L
ý thuyết về Thế hệ không phải chưa từng gặp những tranh luận và ý kiến trái ngược, đặc biệt những phần liên quan đến tính hợp lệ của việc phân nhóm thế hệ, cũng như dự đoán về niềm tin và hành vi của các thành viên trong từng thế hệ đó. Có không ít người đưa ra lý thuyết về thế hệ, họ thể hiện những phiền muộn khi nhắc đến sự thay đổi của những giá trị và thái độ của những thế hệ gần đây, trong khi những người khác lại cho rằng những thay đổi này không đáng báo động. Theo đó, phần tiếp theo đây sẽ đưa ra định nghĩa về khái niệm và lý thuyết Thế hệ.
Ranh giới chính xác giữa mỗi thế hệ luôn là vấn đề gây tranh cãi. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cho rằng, sử dụng sự kiện lịch sử làm phương pháp phân biệt thế hệ này với thế hệ khác là phương án tối ưu nhất. Vì lý do đó, lằn ranh chính xác giữa mỗi thế hệ sẽ khác nhau tùy thuộc vào đất nước và nền văn hóa, vì mỗi khu vực và vùng miền trải qua nhiều sự kiện khác nhau ở từng thời điểm khác nhau.
Lý thuyết Thế hệ lần đầu tiên được giới thiệu bởi Mannheim vào năm 1928 nhằm tìm hiểu và phân loại mỗi thế hệ theo đặc trưng riêng của mỗi nhóm người, dựa vào năm sinh của những thành viên trong thế hệ ấy. Lý thuyết Thế hệ được mô tả như là một quá trình nắm bắt những nhóm người trong cùng thế hệ thông qua phương diện xã hội học.
Thế hệ không phải là một công trình thuần túy từ quá trình học thuật; chính xác hơn, thế hệ chịu ảnh hưởng nặng nề từ văn hóa phổ biến vào thời kỳ đó, từ thị trường và truyền thông. Vì lý do này, lý thuyết Thế hệ dựa trên niềm tin cho rằng những sự kiện lịch sử và điều kiện cá nhân là tác nhân gây ảnh hưởng lớn trong sự hình thành chuỗi giá trị, niềm tin và thái độ khi cá nhân đó trưởng thành.
Ba điểm chính để phân biệt từng thế hệ:
Một thế hệ là “khoảng thời gian trung bình giữa ngày sinh của bố mẹ và ngày sinh của con cái họ (với tuổi sinh sản trung bình khoảng 20 - 22 năm), và một vòng đời dài gấp bốn lần khoảng cách thế hệ đó”. Những người thuộc cùng một thế hệ chia sẻ một khoảng năm sinh gần như nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến sự giống nhau về trải nghiệm của một thế hệ – dựa trên sự giống nhau về những hình thái xã hội và kinh tế. Những giá trị, tín ngưỡng và thái độ của những cá nhân trong một thế hệ thường phát triển trong những năm phát triển nhân cách, và nó có thể chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài. Cụ thể, có bốn giai đoạn đặc biệt trong quá trình phát triển nhân cách: (a) thu nhận, (b) thử nghiệm, (c) khẳng định và (d) chuyển giao, được thể hiện chi tiết hơn trong bảng dưới đây.
Bảng 1
Bốn giai đoạn của cuộc sống
(Benckendorff, Moscardo và Pendergast, 2010)
Các thế hệ dịch chuyển như một tập hợp qua xã hội, vượt qua bốn giai đoạn của cuộc sống, nhưng vẫn luôn duy trì bốn loại thế hệ khác biệt nhau: (a) Loại lý tưởng, (b) Loại phản kháng, (c) Loại khoa trương và (d) Loại nghệ sĩ. Theo các tác giả, các loại thế hệ này sẽ ứng với từng nhóm thế hệ theo một vòng tuần hoàn nhất định. Dựa vào yếu tố này, những đặc điểm tính cách trên xuất hiện liên tục trong suốt những thế hệ kế tiếp nhau. Những đặc trưng tính cách của mỗi loại thế hệ được nhấn mạnh trong bảng 2.
