Tính sáng tạo được biểu hiện cùng với sự phát triển của tính tự giác. Tính sáng tạo là khả năng tự suy nghĩ và tìm ra phương pháp giải quyết mà không cần nhờ đến người khác.
Trước tiên, phải nuôi dưỡng khả năng tự mình suy nghĩ về mọi việc ở trẻ. Về điểm này, trẻ em ngay từ khi sinh ra đã có sẵn tính hiếu kỳ rồi. Tính hiếu kỳ chính là nguồn lực thúc đẩy các hoạt động mang tính tự giác. Do những hoạt động mang tính tự giác này được biểu hiện ở thời kỳ đầu của con người thông qua các hành vi nghịch ngợm nên phải để trẻ được nghịch ngợm.
Tôi đã từng sống cùng với gia đình đứa con trai và con dâu. Khi cháu nội được sinh ra và người con dâu bắt đầu đảm nhiệm trọng trách giáo dục con cái, hai vợ chồng già chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện về việc làm thế nào để cháu bé có thể nghịch ngợm hơn. Chúng tôi hy vọng có thể tạo ra cơ hội để phát triển những khả năng tiềm ẩn của cháu.
Chúng tôi đặt tên phòng khách của chúng tôi là “phòng Em bé”, sắp xếp lại để thằng bé có thể nghịch ngợm, dọn dẹp những vật dụng nguy hiểm, những đồ dùng không muốn bị thằng bé phá. Và có một quy ước là sẽ cố gắng không nói những câu như “Không được!”, “Dừng lại đi!”. Thực ra, từ khi có ba đứa con, vợ chồng chúng tôi đã từng nói chuyện về việc sử dụng phòng đó làm phòng uống trà. Tuy nhiên, chúng tôi đã từ bỏ việc đó.
Khi cháu tôi được một năm tám tháng, lúc tôi đang kiểm tra đống thư sau khi về nhà vào một buổi tối, thằng bé xuất hiện. Tôi vừa lấy kéo để mở phong bì thư, vừa phân loại chúng. Thằng bé nhìn tôi chằm chằm rồi nói: “Cháu cũng muốn làm”. Đó là biểu hiện cho thấy trẻ tò mò với việc sử dụng kéo.
Về những thứ làm cho trẻ tò mò thì cần phải tạo cơ hội để trẻ có thể thử thách bản thân. Lúc đó, tôi đã cho thằng bé ngồi lên đùi, và nắm chồng tay mình lên tay thằng bé để giữ chuôi kéo do sợ thằng bé có thể bị thương nếu tự sử dụng, vì cây kéo đó khá to và sắc. Cháu tôi nói: “Đau quá!” và rụt tay về. Tôi nói rằng: “Vì mình không được để bị đau, nên ông cháu mình cùng làm nhé”, vừa nói tôi vừa nắm trọn bàn tay phải của thằng bé đặt vào chuôi kéo. Bắt đầu cắt cạnh của phong bì thư, vừa cắt tôi vừa làm tiếng: “Xoẹt! Xoẹt!”. Vừa mới cắt xong một phong thư thì cháu tôi lại nói: “Một lần nữa!”. Thế là tôi và cháu lại làm như lúc nãy, lại cắt thêm một cái nữa. Tôi đã nghĩ là cháu mình sẽ thấy chán mà nói: “Thôi, không làm nữa đâu!” sớm thôi, vậy mà mãi vẫn không thấy thằng bé chán. Thậm chí, hễ nghe thấy tiếng tôi về nhà là nó chạy như bay ra từ trong phòng, hào hứng nói: “Cắt nào!”. Tôi thì chỉ muốn sắp xếp mọi thứ cho gọn gàng rồi ăn cơm, nhưng chúng hiếu kỳ hơn tôi tưởng, mọi chuyện cứ tiếp diễn như vậy gần như mỗi tối.
