Bà Hát được đưa vào viện tâm thần theo chủ ý của người nhà, những người bạn, và quan trọng hơn là sự khẩn thiết của Kiêu. Kỳ thực, cậu không muốn điều đó. Cậu muốn mẹ nuôi ở bên mình. Mẹ đi, cậu xót xa như một cơn giông bão ập về cuốn trôi những mầm non vừa được gieo sau trận bão trước. Khi đi, mẹ có dặn: “Con tự chăm lo cho mình, học hành tử tế nhé”. Kiêu “vâng”.
Kiêu quên luôn lời mẹ, cậu đau cùng nỗi đau của Mẫn Yến, buồn cùng nỗi buồn Mẫn Yến. Gia đình cô tan nát, Kiêu cũng thấy lòng dạ mình tan nát. Ngoài ra, cậu còn một nỗi buồn khác đày đọa tâm hồn, nó ngự trị trong tim cậu, lâu lắm rồi.
Kiêu tự cho mình được phép an ủi Mẫn Yến. “Không thể để cô bé buồn thêm nữa”. Cậu nghĩ, và dành nhiều thời gian cho cô hơn. Càng như vậy cậu càng đẩy tình bạn của Hoằng đi xa. Hoằng mỗi ngày thêm khó hiểu con người Kiêu. Cậu thay đổi, rất nhanh. Cậu ta bị con Yến mê hoặc, bị bỏ bùa, ăn thuốc lú. Không ai kéo được cậu ra khỏi Yến. Ngôi nhà thành ra trống huơ trống hoác. Mẫn Yến không còn đến lớp nữa, thời gian phần nhiều trong ngày, cô ở nhà Kiêu. Kiêu đánh cho cô một chìa khóa nhà để có thể mở bất cứ lúc nào. Kiêu vui khi ở bên Mẫn Yến. Mỗi lúc cô rơi nước mắt vì gia đình thì Kiêu thấy hai con mắt mình rưng rưng. Có tình cảm với nhau rồi, Mẫn Yến thấy vậy, Kiêu thấy vậy, tình cảm của họ nói vậy.
Ở gần nhau, rơm bén lửa, cả hai đều không thể cưỡng lại. Mẫn Yến thì chẳng nói làm gì, cô quá quen thuộc với chuyện quan hệ, còn Kiêu ám ảnh với hình ảnh trần truồng của mẹ nuôi, hơi ngượng. Thế nhưng với sự mạnh mẽ của Mẫn Yến, cậu mạnh dạn tiến vào cuộc.
Ban đầu Mẫn Yến nằm lên người Kiêu, sau đó đổi ngược lại, cậu úp miệng mình lên miệng Mẫn Yến. Cậu làm một cách từ từ, như thưởng thức một món ăn ngon. Việc này tạo nên hưng phấn cho Mẫn Yến. Cô oằn oại, cong người lên, mắt nhắm nghiền lại. Kiêu bắt đầu lột trần mình và Mẫn Yến, rồi lại nằm úp lên cô...
- Anh thấy thế nào? Mẫn Yến hỏi.
- Rất tuyệt, rất sung sướng. Còn em?
- Cũng vậy, rất sung sướng. Anh có ân hận đã chơi với em không?
- Không bao giờ, thật đấy, không bao giờ. Em rất tuyệt.
- Anh có nghĩ em hư hỏng không?
Kiêu lấy tay che miệng cô:
- Đừng nghĩ vậy, không được nói vậy.
Xong, Kiêu đưa Mẫn Yến tiếp tục say vào nhịp của hôn, hôn.
Càng ngày, Mẫn Yến càng coi nhà Kiêu làm chỗ trú ngụ chính cho mình. Kiêu sống bằng phần tiền bà Hát để lại, cùng với tiền lãi của sổ tiết kiệm. Thời gian không có mẹ nuôi ở nhà, cậu tiêu xa xỉ hào phóng hơn.
Hoằng không muốn nói chuyện với Kiêu nữa, dù có lúc cậu lân la hỏi chuyện, cô chỉ gật đầu rồi đi chỗ khác. Một lần, đến tìm Mẫn Yến chẳng gặp, Kiêu đã đến tìm Hoằng, đúng lúc cô có nhà. Hoằng không tiếp Kiêu ở nhà mình. Cô đưa cậu ra quán nước với lý do nhà đang có người ốm.
- Sao nào, cậu muốn nói gì với tớ? Hoằng lên tiếng trước.
