Sau khi tăng cường nghiên cứu về Phật học kể từ ấn bản lần đầu ra đời năm 1965, ấn bản lần thứ hai có thêm một vài chỉnh sửa. Chỉnh sửa lớn nhất là mục viết về trần Na (Diṅnāga) dựa trên tư liệu tiếng Phạn do Kitagawa (1965) và hattori (1968) sưu tập, có khả năng cung cấp giới thiệu toàn diện về tư tưởng triết học dựa trên chính những tác phẩm của ngài. Hidenori Kitagawa đã dịch sang tiếng anh tác phẩm Tập lượng luận (Pramāṇasamuccaya) quyển II, III, IV và VI, đồng thời thêm vào những tàn bản của bản tiếng Phạn. Từ năm 1972 người viết đã mời ông đến toronto làm giáo sư thỉnh giảng, nhưng thật đáng tiếc, ông không sống lâu hơn để hoàn thành công việc biên dịch này. Đây là mất mát lớn lao đối với việc nghiên cứu những tàn bản này.
Câu hỏi trần Na thuộc trường phái nào thì thật sự nan giải. Tầm ảnh hưởng của ngài rất lớn, trên thực tế những tác phẩm của ngài được các trường phái triết học Phật giáo và không phải Phật giáo chọn dùng, cắt xén hoặc giải thích theo quan điểm riêng của họ. Thượng tọa bộ (Sthivi-ravāda) chọn mặt này, Duy thức tông (Vijñānavāda) chọn mặt kia, dường như đều tiếp nhận luận thuyết nhận thức của ngài, nghiên cứu những tác phẩm của ngài, đặc biệt trong đó có những người kế thừa như Pháp xứng (Dharmakīrti) và một số vị khác trong bộ phái của họ. Giáo sư hattori, Kitagawa và một số học giả khác đã dựa vào một vài truyền thống chữ hán, cho rằng trần Na thuộc Duy thức tông, mặc dù điều này dẫn đến một số giải thích để lại khó khăn không thể khắc phục được. Trong ấn bản lần thứ nhất, chúng tôi căn cứ vào Stcherbatsky đã đưa trần Na vào hàng đệ tử của Vô trước (asaṅga), và Vô trước là người từ Duy tâm luận rút về thực tại luận, chính vì vậy đã thành lập nên một trường phái Phật giáo mới, chúng ta thường gọi là Nhân minh luận (Pramaṇa). Luận văn của Frauwallner đề cập đến hai thế thân (Vasubandhu) được chấp nhận và tự nhiên thừa nhận rằng trần Na là học trò của thế thân đầu, em trai của Vô trước, tuy nhiên bản thân Frauwallner cũng mơ hồ và bất nhất về điều này. Frauwallner đưa ra cách sắp xếp niên đại những tác phẩm của trần Na và diễn biến tư tưởng của ngài từ Duy tâm luận sang thực tại luận, mà lúc đó chúng ta cũng cho là như vậy. Nhưng điểm nghi ngờ về ‘đối tượng’ (cảnh) trong Quán sở duyên duyên luận (Alambanaparīṣkṣā) làm cho cách nhìn về toàn bộ diễn biến này có vấn đề, tuy nhiên nếu bỏ qua toàn bộ nghi vấn về diễn biến này, dường như theo cách nói của Vācaspatimiśra và một số học giả khác thì chắc chắn rằng trần Na cũng như Pháp xứng thuộc Kinh lượng bộ (Sautrāntika). Như vậy, nói chung có thể suy đoán rằng trần Na là đệ tử của thế thân, là tác giả của A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidhar- makośabhāṣya). A. S. Moriya là một học trò của người viết, nghiên cứu kỹ vấn đề này trong luận án tiến sĩ trình bày về Pháp xứng đã kết luận rằng, cả Pháp xứng và trần Na thuộc Kinh lượng bộ. Kết luận này được chọn dùng trong ấn bản lần thứ hai và có điều chỉnh cho hợp lý, đồng thời những chứng cứ quan trọng nhất đều có thêm chú thích.