Mỗi lúc như vậy, bạn sẽ làm thế nào? Sau một tuần, những ngón tay đó đã thuần thục hơn. Ngay sau đó, tôi mua tặng cho thằng bé một cây kéo dành cho trẻ con. Cầm lấy cây kéo và cho ngón tay vào, thằng bé bắt đầu cắt chiếc phong bì tôi đưa cho nó. Mới đầu động tác của nó cứng đơ, nhưng dù không cắt một đường được thì thằng bé cũng vẫn điều khiển thuần thục những ngón tay của mình. Hễ mà tôi định cắt là thằng bé nói ngay: “Để cháu làm!”, ý muốn là tự mình cắt hết đống phong bì đó. Vì thằng bé muốn cắt vào giữa phong thư, nên tôi đã dạy rằng nếu cắt ở giữa sẽ cắt vào bức thư ở bên trong. Dù cách làm hơi lóng ngóng nhưng thằng bé vẫn làm theo những gì đã được dạy.
Cứ như vậy, tối nào thằng bé cũng cắt phong thư. Tuy nhiên, khi tôi dạy thằng bé rằng với những phong bì có nhiều thư ở trong đó, mình phải đưa lên bóng đèn điện soi thử thì mới biết được, thì thằng bé đưa tất cả các phong bì lên để kiểm tra. Đến lúc phát hiện ra không cần phải làm nhiều đến vậy, thì nó chỉ kiểm tra những chiếc phong bì bản thân không chắc mà thôi.
Chỉ sau ba tuần, cháu tôi đã có thể một mình cắt được phong bì và lấy giúp tôi thư, tạp chí hay tờ rơi quảng cáo ở trong ra.
Sau đó, rất nhanh thì trời sập tối, cũng là lúc bắt đầu nhận được quà cuối năm. Thằng bé tỏ ra hứng thú với việc mở hộp và tìm hiểu xem ở bên trong có gì. Vậy nên tôi đã giao trọng trách mở hộp cho thằng bé. Rất nhiều hộp đã bị thằng bé rạch nghe pưng pưng rồi xé giấy bọc ra xoèn xoẹt. Trong hộp có đồ hộp hoặc là túi trà. Trong số những thứ đó, thằng bé tỏ ra hứng thú nhất với những túi trà. Mặc dù mới đầu thằng bé bày ra khắp bàn nhưng lại nhận biết được là có ba loại trà khác nhau qua màu sắc. Khi tôi nhờ thằng bé: “Xếp lại gọn gàng giúp ông nhé!”, thì thằng bé bắt đầu sắp xếp lại như ban đầu theo cả thiết kế lẫn mặt trước sau. Thằng bé còn lấy việc sắp xếp chai rượu hay đồ hộp theo thứ tự lớn dần làm thú vui riêng. Nghĩa là thằng bé có thể chơi theo nhiều cách với những hộp quà và rất vui vẻ với điều đó. Việc phát hiện ra những đứa trẻ chưa đến hai tuổi có những khả năng như vậy đối với tôi là một điều rất đáng vui mừng.
Do tâm lý trẻ em hiện tại chỉ thể hiện ở mức trung bình, nên tôi rất muốn viết một cuốn sách về việc nuôi dạy trẻ, tuy vậy sẽ không tốt nếu chỉ có thể giúp trẻ phát triển ở mức trung bình. Mức độ trung bình có nghĩa là trẻ đã bỏ qua những giá trị riêng của bản thân rồi. Chỉ cần viết rằng việc sử dụng kéo chỉ nên cho phép khi trẻ lên ba. Kết quả là sẽ có nhiều bà mẹ không cho trẻ đụng vào kéo đến khi trẻ ba tuổi. Nếu vậy, cho dù trẻ có tò mò đi nữa, các bà mẹ cũng sẽ nói: “Giờ chưa được, nguy hiểm lắm!”, hay là “Đợi con lớn hơn đã” và bắt trẻ nghe theo. Có bà mẹ còn cấm và nói rằng: “Con nít thì biết gì mà làm”. Cứ như vậy, sự hiếu kỳ ở trẻ sẽ không còn nữa.