Bảng 2
Đặc trưng tính cách của 4 loại thế hệ
(Dựa theo nghiên cứu của Strauss và Howe, 2000)
Loại Lý tưởng
Loại Lý tưởng thể hiện những tính cách của một nhà tiên tri bởi những cá nhân này đánh giá cao sự thật. Khi còn nhỏ, họ được nuôi dạy trong một môi trường thoải mái. Đến giai đoạn thanh thiếu niên, họ có thể được miêu tả như một nhóm phản ánh thời đại. Thái độ thời trung niên của họ được cho là những người thích phán xét, trong khi về già họ lại là những người thông thái và có tầm nhìn xa. Những thành viên nhóm này sở hữu những tính cách tích cực, như: sống đúng chuẩn mực quy tắc, cũng như là những người kiên quyết. Tuy nhiên, họ cũng có những mặt tiêu cực như ích kỷ, cứng nhắc và vô tình.
Loại Phản kháng
Nhóm thế hệ này mang trong mình sự trầm cảm và tính nay đây mai đó một cách tự nhiên. Tính cách cơ bản của nhóm thế hệ này là họ thích sự thuyết phục. Họ không nhận được nhiều sự quan tâm chăm sóc từ gia đình khi còn bé. Trong giai đoạn thanh thiếu niên, họ thường có tính ganh đua trong khi bố mẹ họ lại thường bảo bọc quá mức. Đến những năm trung niên, thái độ của họ thường cạn kiệt. Bước vào thời kỳ lão niên, những thành viên trong nhóm này thường có khả năng thuyết phục và thực tế. Tính cách tích cực của nhóm này là có hiểu biết, sống thực tế và biết quan tâm. Những tính cách tiêu cực của nhóm thế hệ này là thực dụng và phi luân lý.
Loại Khoa trương
Những thành viên của thế hệ loại Khoa trương chủ yếu sống dựa vào quyền lực. Họ được nuôi dưỡng trong một môi trường nghiêm khắc từ khi còn bé, nhưng dần phát triển và trở nên thoải mái hơn khi họ bước vào thời kỳ thanh thiếu niên. Trong khoảng thời gian trung niên, họ luôn tràn đầy năng lượng. Phong cách lãnh đạo của họ là rộng rãi và toàn diện. Họ thường được cho là rất bận rộn và tự tin. Đặc điểm tích cực của họ là hiểu biết và tài năng, trong khi đặc điểm tiêu cực là thiếu tinh tế, thiếu cân nhắc và quá táo bạo.
Loại Nghệ sĩ
Thế hệ mang tính cách nghệ sĩ thuộc nhóm dễ hòa nhập. Nhóm này sống dựa vào tình yêu. Họ được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường được bảo vệ quá mức khi còn nhỏ và dần dần chuyển sang môi trường thiếu sự chăm sóc khi bước qua tuổi thanh thiếu niên. Vào thời kỳ trung niên, họ được xem là những người từng trải. Phong cách lãnh đạo của nhóm này được mô tả là đa tính cách và linh hoạt. Những người thuộc nhóm này thường biết quan tâm và có tư tưởng thoáng. Tuy nhiên, họ cũng thiếu quyết đoán và có khuynh hướng dễ sa vào lầm lỗi.
Những nhà sử học đã phát triển khái quát lý thuyết Thế hệ. Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, Strauss và Howe đã nghiên cứu những động lực thế hệ dựa vào những thay đổi xảy ra trong lịch sử Anh - Mỹ. Những công trình của Strauss và Howe về động lực thế hệ có ý nghĩa đáng kể trong lĩnh vực marketing và truyền thông, giúp tìm hiểu cách giao tiếp với một thế hệ xác định.