- Kiêu chỉ muốn nói lời xin lỗi Hoằng. Đừng giận tớ nhé, tớ biết là có lỗi với cậu. Nhưng là trường hợp bất đắc dĩ. Hãy tha thứ cho tớ và làm bạn với tớ như trước. Dù gì tớ với cậu cũng đã từng là bạn thân. Tớ muốn tình bạn thân đó mãi tiếp tục.
Hoằng bật phắt dậy, cô bức xúc vì câu nói vừa rồi:
- Tha thứ cho cậu ư? Bạn thân ư? Tớ lấy gì để tha thứ cho cậu đây. Dựa vào đâu để tiếp tục làm bạn thân với cậu đây, trong khi cậu đã bỏ tớ, vô tình với tớ, có mới nới cũ. Cậu nói thế mà nghe được à? Cậu không biết là tớ đang nghĩ gì à? Cậu hèn lắm, chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi.
Trong quán, nhiều ánh mắt đổ về phía họ. Khuôn mặt Hoằng đỏ bừng, cô không muốn ngồi xuống nữa, cô đứng đó để làm cho ra nhẽ, cô vùng vằng bỏ đi. Kiêu biết là lúc này, rất khó có thể làm Hoằng nguôi giận, cậu đã không phải. Lẽ ra không nên để cô bức xúc về chuyện này, hay ít nhất, thời gian vừa qua đừng tỏ ra xa cách cô. Chuyện đã xảy ra rồi, không làm sao suy suyển. Đến lớp, Kiêu thường cố tỏ ra trong mắt của mình có sự hối lỗi thực sự. Tâm trạng hối lỗi thực sự có cả trong tim cậu chứ không chỉ ở ánh mắt. Thế mà cậu vẫn không được chú ý, hết cách rồi chăng?
Kiêu một mình tìm cách đi thăm mẹ. Thật không khó để tìm thấy bà. Lúc cậu nhìn thấy, bà đang ngồi trên một ghế đá dưới gốc cây. Cậu tiến lại gần gọi, bà Hát ngẩng lên, cười gượng, rồi nụ cười nhanh chóng tắt ngấm. Hỏi mấy câu bà chỉ gật đầu. Tay bà đang giữ một con rùa bằng mấy đầu ngón tay chụm lại. “Mẹ kiếm con rùa ở đâu thế?”. Bà không trả lời. Kiêu lại nói: “Mẹ vứt nó đi nhá”. Đoạn, cậu đưa tay định gỡ con rùa khỏi tay bà. Lập tức bà hét lên: “Không, không vứt”. Bà khư khư cầm chặt con rùa bằng cả hai tay, sợ Kiêu lấy mất. Chi tiết này đồng nghĩa với việc bà đang biến thành một đứa trẻ. Phải, những cử chỉ điệu bộ của bà không khác gì một đứa trẻ. Bà ngồi đó, gần như vô hồn, không trọng lượng, không nghĩ ngợi, về những đau khổ hành hạ bà trước đây.
- Mẹ ăn uống thế nào? Có tốt không? Mẹ có khỏe không?
Kiêu hỏi liên tiếp, bà mẹ chỉ làm mỗi việc là lắc đầu.
Tâm trạng của Kiêu với nhiều xót xa vô bờ bến. Cậu hận mình không làm được gì để giúp mẹ, bệnh của mẹ đã nặng đến thế rồi. Mẹ cứ mãi thế này, cuộc sống của mình sẽ ra sao. Nhìn mẹ nuôi, nước mắt cậu ưa ứa, như mạch nước ngầm ri rỉ chảy mãi. Dù biết là bà không thể nghe được những gì cậu nói, nhưng cậu vẫn kể lại giấc mơ đêm trước, cậu thấy mẹ đẻ về. Giấc mơ giống với ngày trước mà cậu đã từng kể. Tại sao hai giấc mơ lại giống nhau như vậy? Nó có ý nghĩa thế nào? Kiêu nói rồi tự nghe, cậu vô tư thể hiện niềm vui nếu giấc mơ đó thành hiện thực, ôi nếu mà điều đó thành hiện thực thì tốt biết mấy. Cậu tạm biệt mẹ ra về sau khi đã gửi lại ít quà, không ngớt rớt nước mắt trong. Thương mẹ quá mẹ ơi, mẹ ơi...