Tôi có một đứa cháu gái sinh sau đứa cháu trai đúng một tuần. Vì cháu trai đã sử dụng kéo được rồi nên tôi nghĩ là cũng muốn để cho đứa cháu gái biết sử dụng kéo luôn. Và khi con bé xuất hiện, tôi đã cho nó thấy tôi cắt phong bì như thế nào. Vừa nói: “Xoẹt, xoẹt xoẹt”, vừa làm ngay trước mắt con bé, nhưng con bé lại chẳng tỏ ra hứng thú gì. Khi tôi nói: “Làm thử ông xem nào”, thì con bé nói: “Cháu không thích” và chẳng phản ứng gì. Kết cục là đến khi hai năm tám tháng tuổi, con bé mới tỏ ra hứng thú với cây kéo.
Tuy nhiên, khả năng vận động chân của con bé lại phát triển sớm. Những bước đi đầu tiên tuy có chút loạng choạng, cũng có lúc vấp ngã nhưng khi chúng tôi cổ vũ: “Cố lên! Cố lên!” thì con bé đã có tiến bộ. Dần dần, hai chân bắt đầu chạy nhảy. Còn thằng cháu trai của tôi lúc nào cũng đi giật lùi. Đến khi hai năm tám tháng tuổi, thằng bé cũng bắt đầu đi về phía trước.
Đứa cháu thứ sáu của tôi đã leo xuống từ độ cao ba mươi cen-ti-mét khi quan sát những đứa trẻ lớn hơn. Đứa này mới chỉ gần hai tuổi nhưng đã có thể nhảy xuống từ độ cao một mét. Vì trong khi quan sát những đứa lớn hơn nhảy, nó cũng muốn thách thức bản thân. Nếu cho trẻ cơ hội thách thức bản thân, chắc chắn nhiều khả năng của trẻ có thể được phát huy, nhưng tất cả đều phải dựa trên tính tự giác.
Cháu trai tôi khi được hai năm tám tháng tuổi đã được những đứa trẻ lớn hơn dạy cho cách làm kiếm từ giấy. Kể từ đó, ngày nào cũng vậy, về nhà là thằng bé rất hào hứng chế tạo kiếm. Việc chế tạo kiếm bắt đầu vào tháng Mười hai và kéo dài đến khoảng ba tháng sau đó. Đầu tiên, chỉ đơn giản là cuộn giấy lại rồi dùng băng keo trong dán lại thôi. Thằng bé có thể làm ra ba mươi, có khi là bốn mươi thanh kiếm một ngày.
Thằng bé còn biết được cuộn băng keo nào càng dán càng dễ, giấy nào làm kiếm dễ hơn. Nếu dùng giấy cứng chất lượng tốt, cuộn tròn lại là đã có một thanh kiếm cực kỳ mỏng. Nếu dùng băng keo trong thay cho băng keo vải, ta có thể làm ra được những thứ đẹp hơn.
Cháu tôi cũng đã ghép không biết bao nhiêu thanh kiếm lại với nhau tạo thành một cây thương, thậm chí còn có gắn cả miếng kiếm ngăn cách giữa cán và lưỡi thương. Nói chung, một khi đã bắt đầu làm ra kiếm, thì sẽ kéo dài liên tục một, hai giờ đồng hồ, những ngày như vậy tạo ra được trên dưới bốn mươi thanh kiếm. Tôi có thể cảm nhận được tính sáng tạo được ươm mầm ở cháu trong lúc nhặt những thanh kiếm cho vào thùng các-tông.
Đôi khi, chúng tôi dùng những thanh kiếm đó để đấu kiếm. Tuy nhiên, thằng bé lại không có hứng thú lắm với những trận đấu kiếm, chỉ dừng ở mức mô phỏng dáng vẻ của một trận đấu kiếm mà thôi. Khi tôi định tự làm một thanh kiếm, thì thằng bé nói: “Để cháu làm cho ông”, và không có ý định cho tôi đụng vào. Tôi nói: “Vậy nhờ cháu nhé”. Khi phát triển tính tự giác theo trình tự, ta cũng sẽ thấy được khả năng trí tuệ cũng được thể hiện ra.