Nguồn gốc xuất phát của trào lưu Sa-môn không rõ ràng và chúng ta truy nguyên lịch sử của nó cũng chỉ tính từ giai đoạn của những tổ chức cộng đồng bền vững suốt thời đại của đức Phật (khoảng năm 566 đến 486 TTL). Đối với những truyền thống có các bậc thầy cổ điển thường ở thời kỳ khá xa, vì thế khó có thể chứng minh chính xác lịch sử của họ. Những truyền thống này tuyệt đại bộ phận cho thấy rằng nhiều trường phái hư cấu thêm những nhân vật huyền thoại trong quá khứ để thanh minh giáo nghĩa của họ uyên nguyên và tuyệt đối chính xác. Nếu họ phát hiện ra chân lý thì liền cho những bậc thầy của các trường phái này gần đây đã từng phát hiện cùng một chân lý như thế. Những Sa-môn tu khổ hạnh, hoặc thậm chí chỉ làm một việc là ra khỏi nhà, rời bỏ xã hội, cũng dẫn đến suy luận rằng truyền thống của họ quay lại con đường khổ hạnh đúng đắn ước chừng là của văn minh Ấn Độ cổ đại, hoặc cũng cho là trở lại với thần giáo (Shamanism) của Trung Á hay có lẽ của người Aryan cổ đại. Điều này không có ảnh hưởng gì đối với việc chúng ta tìm hiểu về những trường phái Sa-môn mới ra đời ở thời đại của đức Phật, cũng như những học thuyết mới phát sinh trong khi phản ứng với những sự thay đổi trong lịch sử. Nếu bảo rằng đời sống của du sĩ ở trong rừng là cổ điển, thì hầu hết triết học thế kỷ VI TTL là mới, đưa ra những tiến bộ về khoa học và những chuyển biến về xã hội, chính trị ở Ma-kiệt-đà, bạt-kỳ và những vương quốc khác. Điều đặc biệt đáng chú ý là nguồn tư liệu của chúng ta cho thấy, sự thành lập các cộng đồng có tổ chức của Sa-môn khác hẳn với những du sĩ riêng lẻ, là một sự sáng tạo mới ở đầu thế kỷ V TTL.14 Loại hình tổ chức này có lẽ là một sự hồi ứng đối với chính sách tập quyền của những vương quốc thời bấy giờ.
14. Xem REBCS, tr. 47 trở xuống.
Ở thời đức Phật, ngoài Phật giáo còn có những trường phái có tổ chức của các Sa-môn chủ yếu đó là Chính mạng luận (Ājīvaka), thuận thế luận (Lokāyata), Kỳ-na giáo (Jaina) và bất khả tri luận (Ajñāna).
Chính mạng luận (Ājīvaka) có từ căn là ājīva, nghĩa là cách sống, cách tu rày đây mai đó của các Sa-môn. Trường phái này hoặc cộng đồng này do một nhóm bậc thầy nổi tiếng ở Kośala (phía tây nước bạt-kỳ) sáng lập năm 489 TTL. Một thủ lĩnh của trường phái này là Gośāla (mất năm 488 TTL), ông đã đưa ra học thuyết trung tâm là một hình thức của thuyết định mệnh (túc mạng luận), người đời sau tôn xưng ông là thánh im lặng. Chính mạng luận tin một cách cực đoan thuyết luân hồi, mỗi linh hồn của một cá nhân tự động chuyển vào trạng thái vắng lặng cuối cùng sau khi lần lượt trải qua mỗi hình thức tồn tại có thể (giai đoạn cuối đời sống của một du sĩ phái Chính mạng luận). Chuỗi đầu thai chuyển kiếp này của linh hồn được cho rằng có gần ba mươi triệu triệu triệu năm, bội lần của số cát sông hằng. Trường phái này đã phát triển hệ thống lý luận bói toán và tiên đoán tinh vi để lý giải những giấc mộng và điềm báo khác. Những du sĩ phái Chính mạng luận đôi lúc được vua mời đến tiên đoán, nhưng chức năng của loại hình biết trước tương lai này và những trải nghiệm không thể tránh khỏi của nó là giả tưởng an bài tinh thần để tâm được bình an. Khả năng để tạo nên sự tiên đoán chính xác là mượn một cớ hữu hiệu nhất cho rằng tất cả sự việc đều do số phận an bài (Niyati).
