Cholesterol: cao
Đạm: trung bình
Chất béo: thấp
Tác dụng: điều hòa hệ tiêu hóa, nuôi tuyến sữa, thông kinh mạch.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người thân nhiệt thấp; người dễ bị vỡ tĩnh mạch và động mạch, cơ thể hình thành những vùng đau nhức, tím bầm, dễ bị tai biến mạch máu não, hay đau nhức; người hay bị lạnh tay lạnh chân hoặc tê tay tê chân, gặp thời tiết lạnh dễ bị ho, tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng; người nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều.
Kỵ với người suy nhược, dễ đau yếu khi thời tiết bất ổn.
NÊN dùng cá diếc:
Người bị xơ gan cổ chướng
Phụ nữ sau sinh đang thiếu sữa
Người tỳ vị hư hàn (ăn uống không ngon, tiêu hóa kém)
Trẻ sơ sinh bị sởi, phát ban, thủy đậu
Người mắc bệnh trĩ
Người bị kiết lỵ mãn tính
KHÔNG nên dùng cá diếc:
Người bị cảm sốt
HỢP
Lợi tiểu, chữa chứng phát ban
NẤM HƯƠNG rất tốt cho dạ dày, còn thịt cá diếc dồi dào dinh dưỡng. Ăn hai thứ này chung với nhau rất tốt cho cơ thể.
Tốt cho sức khỏe
CÀ CHUA có giá trị dinh dưỡng cao, chứa rất nhiều loại vitamin. Nếu dùng chung với cá diếc sẽ giúp tăng tính dinh dưỡng của món ăn.
Giúp cơ thể dẻo dai, mạnh khỏe hơn
Kết hợp cá diếc với MĂNG sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng dồi dào. Đây là món ăn vô cùng có lợi cho sức khỏe, nhất là đối với trẻ em bị sởi, phát ban, thủy đậu…
KỴ
Gây hiện tượng phù nề
Theo Đông y, cá diếc tính ôn, còn CẢI BẸ XANH tính cay. Nếu kết hợp chúng với nhau có thể dẫn đến hiện tượng phù nề. Những người thận yếu không nên dùng món này.
Mẹo chế biến:
Khi chế biến cá diếc, nên hấp hoặc nấu canh để phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng. Chiên cá sẽ khiến chất lượng dinh dưỡng của cá bị tiêu hao đi rất nhiều.
Mẹo chọn mua:
Khi mua, nên chọn cá có mắt hơi lồi, mang còn đỏ hồng, màu sắc nhãn cầu phân rõ hai màu trắng đen và sáng bóng.
Mẹo bảo quản:
Dùng khăn giấy thấm nước áp lên hai mắt cá để bảo vệ tuyến thần kinh sau hốc mắt, giúp cá sống được lâu hơn.