Hai mươi lăm năm đầu của thế kỷ XX là một giai đoạn lạ kỳ, Thế chiến thứ Nhất diễn ra ở phương Tây để lại những dấu ấn bi thảm đau đớn tột cùng, trong khi tình hình Đông Dương thì ngược lại rất yên tĩnh: người ta cho loại đi vua Thành Thái một cách nhẹ nhàng, thay vào đó là một đứa trẻ mà rồi đây cũng sẽ bị buộc phải thay thế, nhưng không gây ra khủng hoảng. Người ta sẽ tiếp tục thay người trên ngôi báu [là vua Duy Tân] bằng một vị khác [là vua Khải Định], nhân cách mờ nhạt và dễ bảo, rồi qua đời vào năm 1925 trong sự dửng dưng hờ hững hoàn toàn. Về chuyện kho báu, với những gì còn sót lại, sẽ được dùng cho những thú vui nho nhỏ của quân vương, để rồi mất hút trong tâm trí mọi người, cũng tương tự như kho báu của cải đã biến khỏi kho lẫm kho tàng [của các vua nhà Nguyễn]. Và rồi, trong giai đoạn đánh dấu sự kết thúc mọi kháng cự về mặt thể chế từ phía vương triều An Nam, sẽ nổi lên hai lực lượng [phong trào yêu nước và nổi dậy cách mạng], rồi đây sẽ quét sạch cả hai [thể chế đang tồn tại]: chế độ quân chủ An Nam và quyền lực [bảo hộ] của nước Pháp.