Nhà Mẫn Yến xảy ra chuyện. Bố trốn tù bị bắt lại, tội nặng hơn. Cũng chỉ vì bố quá giận không kìm nổi xúc động khi nghe tin mẹ cô công khai theo giai. Đã rất lâu, mẹ không vào thăm bố cô. Giờ mẹ bỏ nhà đi Sa Pa theo người đàn ông đó, người đàn ông đang muốn làm tan nát cái gia đình đang xiêu vẹo của cô, người đang lôi kéo trái tim của mẹ cô đến một vùng trời nào đó, vấy thêm vào trái tim đó sự mông muội, những ám đen mù mịt; bồi vào đầu óc mẹ những ham hố tình tang. Cô ngày càng chán ngán cảnh đó. Mẹ như con ngựa bất kham, chẳng ai có thể quản nổi.
Sáng sớm cô mang khuôn mặt trĩu nặng đến nhà Kiêu, gặp cậu cô oà khóc:
- Anh ơi, em không thể chịu nổi thêm nữa. Mẹ em đã bỏ đi thật rồi, theo người đàn ông đó. Em không muốn sống nữa, anh ơi.
Cô vùi đầu mình vào đống gối.
- Đừng quá đau khổ nữa. Em phải kiên cường lên, anh rất thông cảm cho hoàn cảnh của em. Những mất mát xảy ra với em là quá sức tưởng tượng.
Mẫn Yến hét to hơn:
-Thật là không thể chịu nổi. Em chỉ là một đứa bé con. Tại sao mọi thứ cứ dội lên đầu gia đình em như vậy hả anh? Tất cả, tất cả mọi chuyện đau khổ đều dội lên đầu một đứa con gái là em. Tại sao lại như vậy hả anh? Anh ơi, sao lại thế hả?
Cô không cầm lòng được, đôi mắt không ngừng tuôn nước, giàn giụa tràn trên má, lăn xuống gối. Kiêu nâng Mẫn Yến lên, ôm chặt vào mình, vỗ về. Những giọt nước mắt của Mẫn Yến ngấm qua lần áo Kiêu, rơm rớp.
- Thôi em, có anh ở đây, đừng đau khổ quá. Đau khổ quá cũng không thay đổi được gì. Em chỉ nên chờ đợi mẹ hối lại thôi. Mẹ em cũng thật là... chẳng còn nghĩ đến tình thân.
- Chẳng lẽ mẹ không còn chút gì đối với chị em em sao? Mẹ cứ bỏ chúng em như thả cỏ vậy, chúng em sẽ sống ra sao, lớn lên thế nào nếu không được sự săn sóc, dạy dỗ của cha mẹ. Ừ thì còn người thân, nhưng anh biết là em chỉ muốn có bàn tay của bố và mẹ. Không có mẹ, em chết mất. Mẹ có bao giờ nghĩ đến con cái mẹ không? Sao mẹ bỏ đi như vậy?
- Chắc mẹ em chỉ đi vài ngày thôi, rồi sẽ về.
- Không - Mẫn Yến lắc đầu - mẹ đi Sa Pa, chắc ở đó còn lâu, em đã nghe thấy hai người bàn nhau như vậy. Theo như họ nói thì đó là một “kỳ nghỉ kéo dài”. Em không biết ở mối tình này mẹ sẽ được lợi gì nhưng mẹ đã hy sinh chị em em còn gì. Mẹ đã hy sinh cả thể diện của mình, cả gia đình mong manh của mình. Em ghét mẹ.
- Yến đã từng nghe thấy hai người nói chuyện đi Sa Pa sao?
- Vâng, em nghe rất rõ. Gã đàn ông đó nằm với mẹ em ở trên giường, nơi mà mẹ đã nằm với bố. Anh biết không, có chết em cũng không thể tin được điều đó lại xảy ra. Em những tưởng hai người đó chỉ có quan hệ bạn hàng, nào ngờ, họ đã vụng trộm qua lại với nhau từ trước đó. Bố em tuyệt đối tin tưởng ở mẹ. Còn mẹ thì phụ bố. Những việc làm sai trái của bố cũng chỉ vì giận mẹ, vì mẹ luôn thúc giục bố, vì mẹ chẳng bao giờ biết ngăn cản bố cả. Em thấy mẹ hoàn toàn không giống như những người mẹ khác. Chưa bao giờ mẹ nghĩ cho gia đình. Như vậy, thử hỏi làm sao chúng em hạnh phúc, nuôi dạy được chúng em nên người. Bạn bè em, anh biết đấy, rất nhiều đứa con gái đã từng hư hỏng, từng ngủ với con trai như gà vịt. Môi trường thôi, hầu hết bố mẹ đứa nào cũng có vấn đề. Chúng em bị dồn ép, bị sống trong một môi trường có vấn đề như vậy, làm sao nên người, làm sao chúng em có thể giữ gìn được bản thân, đầu óc chúng em làm sao không bị vấy bẩn.
