Vào một ngày, khi thiền sư Dogen đang tu hành tại một thiền viện ở Trung Hoa, người đã bắt gặp một lão tăng (khác với thầy tu già thiền sư Dogen gặp gỡ khi cập bến cảng Ninh Ba, Trung Quốc) đang sấy khô nấm hương ở trước đền thờ dưới cái nắng gay gắt.
“Sao một người như thầy lại phải làm công việc này dưới mặt trời oi bức? Để những tăng lữ cấp bậc thấp hơn thầy làm thì tốt hơn chứ ạ?”
Thiền sư Dogen cảm thấy lo lắng cho lão tăng, cất lời hỏi.
Nghe vậy, lão tăng buông lời khiển trách. “Người khác không phải là bản thân tôi”.
Nhận lại lời đáp khiến bản thân bất ngờ, thiền sư Dogen hỏi tiếp:
“Đó là một việc làm rất tuyệt vời nhưng mà tại sao lại cứ phải làm dưới thời tiết nắng như thế này ạ?”
Lão tăng chỉ đáp lại bằng một câu:
“Nếu bây giờ không làm thì bao giờ làm?”
Chỉ còn biết câm nín, thiền sư Dogen đã hiểu công việc của Tenzaryou thực sự là một công việc vô cùng quan trọng.
Càng là những việc quan trọng càng không được phép giao phó cho người khác làm. Cho dù trong hoàn cảnh khó khăn đi nữa cũng không được chần chừ, không được nghĩ rằng vẫn còn có ngày mai. Ngay tại khoảnh khắc đó, tại hoàn cảnh đó, hãy cố gắng hết mình, hết khả năng mình có thể. Đó mới chính là chân lý của Tenzaryou.
Tôi vẫn nhớ như in cảm giác bị chấn động và quá đỗi ngạc nhiên khi được nếm vị thanh nhẹ và tươi mới của món súp miso trong khoảng thời gian tôi vừa mới lên núi. Bí mật của vị thanh nhẹ đó, tôi đã hiểu khi được sắp xếp tu hành tại Tenzaryou. Tại thiền viện Eihei, những phần vỏ, rễ, lõi của rau củ được sử dụng để nấu ăn như nấm hương, tảo bẹ và một số loại rau khác, họ sẽ không vứt đi. Những phần mà vốn dĩ tại thế giới phàm tục ngoài kia không dùng tới và vứt vào thùng rác, thiền viện Eihei sẽ sử dụng để nấu súp dashi cùng với nấm hương và tảo bẹ (súp dashi là loại canh gồm thịt, xương hầm, cá khô, nấm hương sấy khô, tảo bẹ và rau nấu chung với nhau). Tảo bẹ được thu hoạch vào buổi sáng sẽ được sử dụng để nấu súp dashi lần hai, lần ba. Sau đó, những nguyên liệu cho món hầm cũng được sử dụng hết, không được lãng phí. Chính sự nghiêm túc thực hiện và bảo vệ lời răn không được lãng phí dù chỉ một hạt gạo đã tạo ra hương vị thanh nhẹ của món súp dashi.
So với súp của các nước phương Tây, món súp dashi của Nhật Bản có thể được chuẩn bị đơn giản và nhanh chóng hơn. Ai đó đã nói rằng, cách làm món súp dashi chính là một đặc trưng đầy nhân văn của Nhật Bản. Bởi nó sử dụng những nguyên liệu đã được sấy khô hoặc hun khói để chế biến, chứ không phải đơn thuần sử dụng luôn những nguyên liệu từ thiên nhiên. Việc thế hệ sau này có thể thưởng thức món súp dashi có lẽ chính là nhờ trí tuệ của lớp người đi trước truyền lại sau khi trải qua quá trình suy nghĩ cho vạn vật khi nấu nướng.