Để hài hòa cho thuyết định mệnh này, có một bậc thầy khác của phái Chính mạng luận là Pūraṇa (mất năm 503 TTL), từng đưa ra học thuyết ‘vô vi’ (akriyā). Thuyết này cho rằng tất cả những hành vi ‘thiện’ hay ‘ác’ của con người thật sự không làm gì cả, không tạo ra quả báo hoặc hậu quả ảnh hưởng ở tương lai (do đó phái này phủ nhận nhân quả đạo đức). Từ một vị thầy khác là Kakuda (kinh Kukadha hệ Pali), những môn đệ của phái Chính mạng luận chủ trương học thuyết những yếu tố cấu thành vũ trụ, mà những yếu tố này không phải được tạo ra, không thể chia cắt, không sinh sản, không chuyển động và cứng. Chúng không bị biến đổi và chuyển hóa, do vậy chúng không ảnh hưởng lẫn nhau. bất cứ tác động nào đều được cho là những nguyên tử giữa chúng không ảnh hưởng lẫn nhau. gồm có bảy nguyên tố (kāya): đất, nước, lửa, gió, vui, khổ và linh hồn (hay ‘mạng’, jīva).15
15. Liên quan đến phái Chính mạng luận (Ājīvaka) xem HAD.
Tên gọi của thuận thế luận (Lokāyata) có lẽ ban đầu có nghĩa là ‘khoa học tự nhiên’ hay ‘chủ nghĩa tự nhiên’ (nghiên cứu tự nhiên), là một trường phái thuộc chủ nghĩa duy vật. Phái này ngược lại với Chính mạng luận (Ājīvaka), họ chủ trương hoàn toàn tự do, ý chí tự do tuyệt đối, là một lối sống thuận theo tự nhiên, do đó được xưng là phái tùy ý (yadṛcchāvāda). Mọi sự vật diễn ra đều do tác dụng của bản chất tự phát của chính nó (svabhāva, bản tính hay tự tính). Phái này đồng ý với Chính mạng luận về việc phủ nhận nhân quả đạo đức nhưng với lý do tương phản: tất cả các hành vi và kinh nghiệm đều tự phát, không do bất kỳ điều gì từ bên ngoài quyết định; hơn nữa không có linh hồn và không có luân hồi chuyển sinh nào có thể được làm ra từ quy luật nhân quả đạo đức cả. Mục đích của hết thảy chúng sinh là hạnh phúc, nhưng đạt được hạnh phúc cao nhất của phái này là dục lạc của các cơ quan cảm giác (kāma). Mối quan hệ dục lạc của con người cũng được đề cập một cách chi tiết. Không giống với quan niệm của Phật giáo và các triết gia đương thời, phái thuận thế luận cho rằng trong cuộc đời có nhiều niềm vui hơn là khổ đau, điều cần thiết là nhận thức và phân biệt (tiếp nhận): Bản chất của niềm vui là tạm thời, chóng nhàm chán và ghê sợ, để hưởng thụ điều đó là quan trọng, nên vượt qua khó khăn thì niềm vui mới được gia tăng.
Theo phái này, vũ trụ do bốn nguyên tố đất, nước, lửa và gió hợp thành. Tất cả các thực thể đều bao gồm trong bốn tổ hợp này cùng với tâm thức tạo thành một thể phức hợp, hoặc có thể nói đặc tính của bốn yếu tố này kết hợp với nhau trong một hình thức hết sức tinh tế tạo thành một sinh mạng.