- Anh hiểu mà, em và các bạn em, cả một thế hệ. Qua chuyện của gia đình em, gia đình Mẫn Hoằng, những chuyện tivi đài báo nói tới, anh hiểu cả. Tuy anh mới chỉ là thằng nhóc nhà quê mới ra phố nhưng anh hiểu điều đó. Các em sống trong môi trường nhũng nhiễu, sự bùng nổ của tất cả những rối ren phức tạp. Làm sao đầu óc còn trong sáng, làm sao không ảnh hưởng. Thôi, em rắn rỏi hơn lên, đừng gục ngã.
Kiêu ôm chặt Mẫn Yến trong vòng tay cứng cáp của mình. Tim cậu thình thịch đập, to đến nỗi Mẫn Yến có thể nghe rõ nó đập như thế nào và tưởng tượng ra những mạch máu được dẫn truyền ra sao. Một tay cậu dùng để nắm lấy tay Mẫn Yến.
- Nhiều lúc, em ao ước mình được là con của một người nông dân. Là con của người nông dân ở quê chắc đỡ phức tạp hơn, sống bình dị, mộc mạc. Em cũng không hiểu làm sao em có ý nghĩ đó và tại sao lại nghĩ được như vậy. Nhưng em thấy rất chán nản cuộc sống thế này. Em cứ hình dung sau vài bộ phim chiếu về cảnh làng quê và ấy mình muốn cười. Em đã có ý nghĩ đó, anh ạ.
- Này em, không phải con của người nông dân là sướng. Ừ thì cuộc sống của người nông dân đỡ phức tạp hơn, nhưng có cái khổ của họ. Quan trọng nhất là cái khổ về đói nghèo. Như anh đây sung sướng nỗi gì. Nông dân cũng có những hoàn cảnh thật trớ trêu.
Im lặng trong nhiều giây, khi con tim của Kiêu dịu xuống, khi Mẫn Yến đỡ xúc động.
Mẫn Yến muốn đi Sa Pa tìm mẹ. Cô nói: Mình dứt khoát phải đi tìm mẹ. Trên đời, lại có người mẹ bỏ ba đứa con để theo một người đàn ông, mà không rõ là ông ta giúp gì cho đời mình, hay chỉ là một sự hiến thân nghiệt ngã.
Cô muốn Kiêu đi cùng. Những ngày vừa qua, cô ở nhà Kiêu, ăn nằm với cậu. Cô đã làm cho cậu thỏa mãn, đã nói lời yêu, thề thốt. Cái tình yêu trẻ ranh! Dẫu biết vậy, nhưng Kiêu yêu thật. Cậu bị sự cuồng nhiệt của Mẫn Yến mê hoặc, bị vẻ yếu đuối nữ tính cô mê hoặc, bị hoàn cảnh đau khổ của cô cuốn vào. Cậu yêu cô và không muốn cô chịu khổ. Cậu cần phải bảo vệ cô. Vậy thì lúc này, chẳng điều gì quan trọng hơn là tình yêu của cậu dành cho cô. “Đúng, cô ấy yêu mình thật, và mình yêu cô ấy”. Cậu trở đi trở lại ý nghĩ đó. Nếu đã yêu, thì làm sao không thể giúp đỡ nhau.
- Anh đi với em chứ?
- Nhất định. Chuyện học hành của anh lúc này không còn quan trọng nữa, không quan trọng bằng em - lời của Kiêu chắc như đinh đóng cột.
- Vâng, em rất vui khi anh nói vậy.
Đến được Sa Pa, để tìm được mẹ ở đâu cũng là cả một vấn đề. Cả ngàn vạn người giữa một cái thị trấn miền núi này, biết tìm người mẹ vô trách nhiệm ở đâu? Cả hai ngơ ngác giữa không gian xa lạ chưa một lần đặt chân đến. Rừng núi chập chùng. Đường ôtô từ Lào Cai lên Sa Pa uốn lượn vòng vèo. Người dân tộc nam đi đâu cũng í éo cái cát-sét nhỏ bên mình. Khỏang thời gian dài đi tàu rồi sau là ôtô khiến Mẫn Yến còn đang chếnh chóang, Kiêu mệt lả. Họ vào một quán nhỏ để ăn một cái gì đó lót dạ, rồi tính tiếp. Kiêu hỏi: “Em có nghe nói họ dự định đến một khách sạn nào đó không?”. Mẫn Yến gõ gõ ngón tay vào đầu suy nghĩ, rồi lắc đầu, nói là không nghe thấy. Sau khi ăn được mấy miếng phở, cô nói: “Em chỉ biết là trong mơ, em thấy mẹ và người đàn ông đó ở một khách sạn được xây dựng bằng rất nhiều gỗ rừng. Trông một màu vàng hươm. Hình như đó là khách sạn rất rộng. Không hiểu đó là khách sạn nào”. “Được, chúng ta có thể hỏi. Em ăn nhanh lên”. “Vâng!”
