T
hế hệ X gồm những người sinh từ năm 1965 – 1980. Tuy nhiên, theo Barney, thế hệ X bao gồm cả những người sinh năm 1963 – 1977. Phần lớn mọi người đều cho rằng thế hệ này chính thức bắt đầu sau năm 1964, cũng là lúc sự tăng trưởng tỷ lệ sinh chính thức chấm dứt. Nhiều người khác lại xét theo các đặc điểm tính cách chung để kết luận rằng khởi điểm của thế hệ này rơi vào khoảng 1960 – 1964.
Thế hệ X là con cái của thế hệ Baby Boomers, và họ là “sản phẩm” của kỷ nguyên Tin học. Một vài sự kiện khó quên với thế hệ X là vụ nổ tàu con thoi Challenger, vụ bắt giữ Rodney King, bệnh AIDS và sự tan rã của Liên bang Xô viết.
Bối cảnh xã hội định hình nên thế hệ X
Không ít người thuộc thế hệ X là con cái của những người mẹ phải đi làm kiếm tiền thay vì ở nhà làm nội trợ. Vào những năm 70 và 80, khi thế hệ X vẫn còn ở tuổi trẻ em, thanh thiếu niên đã có nhiều sự kiện đáng kể như vụ khủng hoảng con tin Iran, Tổng thống Nixon từ chức, vụ khủng hoảng dầu mỏ, tỷ lệ ly hôn tăng cao, chiến dịch Milk-carton Kids(1) và việc cắt giảm nhân sự ở các công ty lớn.
(1) Chiến dịch in hình trẻ em mất tích lên vỏ hộp sữa giấy, bắt đầu từ năm 1985 ở Mỹ vì thời đó chưa có hệ thống dò tìm trẻ em mất tích toàn quốc.
Thời thế hệ X trưởng thành là thời của nhiều thay đổi, cũng như sự bấp bênh về cả tài chính lẫn các vấn đề gia đình. Lúc này, sự đa dạng, phong phú trong nhiều lĩnh vực xã hội phát triển mạnh khiến tầm quan trọng của các giá trị truyền thống bị giảm đi không ít.
Ở một góc nhìn khác, có ý kiến cho rằng thế hệ X đã được trưởng thành trong sự ổn định tương đối, vì khi đó quân đội Mỹ đang sở hữu một số ít phần lãnh thổ hải ngoại.
Đặc thù của thế hệ X
Vì xã hội ngày càng ổn định, thế hệ X đã không thừa hưởng được các đặc điểm nổi bật của thế hệ phụ huynh, như: tham vọng cao hay sự siêng năng. Đổi lại, sự không chắc chắn, bấp bênh và những thay đổi liên tục đã khơi dậy tính hoài nghi, giễu cợt trong họ.
Thế hệ này rất ghét những mô tả trên. Thế hệ này còn được gọi là thế hệ thứ mười ba vì họ là thế hệ thứ mười ba tính từ khi hiến pháp Mỹ được phê chuẩn.
Thế hệ X được tiếp xúc với công nghệ vi tính, và đó là lý do cho tác phong xử lý thông tin như vi tính của họ. Tương tự như máy vi tính, họ cũng có khả năng đa nhiệm hoặc xử lý song song nhiều thông tin. Họ có thể nhận thông tin từ nhiều nguồn cùng lúc.
Nhiều người thuộc thế hệ X đã học cách dựa vào những kỹ năng tự thu thập của bản thân hơn là chương trình giáo dục chính thức. Thế hệ này được nhận mức giáo dục thấp hơn thế hệ Già và thế hệ Baby Boomers. Thế hệ X nói chung chính là những kẻ sống sót qua khó khăn; họ biết cách tự lo cho bản thân.
Thế hệ X rất coi trọng gia đình. Dù họ có bận đến mấy, họ vẫn sẽ dành được thời gian cho gia đình của mình.
Thái độ và Hành vi của thế hệ X
Khi những người sinh từ 1925 đến 1942 ngừng làm việc và thế hệ Baby Boomers bắt đầu về hưu, những thành viên thế hệ X dần dần thay thế những vị trí quản lý và lãnh đạo từ người tiền nhiệm của họ. Một số tấm gương tiêu biểu của thế hệ X làm lãnh đạo như Bill Gates, George Bush, Nelson Mandela và Ronald Reagan.
Trong hầu hết các vấn đề, những người thuộc thế hệ X thường được mô tả rằng họ không có mối dây liên kết nào giữa Baby Boomers và thế hệ Y. Họ là thế hệ số đầu tiên vì sự phát triển công nghệ có một bước cải tiến vượt bậc trong thời đại của họ. Những thành viên của thế hệ này lớn lên khi công nghệ máy tính đang phát triển. Tandy và Apple bắt đầu quảng bá máy tính của họ vào năm 1976. Một số thành viên nổi lên nhờ việc sống sót thành công qua thời đại số như Mark Andreessen của Netscape, Michael Dell của công ty máy tính Dell, Jeff Bezos của Amazon.com, cùng Jerry Yang và David Filo của Yahoo!
Có khoảng 51 đến 52 triệu người thuộc thế hệ X hiện đang thuộc lực lượng lao động của Mỹ. Vì những người này đã chứng kiến nhiều lần tổ chức lại nhân sự và tái cấu trúc trong công ty bố mẹ họ từng làm nên họ phát triển thái độ làm việc trung bình và mục tiêu hướng tới của họ là làm việc để sống. Những người thế hệ X mong muốn sự linh hoạt và động lực trong công việc của họ. Nếu công việc nhàm chán hay thiếu tính thử thách, họ có xu hướng thay đổi công việc, điều này dẫn đến việc sự thiếu an toàn trong công việc. Trái ngược với thế hệ Baby Boomers, những người thế hệ X cố gắng hết sức để được chọn vào vị trí có khả năng nhận được những cơ hội thăng tiến, mang tính cạnh tranh, mạo hiểm, bổng lộc cao, cùng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ưu tiên hàng đầu của những người thế hệ này là có sự cân bằng trong cuộc sống và công việc trong những năm làm việc chính thức.