Vấn đề về object (đối tượng, trần cảnh, khách thể, sự vật, ngoại cảnh), là từ được dùng để dịch rất nhiều trong thuật ngữ tiếng Phạn và Pali, và nó là khởi điểm cho chúng ta làm rõ quan điểm của trần Na, thậm chí dẫn đến những khảo sát sâu hơn so với ấn bản đầu tiên, có thêm vào một chú thích ở bảng tra từ với mục đích cho thấy sở duyên duyên (ālambana) chỉ là một đối tượng nội tại (nội cảnh) trong ý thức. Chú thích này được rút ra từ những trang bản thảo khi làm chú thích vào năm 1968, sau đó mở rộng thành một bài viết với tựa đề “Đối tượng” (Objects) được công bố năm 1975. Thành quả nghiên cứu này một mặt được chọn thêm vào ấn bản lần này, dịch thuật ngữ sở duyên (ālambana) thành sở y (support)…
Liên quan với tất cả thảo luận ở trên là vấn đề về ‘tri giác’ (perception) (được nhiều tác giả sử dụng trong tiếng anh) và ‘cảm giác’ (sensation), đồng thời để hiểu giáo lý Ngũ uẩn (skandhas) của Phật giáo cổ điển một cách chính xác hơn. Dường như đây là cách gần hơn để dịch từ pratyakṣa (hiện lượng), sự nhận biết hoặc nhận thức thông qua các giác quan với từ sensation (cảm thọ); và dùng từ perception để dịch thuật ngữ cổ điển saṃjñā (tưởng), một sự ghi nhận tâm lý về kinh nghiệm của cảm giác mà sau này nó được sử dụng cho toàn bộ quá trình nhận thức thông qua một số khái niệm. Trong các tổ hợp của Ngũ uẩn, thì cảm thọ hoặc kinh nghiệm giác quan, và năm giác quan đều mang tính ‘vật chất’ (rūpa). Do đó, dường như không hợp lý khi dịch từ vedanā thành sensation (cảm giác). Căn cứ vào sự giải thích của các bộ phái, ‘thọ’ là sự phản ứng của vui, khổ, hân hoan, đau buồn hoặc vô ký đối với kinh nghiệm, rất gần với từ emotion (vedanā) là một loại xúc cảm được chọn dùng để dịch trong ấn bản lần này. Có lẽ trước đây sử dùng từ tiếng anh feeling (cảm nhận) không rõ ràng lắm, hoặc kinh nghiệm chung chung, nhưng khi dùng từ emotion (xúc cảm), chúng ta có thể hy vọng mô tả xu hướng này mà trong hệ thống phân tích trở thành một thuật ngữ chuyên môn và tách khỏi kinh nghiệm các giác quan của thân thể.
Khái niệm căn bản về pháp (dharma), người viết đã nghiên cứu xa hơn và công bố với bài viết Dharmas and Data (Pháp và Cảnh) vào năm 1971. Kết luận của bài viết này rằng pháp dường như giống với ‘nguyên tắc’ (principle) hơn là ‘nguyên tố’ (element) hay trần cảnh (sense datum), hoặc đơn giản là một hiện tượng (phenomenon), cũng được trình bày ở ấn bản lần này. Trong bài The Concept of a Concept (Khái niệm của một khái niệm) được công bố năm 1971 không đòi hỏi chỉnh sửa nhưng tốt hơn chỉ cần thêm một phụ chú về vấn đề ở hai cấp độ: bình thường (tục đế) và triết học (chân đế) trong lời dạy của đức Phật mà thượng tọa bộ đề xuất. Liên quan đến vấn đề này còn có bài viết Is Nāgārjuna a Mahāyānist? (Long thọ thuộc Đại thừa hay không?) xuất bản năm 1973, phản ánh chính xác hơn sự truyền đạt về triết học phê phán của triết gia này trong bộ sách giáo khoa Outline of Indian Philosophy (Cương yếu triết học Ấn Độ) (Đại học toronto 1967, Motilal banarsidass 1971; điều này cũng có ở lần chỉnh sửa đầu tiên trong việc nghiên cứu về trần Na mà chúng tôi căn cứ vào tác phẩm của Kitagawa và hattori). Trong tiến trình tìm hiểu về tác giả của tác phẩm Căn bản Trung Quán luận tụng (Mūlamadhyamakakārikā) đã dẫn đến một số chỉnh sửa.
Một giới thiệu ngắn về Thành thật luận (Tattvasiddhiśāstra) của harivarman (tr. 385-6) đã được viết lại căn cứ vào luận án tiến sĩ của giáo sư S. Katsura (1947) - một nghiên cứu sinh của người viết. Tương tự, có một số chỉnh sửa là kết quả từ luận văn nghiên cứu của giáo sư N. Schuster (1976) và sự phát triển của Đại thừa thời kỳ đầu, bây giờ có thể được trình bày tường tận hơn nhờ vào sự nghiên cứu đắc lực của ông về Thánh hùng trưởng giả thỉnh vấn Đại thừa kinh (Ugraparipṛcchā) và những kinh điển khác trong bộ kinh tập Đại bảo tích kinh (Mahāratnakūta). Có được một số sinh viên như thế, nghiên cứu một số vấn đề quan trọng và khó khăn nhất trong Phật giáo là niềm vui sướng và nguồn động viên của người viết. Ngoài những nhà nghiên cứu đã nêu, còn có những vị cần phải biết ơn, đó là giáo sư Priestley, đã có nhiều giúp đỡ trong ấn bản lần đầu và biên dịch năm tác phẩm triết học của Long thọ là niềm hy vọng thiết tha của tôi; giáo sư T. Watanabe (1876) và ông K. Fujimoto trước khi rời toronto một cách đáng tiếc vì sau thời gian dài đối mặt với một số phần tử cuồng tín cố phá hoại chương trình tiến sĩ Phật học năm 1977, đã hoàn thành bản dịch tiếng anh của tác phẩm Nhập Trung Quán luận và thích (Madhyamakāvatāra và Bhāṣya) của Nguyệt xứng (Candrakīrti), một sự giới thiệu chuẩn mực đối với triết học trung Quán truyền thống.
