Đạm: Cao
Năng lượng: Cao
Tác dụng: làm đẹp da, điều hòa khí huyết, bổ máu, thanh nhiệt giải độc.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người có thể trạng yếu, thân nhiệt thấp.
Đậu nành có thể gây dị ứng với một số người, cần thận trọng, chỉ nên dùng một lượng nhỏ khi mới sử dụng lần đầu.
NÊN dùng đậu nành:
Người béo phì
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh
Người cao huyết áp
Người bị tiểu đường
Người già loãng xương
Trẻ em còi xương
KHÔNG nên dùng đậu nành:
Người bị lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi
Người mắc bệnh thận
Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa mãn tính
Người có mức axit uric cao trong cơ thể
Người mắc bệnh gút
Người dị ứng với đậu nành
HỢP
Giúp cơ thể khỏe mạnh
CÀ TÍM có tác dụng bảo vệ các mạch máu nhờ làm giảm độ giòn của mao mạch. Đậu nành có tác dụng bổ máu, điều hòa khí huyết, nhuận trường, chữa táo bón và làm tan vết sưng. Dùng kết hợp hai món này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Giúp thận và xương khỏe mạnh, lợi tiểu, làm tan vết sưng.
Dùng chung đậu nành và SƯỜN BÒ giúp bồi bổ cơ thể, chống bệnh trĩ. Có thể dùng món ăn này làm thức ăn bổ trợ điều trị đối với các chứng bệnh như: cao huyết áp, loãng xương, sưng phù, máu thiếu sắt, suy nhược lâu ngày…
Tạo sữa, bổ máu, bổ tim, sáng mắt
Đậu nành kết hợp với MÓNG HEO và HOA KIM CHÂM là món ăn phù hợp để bồi bổ cho sản phụ đang thiếu sữa và suy nhược sau khi sinh.
Hoạt huyết dưỡng não
Dùng kết hợp đậu nành với ĐẬU ĐỎ hoặc ĐẬU XANH giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt thích hợp với người bị bệnh cước khí(*) hay những người mắc những bệnh về tim mạch, tuần hoàn máu não.
(*) Bệnh cước khí: một loại thương tổn da do lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân, với biểu hiện như ngón tay/chân sưng múp, da rộp hoặc nứt, đau.
Bồi bổ sức khỏe và giúp làm tiêu vết sưng
Dùng kết hợp đậu nành và MẬT ONG giúp bổ tim, làm tan vết sưng phù, tốt cho gan, lá lách, dạ dày, tuần hoàn máu, đại tràng, thích hợp với người bị viêm gan mãn tính, xơ vữa động mạch…
Lưu ý: Không được ăn đậu hũ non (hay còn gọi là tào phớ) chung với mật ong vì ăn vào có thể trướng bụng mà chết (do tào phớ có chứa thạch cao, rất kỵ với mật ong).
Bổ máu, bồi bổ sức khỏe và tăng cường trí não
Kết hợp đậu nành với NẤM MÈO ĐEN và TÁO TÀU để có một món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng, không chỉ điều hòa khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn có tác dụng tăng cường trí não. Có thể sử dụng món ăn này làm thực phẩm bồi bổ cho phụ nữ mang thai, người già yếu và người suy nhược lâu ngày.
KỴ
Làm tiêu hao dinh dưỡng
Vitamin C có trong CẢI BÓ XÔI sẽ cản trở sự giải phóng nguyên tố đồng vi lượng có trong đậu nành, làm tiêu hao dinh dưỡng của thực phẩm. Sự kết hợp này vừa khiến thức ăn không thể phát huy hiệu quả dinh dưỡng vừa gây ra những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Vì vậy, không nên dùng chung hai loại thực phẩm này với nhau.
Giảm khả năng hấp thu muối khoáng
Axit có trong chất xơ của đậu nành khi kết hợp với các loại muối khoáng như canxi, sắt, kẽm... có trong THỊT HEO sẽ tạo nên phản ứng hóa học, gây cản trở hoặc làm giảm khả năng hấp thu muối khoáng của cơ thể.
Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt
Trong đậu nành có hàm lượng sắt vi lượng khá cao, nhưng chất xơ trong CẦN TÂY khi kết hợp với đậu nành sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Đậu nành dễ tiêu hóa, nhưng khi dùng chung với TÔM sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể.
Cản trở sự hấp thu canxi
Các thành phần hóa học trong đậu nành sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và tiêu hóa canxi có trong SỮA CHUA. Vì vậy, không nên dùng chung hai loại thực phẩm này với nhau.
Ăn đậu nành rang có tốt không?
Đậu nành rang vừa giòn vừa thơm nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, những enzym “xấu” chứa trong đậu nành không thể bị phân giải trong điều kiện rang khô. Do vậy, có thể ngâm đậu nành một lúc rồi rang hoặc nướng trong lò vi sóng khoảng 3 phút; nước trong đậu được đun nóng sẽ phân giải những enzym “xấu” này.
Trong trường hợp đậu nành chưa được rang chín, đậu nành có khả năng gây ra những triệu chứng ngộ độc như nôn mửa và tiêu chảy. Cách chế biến đúng là luộc hoặc nấu chín đậu nành trước khi dùng.
Mẹo chế biến:
Ăn đậu nành sống dễ dẫn đến tiêu chảy, vậy nên khi nấu đậu nành cần phải chú ý nấu sao cho đậu chín thật đều. Trước khi nấu có thể ngâm trong nước vài giờ để giúp đậu nành dễ chín hơn.
Mẹo chọn mua:
Khi chọn mua đậu, cần chú ý chọn loại hạt chắc, kích thước và màu sắc đồng đều, không bị hư, không bị sâu, không bị vỡ.
Mẹo bảo quản:
Nên phơi đậu thật khô, sau đó cất ở nơi ráo, mát và tránh ánh nắng mặt trời.