“1.000 ngày đầu đời” là thời gian từ lúc thụ thai, mang thai, sinh ra và đến sinh nhật thứ 2 của bé. Hiện nay, các chứng cớ khoa học cho thấy trong thời gian này, não trẻ phát triển nhanh, môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển gien, và đây là thời gian can thiệp thuận lợi để giúp trẻ phát triển lành mạnh ở tuổi trưởng thành. Vì thế, chúng ta cần tập trung vào việc giúp cho người mẹ có thai kỳ lành mạnh, và trẻ nhỏ có một tuổi thơ ấu lành mạnh. Điều kiện sinh sống khó khăn về tài chính, nhà ở, trình độ học vấn của gia đình, cách nuôi dạy trẻ đều ảnh hưởng trên sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thời kỳ trước thụ thai
Trước khi thụ thai, người phụ nữ cần được theo dõi các khía cạnh sức khỏe dưới đây:
• Cân nặng và chế độ ăn
• Bổ sung folic acid
• Tình trạng chủng ngừa
• Ngưng hút thuốc lá và uống rượu
• Ngưng dùng thuốc gây nghiện
• Kiểm tra đường trong máu đối với người tiểu đường
Thời kỳ chu sinh
Thời kỳ chu sinh được tính từ lúc thụ thai, mang thai, sinh con và 28 ngày đầu sau sinh. Những yếu tố gây nguy cơ thai chết lưu và sinh non là: thuốc lá, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, tróc nhau thai và người phụ nữ mang thai khi ở vào độ tuổi trên 35.
Cần lưu ý các biện pháp can thiệp dưới đây:
• Sức khỏe của người mẹ trong lúc mang thai
• Khám thai định kỳ
• Ngưng thuốc lá để giảm tỷ lệ sinh non
• Tiêm chủng và khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
Tuổi thơ ấu sớm (1 tháng đến 2 tuổi)
Đây là thời gian tăng trưởng nhanh và là thời điểm lý tưởng để giúp trẻ sống khỏe. Cần lưu ý tiêm chủng, tầm soát thính lực và thị lực, chăm sóc răng miệng, giáo dục sớm,...