ăn đậu nành và thức ăn làm từ ngô. Kết quả là, hầu hết bò, lợn và gà công nghiệp đều chứa LA và chất chuyển hóa gây viêm của nó, axit Arachidonic (AA); sữa, thịt và trứng của chúng có tỷ lệ 6:3 cao và có hại cho sức khỏe. Động vật ăn cỏ có hàm lượng omega 3 tốt hơn nhưng ngày nay chỉ có cừu là còn được nuôi theo cách này. (Gà nuôi theo phương pháp tự nhiên hấp thu nhiều axit béo omega 3 hơn và tạo ra thịt và trứng với tỷ lệ omega 6:3 tốt hơn so với gà công nghiệp.)
Gà nuôi tự nhiên tạo ra thịt và trứng có tỷ lệ omega 6:3 tốt hơn gà nuôi công nghiệp.
2. KHÔNG ĐỦ TRÁI CÂY VÀ RAU
Trái cây và rau là rất quan trọng vì chúng chứa hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) cùng với các hợp chất khác. Những chất này có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ trong cơ thể.
Hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) ngăn chặn các enzyme chính gây viêm. Chúng bao gồm COX-1 và COX-2, là những enzyme mà nhiều loại thuốc kháng viêm đang nhắm tới. Chúng cũng ngăn chặn cặp enzyme gây viêm thứ hai gọi là LIPOX-5 và LIPOX-8. Quan trọng hơn, chúng ngăn chặn một nhóm các enzyme thứ ba gây viêm và có tính phá hủy cao là men tiêu hủy cấu trúc nền (MMP’s).
Hoạt động ngăn chặn ba chiều này có tác dụng bảo vệ nền tảng hơn bất kỳ loại dược phẩm nào vì MMP’s trực tiếp gây ra tổn thương mô, biến viêm mãn tính thành tổn thương mô, theo thời gian dẫn đến bệnh thoái hóa.
Con người thời Victoria ăn trung bình từ 9 đến 10 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày (một khẩu phần được quy định là 80gr). Họ có cảm giác thèm ăn lớn do mức độ vận động thể chất cao. Trái cây và rau họ ăn là loại hữu cơ và là những giống được lưu truyền có chứa hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) nhiều gấp ba lần so với những loại trái cây và rau củ ngọt hơn mà chúng ta đang ăn hiện nay. Ngày nay, chúng ta đang ăn trung bình chỉ khoảng 3 phần trái cây và rau mỗi ngày. Làm một phép tính đơn giản; mức tiêu thụ những thực phẩm này đã giảm đi khoảng 2/3 và mức hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) trong thực phẩm cũng giảm đi khoảng 2/3. Điều này cho thấy lượng chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) mà chúng ta nạp vào đã giảm đi khoảng 90%.
Trái cây và rau là rất quan trọng vì chúng chứa hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ.
Vậy chúng ta nên ăn bao nhiêu trái cây và rau để có sức khỏe tốt hơn? Điều này phụ thuộc vào việc bạn đang nói đến ai…
Theo một báo cáo, tất cả chúng ta nên ăn ít nhất 7 phần trái cây và rau mỗi ngày. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học College London, đã phân tích thông tin hơn 65.000 người trưởng thành từ 35 tuổi trở lên trả lời bảng Khảo sát Sức khỏe của Anh quốc. Các nhà nghiên cứu sau đó đã theo dõi những người tham gia trong trung bình 7,7 năm sau lần tham gia đầu tiên của họ.
Nghiên cứu này cho thấy những người ăn 7 khẩu phần trái cây hoặc rau trở lên hàng ngày giảm được 33% nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào, giảm 25% nguy cơ tử vong do ung thư và giảm 31% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, so với những người ăn ít hơn 1 khẩu phần hàng ngày.
Viện Ung thư Hoa Kỳ còn đi xa hơn khi khuyến nghị nên ăn 9 khẩu phần trái cây và rau hàng ngày để giảm nguy cơ ung thư. Dữ liệu thời Victoria cho thấy, nếu đây là những giống rau quả truyền thống thì ăn như vậy là đủ; nhưng nếu bạn đang ăn các giống hiện đại thì 9 khẩu phần rau quả sẽ chỉ giúp bạn đạt được 1/3 mức của người thời Victoria, mà khi kết hợp với một tỷ lệ omega 6:3 phù hợp và một lượng đáng kể hợp chất đường liên phân tử (beta glucan) mới giúp họ gần như miễn dịch được với bệnh thoái hóa.