Mặt khác, không có nhiều nghiên cứu định lượng về tập tính nhóm thế hệ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho rằng có nhiều sự khác nhau giữa những nhóm thế hệ. Nguyên tắc cơ bản là một nhóm thế hệ chia sẻ cùng một vị trí thế hệ đồng nghĩa với việc cùng chia sẻ một chuỗi những kinh nghiệm cụ thể và đặc trưng trong suốt những năm hình thành tính cách, bao gồm chuỗi những điều kiện cụ thể về xã hội và kinh tế. Những kinh nghiệm đó ảnh hưởng đến những thành viên của một thế hệ và định hình giá trị, thái độ và niềm tin của họ. Thêm vào đó, những thành viên của cùng một thế hệ trải nghiệm những sự kiện tương tự nhau trong cùng giai đoạn cuộc sống.
Những nhóm thế hệ có thể kéo dài một chu kỳ từ 20 đến 22 năm; mỗi thế hệ được xác định bằng năm sinh và những thành viên có tiểu sử, tính cách khác nhau – có thể do ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm sống khác nhau.
Không có phạm vi năm sinh chắc chắn nào để xác định rõ đặc trưng của mỗi nhóm thế hệ. Tuy nhiên, nhiều học giả xem Baby Boomers, thế hệ X và thế hệ Y nằm trong những phạm vi năm sinh sau:
Baby Boomers, Thế hệ X và Thế hệ Y không cùng chia sẻ những chuỗi giá trị và thái độ phản ứng với cùng một tình huống khác nhau. Những điểm khác nhau giữa ba thế hệ dựa vào những yếu tố sau: (a) niềm tin và giá trị, (b) động lực, (c) quyết định, (d) thu nhập và chi tiêu, (e) phương thức học tập, (f) phương thức marketing và giao tiếp, (g) môi trường rèn luyện và (h) phương thức quản lý và lãnh đạo. Bảng 3 sau đây cung cấp tóm tắt danh sách những điểm khác nhau trên.
Bảng 3
Khác biệt giữa các thế hệ
Khi đề cập đến niềm tin và giá trị, đạo đức nghề nghiệp và sự an toàn là mối quan tâm của thế hệ Baby Boomers. Thế hệ X lại đặt nặng giá trị vào sự đa dạng và tự do, trong khi thế hệ Y coi trọng phong cách sống và sự vui thú.
Liên quan đến vấn đề động lực, Baby Boomers chịu sự thôi thúc bởi sự tiến bộ và trách nhiệm; thế hệ X thì bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa cá nhân, trong khi những người thuộc thế hệ Y lại chịu sự thúc đẩy từ việc tự khám phá bản thân và những mối quan hệ xung quanh.
Đối với thế hệ Baby Boomers, việc đưa ra quyết định còn dựa trên sự trung thành và họ có xu hướng rất quả quyết trong quyết định của mình. Thế hệ X thì dựa vào khả năng chuyên môn của bản thân nhiều hơn kinh nghiệm thâm niên khi đưa ra quyết định. Mặt khác, thế hệ Y lại xem mối quan hệ bạn bè là một yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định và đặt giá trị vào lòng tin.
Thế hệ Baby Boomers có xu hướng tiết kiệm trong chi tiêu. Họ thường trả trước mỗi khi cần phải chi một khoản nào đó. Những thành viên thế hệ X lại có xu hướng quan tâm đến việc sử dụng tín dụng (như thẻ tín dụng, hay các khoản nợ) và thường sử dụng tiền để đầu tư. Trong khi đó, thế hệ Y lại không chắc chắn về việc họ nên sử dụng tiền như thế nào.
Về vấn đề phương pháp học tập, Baby Boomers học tốt hơn thông qua việc vận dụng khả năng thính giác; họ chú trọng vào nội dung và độc thoại. Những người thuộc thế hệ X chuộng sử dụng cả thính giác và thị giác để phục vụ cho việc học tập; họ thường phát triển bản thân trong môi trường mà đối thoại được khuyến khích. Những thành viên thế hệ Y lại chủ yếu học tập thông qua phương tiện thị giác.
Trong môi trường rèn luyện, thế hệ Baby Boomers thoải mái với môi trường lớp học hơn, nơi có không khí nghiêm túc và yên tĩnh. Những thành viên thế hệ X lại hài lòng với việc thảo luận bàn tròn nơi có không khí thoải mái hơn. Thế hệ Y lại ưa chuộng một môi trường không gò bó, khuôn mẫu và có nhiều tương tác.
