Ấn bản lần này bao gồm những kết quả được chọn lọc từ nhiều kinh văn liên quan hơn để tìm ra từ dịch sát nghĩa hơn với các thuật ngữ Phật giáo hoặc từ ngữ cổ đại Ấn Độ nói chung; đặc biệt là những khái niệm của Phật giáo. Ngôn ngữ không thể khớp từng từ, từng chữ, tuy nhiên chúng ta có thể cố gắng loại trừ nghĩa thiếu chính xác và mơ hồ. giáo lý của đức Phật là để thực chứng bằng kinh nghiệm chứ không thể chạm đến bằng ngôn từ, tuy chỉ để mô tả ở chừng mực gần đúng. Điều quan trọng là không được hiểu nhầm khoảng cách giữa chân lý và ngôn ngữ hàng ngày.
Ở đây chúng ta sử dụng thuật ngữ entrance để dịch từ āyatana (‘nhập’, là đầu vào của cơ quan cảm giác) thay vì sphere (phạm vi) mà từ lâu quen dùng. Từ element (cơ sở) được thay bằng base để dịch từ dhatu (giới, căn cứ, bởi vì nó có nghĩa là căn nguyên, quặng, hay gốc rễ). Thay nature (bản chất) bằng being để dịch từ bhava (vốn có, hữu, vì để nhất quán với những cách dùng khác). Đối với từ existence (sự tồn tại) bây giờ chúng ta có từ reality (thực tại) để dịch từ bhūta. Liên quan đến từ tranquillity (thanh bình) hơi mơ hồ, chúng ta thay bằng từ assurance (an nhàn) để dịch từ prasarbdhi (khinh an). Từ emotion (cảm xúc) thuộc về nhóm sai lầm (hành hướng lực), mà trước đây dùng từ sensation (cảm giác) đối với sự vật, cuối cùng thay bằng experience (kinh nghiệm) để dịch từ vedanā (cảm thọ), cơ bản giống với tâm lý đã trải nghiệm và đang trải nghiệm: vedayita. Từ insight (sáng suốt) thay bằng certainty (chắc chắn, không hồ nghi) để diễn đạt thuật ngữ abhijñā (như thật chứng tri). Từ conscious (có ý thức) thay bằng từ alert (tỉnh thức) để dịch từ saṃprajāna. Từ peculiarity (tính riêng biệt) thay bằng từ feature (mặt đặc trưng) để dịch từ ākāra (thể tướng).
Thuật ngữ nāma-rūpa (danh-sắc) ở thời trước Phật giáo hơi mơ hồ, ở đây thường được dịch thành sentient body (danh thân: vật chất và tinh thần, một cơ thể sống), là một từ phức gồm từ rūpa (sắc), nghĩa nguyên thủy là appearance (sự hiện hữu), sau đó tách thành sight (cảnh: object) hay matter (vật chất), và từ nāma (danh) bao gồm cả language (ngôn ngữ), intelligibility (tính dễ hiểu) và organisation (cơ quan), trong Phật giáo có nghĩa là sentience (khả năng tri giác) hoặc chức năng cảm nhận và ý chí (tưởng và hành uẩn).
Để biết được kinh văn có bản tu chỉnh hay không thì chỉ cần thay thế vào những từ hay cụm từ tương đương hiện có để loại trừ cái bị thay thế. Chỉ về sau này, người biên tập đã làm lại, điều này được hoàn thiện ở mặt bề ngoài của kinh văn chứ không cho phép tác giả can thiệp nhiều ở mặt nội dung. Thay đổi lớn nhất ở đây là sự thay thế tương tự hoặc mô tả chi tiết thêm trong kinh Laghukālacakra.
Đối với việc nghiên cứu văn học Phật giáo, ấn bản lần này đã tham khảo tác phẩm Indian Kāvya Literature (Văn học bình dân Ấn Độ), gồm những câu chuyện kể ở quyển VI kết nối với luận sư Nāgārjuna, Atīśa và Kṣemendra, cũng như Vallaṇa; trong đó còn liên hệ với hợp tuyển văn học của Vidyākara, Kim cương thừa, văn học tiếng Pali và tiếng tích Lan trong mục 12 và 13 thuộc quyển VII.
A. K. WaRDER
Tháng 3.1999.