KẾT LUẬN
Ngày nay, hàm lượng các hợp chất hữu cơ tự nhiên quan trọng (polyphenol) có tác dụng kháng viêm không có đủ trong thực phẩm của chúng ta. Kết hợp với tỷ lệ omega 6 quá dư thừa so với omega 3 trong chế độ ăn uống và trong cơ thể, điều này tạo điều kiện hoàn hảo cho chứng viêm phát triển. Thêm các yếu tố gây viêm như hút thuốc lá và các hợp chất gây viêm trong thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt độc hại, chúng ta đang đi trên con đường dẫn đến tình trạng lão hóa do viêm và lão hóa nhanh.
Ngược lại, nếu chế độ ăn uống của chúng ta có đủ omega 3 để giúp tạo ra các hormone kháng viêm phù hợp, có đủ hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) để ngăn chặn các enzyme gây viêm chủ chốt, và có đủ hợp chất đường liên phân tử beta glucan 1-3, 1-6 để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, thì tình trạng viêm mãn tính sẽ được giảm thiểu và các quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể sẽ có thể một lần nữa chiếm ưu thế.
Nhưng vấn đề không chỉ là ăn gì. Cách nấu nướng cũng rất quan trọng vì đây là cách để giảm hấp thu một loạt các yếu tố gây viêm.
Nếu chế độ ăn uống của chúng ta có đủ omega 3, polyphenol và beta glucan 1-3, 1-6, thì tình trạng viêm mãn tính sẽ được giảm thiểu và các quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể sẽ có thể giành lại ưu thế.
3. PHƯƠNG PHÁP NẤU ĂN GÂY VIÊM: AGE’S VÀ ALE’S
Khi thực phẩm có chứa protein được nấu ở nhiệt độ cao, protein liên kết với glucose hoặc các loại đường khác trong thực phẩm để tạo ra các hợp chất được gọi là các sản phẩm glycat hóa cao (Advanced Glycation End products), viết tắt là AGE’s.
Nhiều thực phẩm chuyển thành màu nâu khi ở nhiệt độ cao và sự đổi màu này là dấu hiệu của quá trình sản xuất AGE’s. Các hợp chất AGE’s rất dễ gây viêm - và gây lão hóa rất nhanh.
Các hợp chất AGE’s điển hình bao gồm acrylamide, hình thành khi thực phẩm giàu tinh bột được nấu ở nhiệt độ cao chẳng hạn như trong khoai tây lát chiên giòn, khoai tây chiên, bánh mì nướng và các loại thực phẩm khác; và PhiP, được hình thành khi thịt được nấu ở nhiệt độ cao. Cả PhiP và acrylamide đều được xếp vào nhóm các chất gây ung thư cho người.
AGE’s cũng có thể được hình thành khi lượng đường trong máu quá cao và kéo dài, như trong bệnh tiểu đường.
Đối với những người không mắc bệnh tiểu đường, các enzyme xúc tác để liên kết các phân tử glucose với protein tạo thành glycoprotein cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể. Nhưng khi lượng đường trong máu quá cao, glucose có thể liên kết với các protein trong cơ thể mà không thông qua quá trình enzyme xúc tác. Điều này thúc đẩy sự hình thành AGE’s và do đó dẫn đến viêm – đây là lý do vì sao bệnh nhân tiểu đường bị viêm quá mức, tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và lão hóa nhanh.
AGE’s kích thích viêm, nhưng đây không phải là cách duy nhất chúng đẩy nhanh quá trình lão hóa. Sự liên kết của glucose với protein còn gây ra liên kết chéo giữa các protein, liên kết chúng với nhau một cách ngẫu nhiên và làm rối loạn chức năng. Điều này biểu hiện ra bên ngoài là da bị lão hóa, nhăn nheo và giảm độ đàn hồi. Bên trong, nó dẫn đến các vấn đề như đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, đông máu và tổn thương thận.
Không phải chỉ có AGE’s là chúng ta cần phải đề phòng. Khi chất béo và dầu được đun nóng đến nhiệt độ cao, chúng tạo ra các sản phẩm oxy hóa chất béo cao ALE’s (Advanced Lipoxidation End products). Những thứ này nghe có vẻ thân thiện hơn nhưng chúng cũng có hại tương đương và gây viêm cao độ. Nồng độ AGE’s và ALE’s trong máu cao hơn có liên quan đến tăng tỷ lệ mắc nhiều bệnh thoái hóa hơn.
