Đạm: thấp
Năng lượng: thấp
Chất béo: thấp
Tác dụng: tiêu đờm chữa ho, tốt cho dạ dày, giảm béo, gia tăng cảm giác thèm ăn.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều; người dễ bị vỡ tĩnh mạch và động mạch, cơ thể hình thành những vùng đau nhức, tím bầm, dễ bị tai biến mạch máu não, hay đau nhức.
NÊN dùng nấm hương:
Người cao huyết áp, mỡ máu cao hoặc nhiều cholesterol
Người nhiễm virus herpes đơn dạng hoặc nhiễm khuẩn CMV
KHÔNG nên dùng nấm hương:
Người có dạ dày yếu
Người có axit uric cao (nhất là người bị bệnh gút)
Người bị chứng mẩn ngứa ngoài da
HỢP
Tốt cho dạ dày và ruột, giúp thèm ăn
Nấm hương có hàm lượng dinh dưỡng phong phú. BÔNG CẢI giúp lọc máu, ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol và khả năng hình thành máu đông. Vì vậy, kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn rất tốt cho ruột và dạ dày, giúp ăn ngon miệng, gân cốt dẻo dai và giảm béo.
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Nấm hương chứa hơn 30 loại enzym có ích cho việc điều hòa huyết áp cũng như cholesterol trong máu; còn ĐẬU NÀNH cung cấp cho cơ thể vitamin nhóm B cần thiết. Kết hợp chúng trong quá trình nấu nướng sẽ rất tốt cho hệ tim mạch.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
CẢI THÌA vốn chứa nhiều hoóc-môn thực vật, có thể thúc đẩy việc hình thành các enzym giúp ngăn ngừa và loại bỏ những tác nhân gây ung thư. Nấm hương tốt cho gan, làm giảm mỡ máu. Ăn hai thứ này chung với nhau sẽ giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
KỴ
Gây hiện tượng đau thắt ngực
Trong nấm hương chứa nhiều kali, canxi và những chất giúp khống chế hàm lượng cholesterol, đẩy mạnh tuần hoàn máu và giảm huyết áp. Nhưng nếu kết hợp với THỊT LỪA sẽ dẫn đến những cơn đau thắt ngực.
Mẹo chế biến:
Dù là nấm khô hay nấm tươi cũng không nên ngâm nước quá lâu để tránh việc các chất dinh dưỡng bị tiêu hao trong nước.
Mẹo chọn mua:
Không nên mua những tai nấm to bất thường, vì những sản phẩm này phần nhiều là do đã được tiêm chất kích thích. Ăn chúng sẽ có hại cho sức khỏe.