Khi nhắc đến phương thức quản lý và lãnh đạo, thế hệ Baby Boomers coi trọng việc kiểm soát và nắm thẩm quyền. Những thành viên thế hệ X lại là những người dám nghĩ dám làm, có tinh thần hợp tác và có năng lực. Thế hệ Y lại đánh trọng tâm vào sự đồng lòng và khả năng sáng tạo trong phong cách lãnh đạo của họ.
Tóm lại, lý thuyết Thế hệ mang đến cả bốn yếu tố chính trong việc tìm hiểu những thành viên của mỗi thế hệ: (a) những xu hướng lặp đi lặp lại dựa vào loại thế hệ, (b) nhìn nhận rằng những năm hình thành tính cách bắt đầu từ giai đoạn tuổi thơ rất quan trọng vì nó là giai đoạn cuộc sống của một cá nhân khi cá nhân đó trải nghiệm nhiều và tiếp xúc với nhiều yếu tố bên ngoài khác nhau, (c) sự công nhận giai đoạn chu kỳ sống, và (d) thế hệ ở thời điểm cá nhân đó sinh ra và những đặc điểm tính cách đặc thù của thời điểm đó.
Để hiểu về sự khác nhau giữa các thế hệ, lý thuyết Thế hệ là một công cụ vô cùng quan trọng. Bảng 4 dưới đây tóm tắt lại định nghĩa về thế hệ và lý thuyết Thế hệ đã được đề cập trong phần này. Sự khác nhau giữa các thế hệ là một tác nhân quan trọng tạo nên sự đa dạng trong giới kinh doanh, tuy nhiên tác nhân này thường bị coi nhẹ. Sự tương tác giữa các thế hệ có thể tích cực hoặc tiêu cực, tùy thuộc vào cách họ xử lý vấn đề. Thời đại thông tin tạo ra khoảng cách to lớn giữa thế hệ Baby Boomers và thế hệ Y.
Bảng 4
Tóm tắt lý thuyết Thế hệ
Để nắm bắt toàn diện ưu điểm của lý thuyết Thế hệ, điều quan trọng là liên kết những yếu tố khác lại với nhau. Bảng 5 sau đây mô tả năm nhóm thế hệ chính hiện đang tồn tại trong xã hội.
Bảng 5
Năm nhóm thế hệ chính
(Benckendorff, Moscardo, & Pendergast, 2010, trang 2 - 5)
Thế hệ Baby Boomers, những người nhận dạng bản thân là thế hệ duy tâm, hiện đang bước vào giai đoạn tuổi già. Không ít người thuộc thế hệ này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, cả của nhà nước sở hữu và tư nhân. Thế hệ “du mục” hiện tại chính là thế hệ X, thế hệ bị coi là chán nản, bi quan. Thế hệ X đang ở tuổi trung niên và sắp tới họ sẽ bước vào giai đoạn nắm quyền trong vòng đời của mình. Những người thuộc nửa đầu thế hệ X hiện đang chuyển dần vào các vị trí lãnh đạo thay cho những người tiền nhiệm sắp về hưu của thế hệ Baby Boomers.
Thế hệ Y hiện là thế hệ người hùng, và thế hệ người hùng thường sở hữu những vị lãnh đạo có sức ảnh hưởng mãnh liệt ở phạm vi toàn cầu. Thế hệ tiếp nối thế hệ người hùng chính là thế hệ nghệ thuật, và hiện giờ đó là danh hiệu thuộc về thế hệ Z nằm ở cuối vòng tuần hoàn thế hệ. Tất cả những yếu tố kể trên của thuyết Thế hệ cho ta một phương pháp cụ thể để ngẫm lại quá khứ. Bên cạnh đó, nếu biết cách áp dụng hiệu quả, phương pháp đó cũng sẽ cho ta nhận thức sâu sắc cũng như giúp ta xác định các phương hướng kinh doanh trong tương lai. Trong chương sau, ta sẽ bàn sâu hơn về các đặc điểm của thế hệ Baby Boomers.