Đạm: thấp
Năng lượng: thấp
Chất béo: thấp
Tác dụng: giảm huyết áp, giảm béo, giúp cơ thể dẻo dai, tốt cho khí huyết, ngăn ngừa ung thư, phát triển trí não.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người dễ đau nhức, dễ bầm tím; người suy nhược, dễ đau yếu khi thời tiết bất ổn.
NÊN dùng nấm kim châm:
Người cao huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch
Người suy dinh dưỡng, thể chất yếu ớt, thiếu máu
Người hay bị táo bón Người bị ung thư Người béo phì
KHÔNG nên dùng nấm kim châm:
Người dạ dày yếu, hay bị tiêu chảy
HỢP
Giúp ngăn ngừa ung thư
Nấm kim châm rất tốt cho trí não, lại giúp khống chế sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. ĐẬU HŨ chứa nhiều đạm thực vật. Khi kết hợp đậu hũ với nấm kim châm ta sẽ được món ăn thích hợp dành cho người suy dinh dưỡng, người bị ung thư.
Phát triển trí não
Nấm kim châm chứa nhiều lysine và kẽm, rất có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ và có khả năng tăng cường sức sống cho cơ thể. Kết hợp loại nấm này với THỊT GÀ sẽ giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Ăn BÔNG CẢI XANH thường xuyên giúp nâng cao khả năng giải độc của gan cũng như làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bổ máu và ngăn ngừa cảm cúm. Nếu kết hợp bông cải xanh với nấm kim châm trong quá trình chế biến món ăn thì hiệu quả này sẽ được nâng cao.
KỴ
Làm sức khỏe giảm sút
Nấm kim châm và SỮA BÒ đều là thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể, nhưng nếu dùng chung thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Gây hiện tượng đau thắt ngực
Tuy nấm kim châm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại không thể dùng chung với THỊT LỪA vì sẽ gây đau thắt ngực, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Mẹo chọn mua:
Chọn nấm có màu trắng tươi, cao đều nhau, phần gốc không bị nâu, không bị rỉ nước nhờn.
Mẹo bảo quản:
Nếu dùng chưa hết, có thể đem nấm phơi khô, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 đến 5oC (có thể để được 2 - 3 ngày).