Theo chứng cứ khảo cổ học, văn minh Ấn Độ hình thành vào khoảng năm 3.000 TTL, hay nói cách khác khoảng 2.500 năm trước đức Phật và cũng cách xa khoảng bằng từ Ngài đến ngày nay. Trước hết, đây là ‘văn minh đồ đồng’ (Bronze Age civilisation), đại khái có thể so với văn minh xuất hiện cùng thời là Mesopotamia, hoặc cuối thời đại nhà thương ở Trung Quốc. Theo kiến thức hiện tại chúng ta biết, có hai trung tâm chính ở hai thành phố lớn, một ở Panjab và một ở Sindh, về sau hai địa danh này được xác định với tên gọi của hai ngôi làng hiện đại là harappā và Mohenjo Dāro. Bởi vì hai ngôi thành cổ này nằm cạnh sông Indus (tiếng Phạn: Sindhu) và một trong những nhánh sông của nó, nhờ việc khai thác dòng nước của hệ thống sông ngòi lớn mà hình thành nên cơ sở của nền văn minh này, đó là tên gọi tương ứng của nền văn minh gắn liền với dòng sông này. Tuy nhiên, hiện nay công nhận rằng văn minh Indus đã truyền về phía Đông đến lưu vực của sông hằng (Ganges) và về phía Đông Nam ít nhất là băng qua gujarat. Do đó, nền văn minh này bao phủ một vùng rộng lớn hơn cả những nền văn minh cùng thời như Mesopotamia hay Hy Lạp, trong khi đó tiêu chuẩn hóa của nền kỹ thuật tỏa khắp vùng của nền văn minh này cho thấy sự thống nhất về mặt chính trị: một vương quốc hùng mạnh rộng lớn.
Những phát hiện của khảo cổ cho chúng ta biết phần lớn sự phát triển về mặt kỹ thuật và hệ thống kinh tế đương thời. Chúng ta có thể thấy được một số nghệ thuật của vương quốc văn minh sông Indus, đoán biết được một chút về diện mạo tôn giáo của nền văn minh này và biết ít nhiều về hệ thống chính trị của nó. Nhiều văn bia được tìm thấy - hàng trăm văn bản - nhưng đáng tiếc đến nay chúng vẫn chưa được giải mã một cách trọn vẹn. Do đó, chúng ta chưa thể xác định chắc chắn họ thuộc chủng tộc nào: Phải chăng họ thuộc những chủng tộc mà chúng ta biết và nói ngôn ngữ giống với một trong những ngôn ngữ mà chúng ta biết hay không, hoặc phải chăng họ nói một thứ ngôn ngữ riêng, chẳng hạn như người Sumerian đã khai sinh nền văn minh Mesopotamian mà không có hậu duệ kế thừa ngôn ngữ của họ. Trong ý nghĩa văn hóa chung, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định họ là người Ấn Độ, và những cư dân Ấn Độ sau này là con cháu của họ, cho dù trong số đó có thừa kế ngôn ngữ của họ hay không. Chí ít chúng ta cũng có thể xác định những người dân sống ở lưu vực sông Indus không phải người aryan (tất cả những chứng cứ khảo cổ đều phủ nhận người aryan từ trung Á đến Ấn Độ quá sớm): Một giả thiết có khả năng nhất họ là người Dravidians, bà con với hoặc thậm chí là tổ tiên của người tamils và những người thuộc Nam ấn hiện đại.
Về mặt tôn giáo, người ở lưu vực sông Indus thờ Đại Phạm thiên (Great God), từ những đặc tính của Đại phạm gợi ý rằng ngài là một nguyên hình của thần Śiva hiện nay (vị thần mà người tamils luôn đặc biệt tôn thờ phổ biến): một mặt tượng trưng cho thần sáng tạo và phồn thực, một mặt biểu hiện là một khất sỹ khổ hạnh, hay một hành giả yogin tu luyện đạt đến thần thông. Một phù điêu ấn tượng mô tả khung cảnh quanh ngài với nhiều thú vật, gợi ý rằng ngài là chúa tể của muông thú (paśupati, lord of animals), rõ ràng đó cũng là những đặc tính của thần Śiva. Sự sùng bái này được kết hợp thờ chung trong những ngôi đền, về sau những đặc tính này được gán vào cách sùng bái đối với thần Śiva.
Trong tín ngưỡng Ấn Độ cổ đại cũng có một chứng cứ thờ Đại nữ thần (great goddess) trong truyền thống Śaiva, trông giống cách thờ thần Śiva, tuy nhiên cũng rất khó để phân biệt mặt đặc trưng giống nhau giữa hai hiện tượng tín ngưỡng phổ biến này.
Có một cây thiêng trong phù điêu làm chúng ta nhớ đến cây trong tín ngưỡng thờ Śiva - cây thông (devadāru) ở Himālaya - và những cây thiêng hiện nay trong đền thờ tín ngưỡng Śaiva, cũng như cây bồ-đề của Phật giáo. Đây là những cây thiêng, cũng giống như những con thú và yêu quái trong thần thoại được các nhà điêu khắc miêu tả chân thật và sống động giống như trong Phật giáo thời đầu (triều đại Mauryan…), cho thấy cùng một bản sắc truyền thống Ấn Độ.