Những ý nghĩ tạo ra cảm nhận
Suy nghĩ của con tạo ra cảm nhận và trải nghiệm của con. Khi con tập trung chú ý vào điều gì thì con sẽ trải nghiệm chính điều ấy. Nếu con nghĩ tích cực, con sẽ cảm thấy tích cực. Còn khi suy nghĩ tiêu cực, con sẽ cảm thấy lo âu, chán nản và đau khổ. Bằng cách tập trung vào những điều vốn có trong lòng như sự bình an, con cho phép cảm giác này trỗi dậy từ bên trong con. Khi con chú ý càng lâu vào những suy nghĩ bình an và hạnh phúc, trải nghiệm bình an và hạnh phúc càng lúc càng sâu sắc hơn.
Con có quyền lựa chọn những suy nghĩ của chính mình
Có thể là con không nhận ra, nhưng con có sức mạnh để lựa chọn những suy nghĩ của chính mình.
Bước đầu để suy nghĩ tích cực là bắt đầu nhận thức về các loại suy nghĩ mình có vào lúc đó. Chúng có phải là những ý nghĩ tích cực và có ích không, hay chỉ là những ý nghĩ phí phạm và tiêu cực. Khi con xác định được đó là loại ý nghĩ nào, con ^ bắt đầu có thể nắm thế kiểm soát và m thay đổi những ý nghĩ tiêu cực vốn thường làm cạn kiệt sức lực của con. Ngay khi nhận ra một ý nghĩ nào đó sẽ gây hại cho bản thân và cho người khác, con bắt đầu thay thế chúng bằng những ý nghĩ tích cực, có chất lượng hơn và có tính động viên tinh thần cao hơn.
Ví dụ, con có thể thay đổi suy nghĩ "Mình là người luôn thất bại" bằng ý nghĩ "Minh luôn cố gắng hết sức. Thế nào mình cũng sẽ thành công". Tương tự như vậy, ngay lúc này con có thể chọn ra một ý nghĩ tiêu cực nào đó của con và thử thay thế bằng những suy nghĩ tích cực hơn được không?
Có 4 loại suy nghĩ. Mỗi loại đều có những tác động khác nhau đến cảm xúc của chúng ta.
1. Suy nghĩ tích cực:
Những ý nghĩ tạo ra cảm giác tích cực, vui vẻ. Chúng làm con cảm tháy tốt về bản thân và về người khác. Những ý nghĩ này dựa trên những điều con nguời vốn có nhu sự bình an, cảm giác yêu thuơng, niềm hạnh phúc, sự mạnh mẽ và thông thái.
Ví dụ: "Con là người mạnh mẽ", "Con có khả năng", "Con luôn vùi vẻ"...
2. Suy nghĩ tiêu cực
Những ý nghĩ tạo ra cảm giác tiêu cực, chán nản. Chúng làm cho bản thân, cũng như người khác cảm thấy chán chường, buồn bã. Chúng cũng làm cạn kiệt sức lực và lòng nhiệt tình ở con. Những ý nghĩ này thường xuất phát từ sự bực tức, căng thẳng, phân biệt đối xử, lười biếng, thù hằn, chỉ trích, ganh tị và tự ti.
Ví dụ: "Con yếu đuối", "Con thật vô dụng", "Con không thể làm được việc đó", "Con thật kém cỏi", "Không ai ưa con", "Con sẽ thất bại", "Chẳng thể hy vọng gì ở người ấy",...
3. Suy nghĩ cần thiết hoặc có ích:
Những ý nghĩ tạo ra cảm giác trung lập (không tiêu cực, cũng chẳng tích cực). Đây là loại suy nghĩ mang tính lập kế hoạch nhằm hoàn tất những công việc hằng ngày, hoặc đáp ứng nhu cầu bản thân.
Ví dụ: "Con cần ăn cái gi đó", "Con phải đi học", "Đến giờ làm bài tập rồi", "Chúng ta hãy cùng chơi"...
4. Suy nghĩ lãng phí:
Những ý nghũ này có thể tạo ra cảm giác trung lập (không tiêu cực hay tích cực), nhưng lại làm phí phạm sức lực tinh thần, khiến chúng ta mệt mỏi, thất vọng, cạn kiệt năng lượng. Đó có thể là sự hối tiếc về những gì đã qua, nỗi sợ hãi hoặc lo lắng về tương lai.
Ví dụ: "Giá mà con đi ngủ sớm hơn!", "Chắc mình sẽ thi trượt mất!", "Nếu bố mẹ không còn yêu thương và chăm sóc mình nữa thì sao?"...
Những ý nghĩ tiêu cực khiến con xuống tinh thần và làm con cảm thấy nề, chán nán.
Càng nghĩ tiêu cực, con càng chán nán.
Con muốn cảm thấy thế nào trong ngày hôm nay?
Những ý nghĩ tích cực nâng đỡ tinh thần con, giúp con cảm thấy nhẹ nhàng và hạnh phúc.
Càng suy nghĩ tích cực, con càng cảm thấy nhẹ nhàng và hạnh phúc.
Con muốn cảm thây thế nào trong ngày hôm nay?