Các thực phẩm chứa hàm lượng cao của cả AGE’s và ALE’s bao gồm:
• Các thực phẩm nhiều chất béo và protein nấu ở nhiệt độ cao: tức là thịt, gia cầm và cá được nấu bằng cách chiên ngập dầu, chiên ít dầu, áp chảo và nướng.
• Nhiều loại bơ thực vật (margarines)
• Khoai tây chiên (French fries), khoai tây chiên đóng gói (chips), trứng rán (tốt hơn là nên khuấy hoặc luộc trứng!)
• Thực phẩm chế biến sẵn được sản xuất hàng loạt, do đó được nấu ở tốc độ nhanh và vì vậy dùng nhiệt độ cao. Chúng bao gồm sữa khô dạng phun (bằng nhiệt) được sử dụng trong sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và các loại sữa có nhiều chất béo như pho mát kem (cream cheese) và sốt mayonnaise.
• Thực phẩm hun khói và thực phẩm để bảo quản lâu (cured foods)
Từ danh sách trên, bạn có thể thấy rằng hầu hết các mặt hàng thức ăn nhanh đều là những nguồn chứa đầy AGE’s và ALE’s, và đấy là con đường nhanh chóng dẫn đến lão hóa do viêm. Đây là một lý do tốt để tự nấu ăn, ở nhiệt độ nấu cho gia đình (tức là thấp hơn). Bạn có thể làm tốt hơn nữa bằng cách thay đổi kỹ thuật nấu ăn. Sự hình thành AGE’s giảm đi đáng kể khi nấu với nước, thời gian nấu ngắn hơn, nấu ở nhiệt độ thấp hơn và cho thêm vào các thành phần có tính axit như nước chanh hoặc giấm.
Tin tốt là không phải tất cả chúng ta cần phải ăn uống khắc khổ, mà mục đích chính là tìm sự cân bằng.
Con người (và các động vật ăn tạp khác) thích thức ăn nhiều chất béo, nhiều đường, và đối với nhiều người, cuộc sống sẽ kém thú vị hơn nếu không có bánh hamburger, bánh ngọt hoặc khoai tây chiên. Nếu bạn cân bằng một cách có ý thức những thực phẩm đó với các thực phẩm và dưỡng chất kháng viêm, bạn có thể thỉnh thoảng thưởng thức mà không gây hại.
4. THỪA CÂN HAY BÉO PHÌ
Béo phì là một trong những thách thức về sức khỏe cộng đồng lớn nhất của thế kỷ 21 và được xác định là nguyên nhân thứ hai gây tử vong sớm trên toàn thế giới (sau suy dinh dưỡng). Nó làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường típ 2, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh gan, thận và một loạt bệnh ung thư. Kể từ những năm 1980, tỷ lệ người bị thừa cân, béo phì đã tăng gấp ba lần ở nhiều quốc gia châu Âu nằm trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Số người bị ảnh hưởng đang tiếp tục gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là ở trẻ em.
Đối với cá nhân, tình trạng này có thể kéo theo một loạt các vấn đề tâm lý và căng thẳng. Đối với xã hội, nó làm phát sinh những khoản chi phí trực tiếp và gián tiếp đáng kể gây khó khăn thêm cho hệ thống y tế và các nguồn lực xã hội.
Thừa cân và béo phì là nguyên nhân chính gây viêm mãn tính ngày nay. Điều này là do mô mỡ thừa (chất béo) tiết ra các hormone gây viêm được gọi là adipocytokine. Trong một xã hội có khoảng 30% người béo phì và 62% người thừa cân, vai trò gây viêm của chất béo đã trở thành một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng sức khỏe kém và gia tăng tốc độ lão hóa. Vòng eo nở nang của chúng ta có liên quan đến việc hấp thu nhiều thực phẩm gây viêm, thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường và chất béo omega 6, thêm vào đó, chúng ta nhìn chung ít vận động thể chất cũng là một nguyên nhân gây viêm.
