Có một hôm, một họa sĩ người Mỹ tên James Abbott McNeill Whistler bỗng nảy ra ý tưởng mới lạ. Ông lên kế hoạch tập hợp một triệu người dân trên toàn cầu dùng bút laser vẽ hình mặt trăng lên tờ giấy vào một ngày đặc biệt. Robert John Downey tin tưởng rằng, vào đêm mùa thu, khi dùng một triệu tia laser cùng lúc chỉ về một mục tiêu, người dân trên nửa vòng trái đất sẽ nhìn thấy một chấm đỏ mỹ lệ giữa vầng trăng. Đây hẳn sẽ một kiệt tác nghệ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay.
Mặc dù ý tưởng đột phá của Downey bị rất nhiều nhà khoa học xem là điều viển vông, không thể thực hiện. Tuy vậy, họ cũng đã nhắn nhủ với mọi người rằng, đến lúc gia nhập đội ngũ vẽ ánh sáng mặt trăng rồi, vì suy cho cùng con người nhờ có ước mơ mà trở nên vĩ đại.
Quả thật, ngày xưa nhân loại cho rằng đổ bộ lên Mặt trăng là chuyện ảo tưởng, chẳng bao giờ có thể xảy ra. Nhưng trải qua chừng ấy thời gian, phi hành gia Neil Armstrong là người đầu tiên đã đặt chân lên tới Mặt trăng. Chẳng phải, điều này đã sớm hé mở một số bước tiến lớn trong lịch sử nhân loại đó sao? Nhân bản dê hay trâu, cấy ghép hoặc nhân tạo nội tạng, v.v. chẳng phải là những điều mà trước đây mọi người đều xem là điên rồ, phi thực tế? Song, chẳng những nhân bản động vật, thậm chí các nhà khoa học ngày nay còn hợp nhất kỹ thuật di truyền và công nghệ nuôi cấy ADN bằng cách sử dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại. Kết quả, đã lai tạo thành công giống cá huỳnh quang đầu tiên trên thế giới. Công nghệ sinh hóa của con người, đã biến rất nhiều chuyện tưởng chừng như hoang đường trở thành hiện thực.
Christopher Columbus có công phát hiện ra châu Mỹ. Thuyền trưởng James Cook, là người đầu tiên đặt chân đến châu Úc. Cả đến thái giám Trịnh Hòa thời nhà Minh, đã từng xuống Đại Tây Dương, rồi đến Malacca của Malaysia. Giá như khi đó, ông nảy ra ý tưởng đột phá tiến về phía trước thêm một bước, chẳng phải đã có thể phát hiện ra châu Úc rồi hay sao?
Nếu anh em nhà Wright không có ý tưởng kỳ lạ khác người, thì làm sao máy bay có thể cất cánh trên bầu trời? Nếu nhà khoa học Benjamin Franklin không có ý tưởng khác lạ, thì ông đâu có thể phát minh ra điện năng từ thí nghiệm cánh diều, đưa nền văn minh nhân loại bước lên một tầm cao mới? Đây chẳng phải đều là những đột phá xuất phát từ ý tưởng mới lạ đó sao?
Nếu những nhà triết học không có những ý tưởng độc đáo, sao có thể khám phá ra bí mật của vũ trụ nhân sinh? Nếu nhà khoa học không có những ý tưởng sáng tạo, chúng ta đâu có cơ hội bổ sung thêm kiến thức về thiên văn, địa lý, vật lý, v.v.? Nếu các nhà làm phim hoạt hình không sáng tạo mới mẻ, chúng ta đâu thể biết đến chuột Mickey, vịt Donald hay cô bé Alice lạc vào xứ sở thần tiên? Ngay cả những nhà văn cũng cần có những ý tưởng độc đáo mới có thể cho ra đời những tác phẩm vĩ đại như tiểu thuyết Bảng phong thần, Tây du ký, Truyện cổ Grimm, Truyện cổ Andersen, v.v.
Cho nên, tư tưởng là nhân của hiện thực, hiện thực là quả của tư tưởng. Chỉ cần tư tưởng chính đáng, thì dù là mộng tưởng cũng có thể biến thành sự thật, lo gì bất khả thi? Một người đáng sợ nhất là hằng ngày thường chất chứa trong mình đầy rẫy những suy nghĩ mông lung xằng bậy, những chuyện hão huyền vô cùng xa rời thực tế. Rốt cuộc, chỉ luống uổng thời gian, hoang phí một đời. Và bạn biết đấy, nếu tuân theo lối tư duy logic hợp lý, thì xem ra ý tưởng độc đáo sẽ luôn có cơ hội trở thành hiện thực.