Trong phần phụ lục này, chúng ta xem xét một số công cụ và tài nguyên mà chúng tôi nghĩ rằng bạn sẽ thấy hữu ích với vai trò là một người làm inbound makerting.
Inbound.org
Nếu bạn muốn tiếp tục tìm hiểu về inbound marketing và kết nối với những người khác, http://inbound.org là một nơi tuyệt vời để ghé thăm.
Đây là một cộng đồng trực tuyến với hàng chục ngàn thành viên đang tìm cách chia sẻ nội dung tốt nhất của inbound marketing có sẵn trên Internet – bên cạnh đó họ còn thảo luận, cộng tác và kết nối với nhau.
Bạn có thể tham gia trang web hoàn toàn miễn phí này. Đây cũng là một cách tuyệt vời để mở rộng kiến thức của bạn và bắt đầu xây dựng sự nghiệp của một người làm inbound marketing chuyên nghiệp. Trang web có một số lĩnh vực mà bạn có thể thấy thú vị và hữu ích:
Jobs Board: Một thư mục các công việc có sẵn trong lĩnh vực inbound marketing được đăng tải bởi các thành viên khác trong cộng đồng.
Member Directory: Danh sách tất cả thành viên trong cộng đồng, có thể tìm kiếm theo địa điểm, tên công ty và các từ khóa khác.
Event Directory: Danh sách các sự kiện marketing sắp tới, bao gồm hội thảo trực tuyến, hội nghị, gặp gỡ thân mật và họp mặt trực tuyến.
Tools Directory: Danh sách một số công cụ phổ biến nhất và công nghệ hữu ích cho những người làm marketing.
Tìm kiếm nâng cao của Google
Bạn đã biết cách sử dụng Google. Bạn sử dụng nó mỗi ngày. Vậy bạn ắt hẳn đã suy nghĩ về việc “Google có thể trở thành công cụ quyền lực đối với người làm inbound marketing như thế nào?”. Rất có thể bạn đã không tận dụng hết các chức năng của Google, và một số mẹo nhỏ của nó có khả năng giúp ích rất nhiều. Sau đây là một số tính năng đơn giản nhưng hữu ích để giúp bạn sử dụng Google hiệu quả hơn.
Hầu hết mọi người, có thể bao gồm cả bạn, chỉ nhập cụm từ tìm kiếm vào Google theo cách đơn giản nhất có thể. Bạn hy vọng sẽ có được những gì đang tìm kiếm, và nếu không, được thôi, chỉ cần đơn giản là thay đổi những từ cần tìm kiếm. Tuy nhiên, ngoài việc nhập truy vấn tìm kiếm thông thường, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ bổ trợ đặc biệt để giúp Google hiểu rõ hơn về những gì bạn đang tìm kiếm. Dưới đây là một số công cụ bổ trợ hữu ích nhất:
Cụm từ rõ ràng: Giả sử bạn đang tìm kiếm nội dung về Internet marketing. Thay vì chỉ gõ Internet marketing vào hộp tìm kiếm của Google, sẽ tốt hơn khi tìm kiếm một cách rõ ràng cho cụm từ. Để làm điều này, chỉ cần đặt cụm từ tìm kiếm trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: “Internet marketing”
Loại trừ từ: Nếu bạn muốn tìm kiếm nội dung về Internet marketing, nhưng bạn muốn loại trừ bất kỳ kết quả nào chứa thuật ngữ advertising, chỉ cần sử dụng dấu “-” (dấu gạch nối) ở phía trước từ bạn muốn loại trừ.
Ví dụ : Internet marketing-advertising
Tìm kiếm trong một trang web cụ thể: Thông thường, bạn muốn tìm kiếm trong một trang web cụ thể cho nội dung phù hợp với một cụm từ nhất định. Ngay cả khi trang web không hỗ trợ tính năng tìm kiếm được tích hợp sẵn, bạn vẫn có thể sử dụng Google để tìm kiếm trong trang web cho cụm từ của mình. Chỉ cần sử dụng công cụ sửa đổi “site:somesite.com”.
Ví dụ: “Internet marketing”: site:inboundmarketing.com
Một công cụ hữu ích khác cũng là một biến thể của nó là tìm kiếm mà không chứa bất kỳ từ khóa nào trong ô, chỉ có toán tử “site:”. Điều này cho bạn biết có xấp xỉ bao nhiêu trang từ trang web được chỉ định nằm trong chỉ mục của Google.
Ví dụ: site: www.facebook.com
Từ có nghĩa tương tự và từ đồng nghĩa: Nếu bạn muốn tìm kiếm của mình có chứa từ nào đó, và cũng muốn các kết quả bao gồm các từ tương tự hoặc từ đồng nghĩa, hãy sử dụng dấu “~” (dấu ngã) ở phía trước từ đó.
Ví dụ: “Internet marketing” ~ professional
Loại tài liệu cụ thể: Nếu bạn đang tìm kiếm kết quả thuộc một loại tài liệu cụ thể, bạn có thể sử dụng công cụ bổ trợ “filetype:”. Chẳng hạn, bạn chỉ muốn tìm các bản trình bày liên quan đến Internet marketing là Power Point.
Ví dụ: “Internet marketing” filetype:pptx
Từ này hoặc từ kia: Theo mặc định, khi bạn thực hiện tìm kiếm, Google sẽ bao gồm tất cả các cụm từ được chỉ định trong tìm kiếm. Nếu bạn đang tìm kiếm một hoặc nhiều cụm từ phù hợp, bạn có thể sử dụng toán tử OR (hoặc).
(Lưu ý: OR phải được viết hoa).
Ví dụ: Internet marketing OR advertising
Theo dõi trang web với Site Alerts
Hãy tưởng tượng bạn có một trợ lý riêng không làm gì ngoài việc theo dõi Internet cho bạn. Bạn đưa cho anh ta một danh sách các trang web (có thể là danh sách các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn) và đề nghị anh ấy cẩn thận dò tìm chúng trên Google mỗi ngày. Bất cứ khi nào có gì đó thú vị xuất hiện, anh ấy sẽ gửi e-mail cho bạn. Anh ấy thậm chí còn tuyệt vời hơn khi nhớ đã gửi cho bạn những gì, vì vậy bạn chỉ nhận được những thông tin mới. Đó chính là điều mà Site Alerts thực hiện. Và nó hoàn toàn miễn phí!
Để đăng ký Site Alerts, hãy truy cập http://SiteAlerts.com. Thiết lập tài khoản. Sau khi tài khoản của bạn được thiết lập, việc theo dõi thông tin trang web rất dễ dàng. Bạn chỉ cần nhập tên của một trang web mà bạn quan tâm (thường là của riêng bạn cộng với một vài đối thủ cạnh tranh).