Đạm: trung bình
Cholesterol: trung bình
Tác dụng: tốt cho dạ dày, lợi tiểu, chữa phù nề, giúp thông tuyến sữa (nữ giới), an thai, trị ho đờm.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người dễ bị vỡ tĩnh mạch và động mạch, cơ thể hình thành những vùng đau nhức, tím bầm, dễ bị tai biến mạch máu não, hay đau nhức; và người bình thường, cơ thể không gặp vấn đề hay trở ngại gì.
Kỵ với người suy nhược, dễ đau yếu khi thời tiết bất ổn.
NÊN dùng cá chép:
Người chán ăn, tâm trạng kém
Người bị viêm gan
Phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa
Phụ nữ mang thai
Người suy thận
KHÔNG nên dùng cá chép:
Người mắc bệnh lupus ban đỏ
Người bị hen suyễn
Trẻ em bị quai bị
HỢP
Chữa bệnh đau đầu
Kết hợp TÁO TÀU và thịt cá chép giúp cải thiện thể chất, chữa đau đầu đồng thời giúp tăng hương vị cho món ăn.
Tẩm bổ cho cơ thể
Nấu canh cá chép với BÍ ĐAO sẽ được món ăn vừa ngon lại vừa có lợi cho sức khỏe.
Giúp lợi tiểu
Theo Đông y, ĐẬU ĐỎ có công dụng lợi tiểu, chữa phù nề, thanh nhiệt giải độc và làm tan máu bầm. Kết hợp với thịt cá chép sẽ trở thành món ăn lợi tiểu vô cùng hiệu quả.
KỴ
Gây nguy cơ ung thư hệ tiêu hóa
Thành phần hóa học có trong DƯA MUỐI khi kết hợp với đạm trong cá chép sẽ hình thành tác nhân gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn chung hai thứ này với nhau sẽ dẫn đến nguy cơ ung thư đường tiêu hóa.
Làm giảm ích lợi của thức ăn
Theo y học, ăn nhiều cá và TRỨNG GÀ sẽ giúp ngăn ngừa các chứng bệnh về già. Tuy nhiên, khi kết hợp ăn cá chép chung với trứng gà, lợi ích của món ăn sẽ bị giảm đáng kể.
Mẹo chế biến:
Hai bên sườn cá chép có một sợi gân trắng tạo mùi tanh, cắt sát mang cá một chút sẽ thấy. Loại bỏ sợi gân này, thịt cá chép sẽ không còn tanh nữa.
Mẹo chọn mua:
Nên chọn những con màu sắc tươi ngon, hai mang có màu đỏ tươi, chất thịt đàn hồi. Nên chọn cá dày mình đều từ trên xuống, vì những con chỉ dày phần bụng thường không được ngon.