Nhưng không phải chất béo nào cũng như nhau. Nếu bạn đang hấp thu hàm lượng cao các chất dinh dưỡng thực vật như carotenoid, xanthophylls và các chất hữu cơ tự nhiên ưa béo (lipophilic polyphenol), mô mỡ của bạn sẽ được bảo vệ và không tạo ra các hormone gây viêm. Chất béo được bảo vệ theo cách này thường có màu vàng hoặc cam, có nguồn gốc từ các chất dinh dưỡng thực vật có màu tương tự. Tuy nhiên, vấn đề sẽ phát sinh ở những người ăn nhiều chất béo từ đồ ăn độc hại (hoặc thực phẩm chế biến sẵn). Những thực phẩm nghèo dưỡng chất này thường không có đủ các chất dinh dưỡng thực vật cần thiết, khiến cho chất béo trong cơ thể có màu từ trắng đến ngọc trai. Chất béo này rất dễ gây viêm và nguy hiểm.
Vì hầu hết mỡ thừa ngày nay là loại gây viêm và tình trạng viêm mãn tính nguy hiểm như vậy nên không có gì ngạc nhiên khi thừa cân lại là một nguy cơ gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tin tốt là một chế độ ăn kháng viêm cũng là chế độ ăn giảm cân.
5. GỐC TỰ DO
Hầu hết mọi người đã nghe nói rằng gốc tự do có thể gây hại cho sức khỏe - nhưng gốc tự do là gì?
Gốc tự do là các phân tử nhỏ được hình thành trong hàng tỷ quá trình hóa học diễn ra trong cơ thể người để tạo nên sự sống. Chúng ta được tạo ra từ các phân tử, mà phân tử được tạo thành từ các nguyên tử, cả phân tử và nguyên tử đều có các điện tử (electron) bao quanh chúng. Các electron thường ghép thành từng cặp, nhưng trong một số phản ứng nhất định, một electron có thể bị tách ra. Nguyên tử (hoặc phân tử) còn lại sẽ trở thành một “gốc tự do” không ổn định với một electron chưa ghép đôi. Để ổn định trở lại, gốc tự do phải lấy một electron từ phân tử khác, nhưng bây giờ phân tử kia lại trở thành gốc tự do! Phản ứng dây chuyền này khi các phân tử lấy các electron của nhau cứ tiếp diễn, có thể kéo dài hàng nghìn lần và phá hoại cho đến khi chuỗi phản ứng này kết thúc.
Quá trình hình thành gốc tự do còn được gọi là tổn thương oxy hóa vì thường có liên quan đến các phân tử oxy. Sắt bị gỉ, chất béo bị ôi hoặc miếng táo bị cắt chuyển màu nâu đều là những ví dụ về tác hại của quá trình hư hỏng do oxy hóa/gốc tự do.
Chỉ dư thừa gốc tự do mới hại sức khỏe. Một số mức độ hoạt động của gốc tự do là bình thường và là một phần cần thiết của phản ứng miễn dịch đối với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và vi rút. Mặt khác, hoạt động quá mức của các gốc tự do thực sự có thể gây ra tổn thương tế bào và mô, gây viêm mãn tính và cuối cùng là các vấn đề sức khỏe lớn ảnh hưởng đến nhiều mô. Có một số yếu tố phổ biến làm tăng mức độ gốc tự do trong cơ thể chúng ta như hút thuốc, tiếp xúc với bức xạ (ví dụ như tia cực tím, tia X và tất cả các loại phóng xạ) - và viêm.
Khi các tế bào bị tổn thương do viêm, chúng sẽ sản sinh ra các hợp chất độc hại kích hoạt giải phóng quá mức các gốc tự do. Hậu quả là tình trạng oxy hóa quá mức tiếp tục làm tổn thương các tế bào đó, và quá trình này giải phóng một làn sóng hợp chất gây viêm thứ hai.
Vòng luẩn quẩn này thúc đẩy cả bệnh tật và lão hóa - trừ khi có các biện pháp bảo vệ kháng viêm và chống oxy hóa. Hầu hết các nhà khoa học ngày nay chấp nhận điều này. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Môi trường và Sức khỏe Úc rất đồng tình với quan điểm của các chuyên gia hiện nay khi họ tuyên bố rằng quá trình lão hóa và các bệnh liên quan đến tuổi tác được thúc đẩy bởi vòng luẩn quẩn của chứng viêm mãn tính tạo ra các gốc tự do tiếp tục làm tăng tình trạng viêm.
Viêm mãn tính > dư thừa gốc tự do > làm tăng viêm.
DƯ THỪA QUÁ NHIỀU GỐC TỰ DO
Yếu tố liên quan đến lối sống phổ biến nhất khiến mức độ gốc tự do quá cao là hút thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật, làm tăng tốc độ lão hóa và tử vong, nhưng việc tiếp xúc với lượng khí thải công nghiệp cao và các chất ô nhiễm không khí khác cũng có thể gây ra tổn thương oxy hóa và viêm mãn tính. Ví dụ, cư dân thành phố tiếp xúc với mức độ cao khí thải dầu diesel cũng có nguy cơ. Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ ion hóa cũng là một yếu tố, nên chính phủ vẫn khuyên thận trọng với ánh sáng mặt trời và tránh bị cháy nắng.