Bậc thầy nổi tiếng nhất thuộc phái thuận thế luận vào thời đức Phật là ajita, nhưng về sau ông không được xem là người sáng lập nên phái này. Sau này có một truyền thuyết về bṛhaspati được xem là người sáng lập phái này và là người biên soạn những kinh điển căn bản của nó hay còn gọi là sūtra.16
16. Đáng tiếc hiện tại chưa có tác phẩm nghiên cứu nghiêm túc về phái thuận thế luận nào được xuất bản, D. Chattopadhyaya bác bỏ hầu hết những bằng chứng một cách vô lý mặc dù chúng có nhiều đặc thù. xem REBCS 52- 57 và tác phẩm A Course in Indian Philosophy, tr. 32-39, 119-23.
Kỳ-na giáo (Jaina) được tách ra từ phái Chính mạng luận, dưới sự dẫn dắt của Mahāvīra, một đấng anh hùng (Jina). Họ chủ trương học thuyết linh hồn chuyển sinh vĩnh viễn giống với học thuyết của phái Chính mạng luận, cho rằng linh hồn có thể đạt được hạnh phúc hoàn toàn khi luân hồi kết thúc, chuyển sinh vào cõi trời cao nhất. Điểm khác với phái Chính mạng luận là họ bảo vệ sự tự do của ý chí và phải tu luyện ý chí một cách chuyên cần mới mang lại hạnh phúc tối thượng. Kỳ-na giáo tuyên truyền thuyết nhân quả đạo đức và kiên trì thực hành khổ hạnh nghiêm ngặt, thực tế là hành hạ tự ngã, nhằm mục đích tiêu trừ những việc làm xấu ác đã tích tập trong quá khứ trước khi linh hồn có thể giải thoát khỏi luân hồi chuyển sinh.
Kỳ-na giáo là một trong những trường phái thận trọng nhất ở Ấn Độ tuân thủ nguyên tắc đạo đức không sát sinh, sống đời sống hoàn toàn vô hại. Họ thường được người đời xưng tụng là những nhà vô địch về khoan dung, triết học của họ cũng được phối hợp sâu sắc trên nền tảng này, trong đó bao gồm cả học thuyết ‘trung dung’ (anek ānta), cho nên có nhiều ‘góc nhìn’ để quan sát một đối tượng, tất cả sự vật tồn tại vốn rất phức tạp, vì thế rõ ràng có những thuộc tính trái nghịch có thể chấp nhận trong chúng. Như vậy, một đối tượng được quan sát thành những nguyên tố thì vĩnh hằng, nhưng ở hình thức biến chuyển của chúng thì lại không vĩnh hằng.17
17. Liên quan đến Jainism (Kỳ-na giáo) mời xem DJ.
Bất khả tri luận (Ajñāna) chủ trương rằng biện luận về bất kỳ vấn đề gì thì những nhà triết học đều không thể đạt đến tri thức cuối cùng mang tính quyết định. Vì mục đích tranh luận họ đã phát triển một hệ thống kỹ thuật ngụy biện, nhưng thông thường họ dường như không tán thành việc tiến hành tranh luận, bởi lẽ dễ dẫn đến tức giận và mất sự bình an của tâm. Thay vì thế, họ chủ trương hữu nghị. Họ chỉ ra sự mâu thuẫn trong nhiều học thuyết huyễn hoặc, đặc biệt liên quan đến tính chất của linh hồn. Sự huyễn hoặc này vừa hỗn loạn vừa có hại, hoặc dẫn đến những hành động tai hại (chẳng hạn tranh luận), sau đó hối hận không kịp và kết quả là bế tắc (đối với sự bình an của tâm), cho nên cần phải tránh. Ở thời đại của đức Phật, có một du sĩ nổi danh là Sañjayin, thủ lĩnh của trường phái này.18 Ví dụ như Aitareya Brāhmaṇa, viii 14 (bản dịch của Keith không chính xác).
18. RbSCS 53. Trong Ba tạng giáo lý tiếng Pali D I tr. 58f và 24 trở xuống. Những liên quan khác có trong HAD 21 trở xuống.