Ăn xong, Kiêu đánh bạo hỏi một người, rằng ở đây, khách sạn nào được dựng lên bằng nhiều gỗ nhất. Họ nói có khách sạn đó, tên là Victoria. Người đàn ông sở hữu hàm răng vẩu, đen, lúc nào cũng có cảm giác bổ vào người khác đó nhiệt tình chỉ cho cô cậu phải đi đến nó thế nào, cũng không quên nói “đó là khách sạn lớn và uy tín nhất của Sa pa”. Hai người tìm đến khách sạn Victoria, chân mỏi nhừ không muốn nhúc nhích. Một đoạn, Kiêu cõng Mẫn Yến trên lưng thất thểu bước, phớ lớ cười. Cô quá mệt. Cậu lử đử lừ đừ đôi mắt, miệng phờ phạc thở.
Đúng là có một người đàn bà và người đàn ông có tên như Mẫn Yến nói thuê phòng, nhưng hiện tại họ đã gửi lại chìa khóa và đi vào bản thăm quan. Không ai biết họ đi vảo bản nào, có thể đến tối mới về. Hai người đợi, chắc chắn rồi. Đã có thông tin như vậy thì chắc chắn sẽ tìm được mẹ. Mẫn Yến khẳng định vậy. Họ tụt xuống cổng khách sạn ngồi chờ. Những chiếc ôtô xuống và lên, xả ra những chùm khói nghi ngút đen. Khách đến đây thường là người nước ngoài, thi thoảng mới có người dân Việt, mà thường là hướng dẫn viên hoặc nhân viên khách sạn.
Chiều tối hai cô cậu đã uể oải, tâm trạng quá mệt mỏi vì đợi chờ, vẫn không thấy người cần tìm xuất hiện. Hết đứng lại ngồi, hết ngồi lại đứng. Ba lần bảy lượt Kiêu muốn hỏi lễ tân xem có chắc chắn rằng mẹ Mẫn Yến và người đàn ông đó lưu trú tại khách sạn này. Mẫn Yến bảo: “Không cần hỏi lại, họ đã nói là chắc chắn rồi. Hơn nữa, họ còn đưa ra chứng minh thư của người đàn ông đó, em chắc chắn. Có lẽ là xảy ra chuyện gì đó hai người không về được.” Nhưng rút cục hai người phải vào hỏi lại lễ tân. Được họ cho xem lại chứng minh thư của người đàn ông một lần nữa. Không thể sai được. Một trong hai người lễ tân nói rằng, có thể họ vào trong bản, thấy ở đó hấp dẫn hoặc có trở ngại gì họ ở lại hôm sau mới về. Victoria vẫn thường có đối tượng khách như vậy. Chắc thế thật, Mẫn Yến lại bệt xuống đất, đau khổ, chán chường. Kiêu kéo cô đứng dậy.
- Phải đi thôi em.
- Đi đâu hả anh?
- Thì phải kiếm một chỗ nào đó để tối còn ngủ chứ. Cứ ngồi đây mãi sao được. Sáng mai chúng ta lại đến đây đợi.
- Vâng, nhưng ở đây cũng được.
Kiêu đưa mắt nhìn lên những khu phòng sang trọng được bố trí lạ mắt, được trang hoàng bằng loại gỗ thông, rất bắt mắt, tỏ vẻ thán phục. Điều mà cậu muốn nói với Mẫn Yến là giá cả. Xong, cậu nói luôn cho Mẫn Yến rằng, ở khách sạn sang trọng thế này sẽ mất rất nhiều tiền, nên đến một khách sạn nào bình dân thì hơn. Mẫn Yễn hiểu, cô đành bước theo cậu. Đêm đó, đôi trai gái tìm được một khách sạn bình dân, với giá phòng 150 ngàn. Tuy không phải là nơi lý tưởng, nhưng cũng đủ gây cảm hứng cho chuyện làm tổ...