Mặc dù nói vậy nhưng có nhiều bằng chứng xác thực rằng hầu hết những lo ngại về ánh nắng mặt trời là sai. Có một danh sách dài các chính sách “dựa trên khoa học” được các chính phủ sử dụng để cố gắng thay đổi hành vi của cộng đồng nhưng hóa ra lại phản tác dụng.
Ví dụ, khuyến cáo về cholesterol là một thảm họa. Các nhà khoa học Mỹ nhận tài trợ từ ngành công nghiệp đường đã bóp méo dữ liệu của họ để chỉ ra cholesterol và mỡ động vật là nguyên nhân gây ra bệnh tim, đồng thời hủy hoại sự nghiệp của giáo sư John Yudkin, một nhà khoa học người Anh đã xác định chính xác rằng đường là một nguyên nhân chính hại sức khỏe trong những năm 1970. Ngành công nghiệp đường và “công nghiệp” hàn lâm Hoa Kỳ đã tuyên truyền tốt hơn, và trong khi những lời khuyên sai lệch của chính phủ Hoa Kỳ đảm bảo tốt cho doanh thu bán đường, nó đã trực tiếp dẫn đến đại dịch béo phì, tiểu đường, ung thư, mất trí nhớ và hàng triệu cái chết không đáng có. Một chế độ ăn nhiều chất béo động vật chưa chắc đã gây viêm; nhưng chế độ ăn nhiều đường và tinh bột thì có.
Khuyến cáo về việc tránh ánh nắng mặt trời, mặc dù bắt nguồn từ một nhận định sai và dễ hiểu chứ không phải là một lời nói dối được dựng lên để bảo vệ ngành công nghiệp, nhưng gần như đã gây ra thiệt hại tương tự. Nó xuất phát từ kinh nghiệm lâm sàng ở một quốc gia phương Bắc có đông dân Celtic. Chủng tộc này có làn da nhạt màu và thường là tóc đỏ, và người ta nhận thấy rằng họ có nguy cơ đáng kể bị cháy nắng (viêm da) và ung thư da. Nguyên nhân được cho là do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Nhận định này đã nhanh chóng biến thành các chính sách khuyên tránh ánh nắng mặt trời phổ biến ngày nay. Sau một thời gian dài, các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng dạng ung thư da nguy hiểm nhất, ung thư hắc tố, không có liên quan chặt chẽ đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; rằng người Celtic tóc đỏ về mặt di truyền dễ bị ung thư da (và một số bệnh khác); và lời khuyên tồi tệ của chính phủ đã khiến hàng triệu người có mức vitamin D thấp đến mức có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, các bệnh tự miễn và những bệnh khác.
Một chế độ ăn nhiều thực vật là chế độ ăn giàu sắc tố hữu cơ thực vật (carotenoid) và hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol), là hai hợp chất có tác dụng kháng viêm. Các dưỡng chất này đi vào da và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Những người ở vùng nông thôn thời Victoria đã hấp thu một lượng lớn các hợp chất có tác dụng bảo vệ này, cho nên dù làm việc nhiều giờ trên đồng ruộng nhưng hầu như họ không bị ung thư da. Chế độ ăn uống nhiều thực phẩm chế biến và thực phẩm độc hại của chúng ta ngày nay đang làm cạn kiệt nghiêm trọng các hợp chất bảo vệ này. Điều này khiến da của chúng ta dễ bị viêm hơn và dẫn đến nhiều loại tổn thương da khác nữa.
GIẢM HÌNH THÀNH GỐC TỰ DO
Nếu bạn là một người hút thuốc thì điều đầu tiên bạn nên làm để cải thiện sức khỏe là từ bỏ thói quen này. Một lối sống nhằm bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện cũng nên bao gồm các loại thực phẩm và chất bổ sung có khả năng kháng viêm cao. Các loại thực phẩm và chất bổ sung này thường cũng có luôn khả năng chống oxy hóa nên giúp cho việc lựa chọn thực phẩm và chất bổ sung dễ dàng hơn.
Chúng ta sẽ xem xét chi tiết những vấn đề này trong phần sau.