Sau những mảnh ghép tàn bản của trần Na, sự góp mặt quan trọng nhất là nguồn nguyên bản tiếng Phạn của tác phẩm A-tỳ-đạt-ma câu xá luận thích (Abhidharmakośabhaṣya) được P. Pradhan công bố. Lĩnh vực này ngày càng dồi dào nhờ vào sự ấn loát lượng lớn kinh điển tiếng Phạn và Pali mà trước đây tìm không thấy hoặc không biết, chỉ biết chúng trong các thư mục sách và thỉnh thoảng được giới thiệu tham khảo một đoạn trong kinh văn. hầu như không cần nói lại ở đây tác phẩm đó hoàn toàn căn cứ vào nguồn chính hay nguồn phụ. Một số nguồn phụ vẫn rất hữu ích như một sự chỉ dẫn căn bản, xác định hoặc điều chỉnh về sau nhờ vào nguồn chính, đã được đưa vào phụ lục, ví dụ như những tác phẩm của Stcherbatsky, nhưng đừng cố làm công việc phán xét một lượng lớn tác phẩm hiện đại về Phật giáo. Tuy nhiên, những bản dịch từ kinh điển nguyên bản được độc giả quan tâm nói chung phải đầy đủ, rõ ràng.
Thật khó để biết chính xác phụ lục tham khảo, vì thế chúng tôi khuyên độc giả phải có một vài đối chiếu qua lại giữa thư mục tham khảo và bản chính, khả năng có một vài sai sót.
Phật giáo là gì? Đức Phật là một nhà triết học, giáo lý của Ngài rất gần gũi chúng ta, có nói ở Chương 4 đến Chương 6. Những điều này tuy không phải là kinh điển chính thống của thượng tọa bộ (Theravāda, Sthaviravāda), mặc dù thượng tọa bộ về sau để lại nguồn tư liệu quan trọng nhất tính đến nay, giúp chúng ta cấu trúc lại giáo lý. Trường phái theravāda sẽ được trình bày một địa vị xứng đáng ở Chương 9. Từ Chương 3 đến Chương 6 cho thấy lập trường chung của tất cả trường phái Phật giáo được biết đến. Những trường phái Phật giáo đã giải thích điểm này với nhiều lý do khác nhau để đưa ra một chủ trương mới. Phần giáo lý ở Chương 4 chú trọng vào ba mươi bảy pháp chứng đạo, bao gồm bát chính đạo, trong đó có cả giáo lý bốn sự thật cao quý, trong giáo lý này gồm cả giáo lý Duyên khởi, tức các pháp do nhân duyên sinh ra, quan điểm căn bản này là chủ đề Chương 5. Như vậy, Chương 4 trình bày phương pháp thực hành, Chương 5 nói về giáo lý của đức Phật; thuật ngữ thường dùng là thiền định (samādhi) và trí tuệ (praññā). Chương 6 bàn về một nhánh lớn của sự tu tập mà đức Phật đã chỉ dạy, ứng dụng cho hàng tại gia sống trong xã hội thông thường, cư sĩ Phật tử có vị trí quan trọng như các vị nam tu sĩ và nữ tu sĩ trong tăng-già, cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa phúc lợi xã hội và hạnh phúc cá nhân của người xuất gia.
Những trường phái này đã tuân thủ đường lối của đức Phật, như thượng tọa bộ (Sthaviravāda), Đa văn bộ (Bahuśrutīya), Kinh lượng bộ (Sautrāntika), chúng ta biết rằng họ hết lòng tin vào lời dạy của Ngài. Ở đâu ba trường phái này hòa hợp, thật sự họ luôn biểu hiện như vậy, thì ở đó có thể nói rằng chúng ta có được giáo lý truyền thống đích thực. Những phần khác là lịch sử triết học và tôn giáo, liên quan đến tính đặc thù của chính trường phái đó, thường xuất phát từ một mặt nào đó trong giáo lý nguyên thủy, có ít nhiều biến dạng. Thậm chí khái niệm xa lạ về Pháp thân (dharmakāya) của Đại thừa, một ‘tuyệt đối’ trừu tượng, cũng có thể lý luận dựa vào Tạp A-hàm (Saṃyukta) để đưa ra tính thống nhất của tự tính (tham khảo tr. 173 trở xuống), mặc dù đức Phật không chấp nhận thần thánh hóa như vậy, đem nguyên tắc có được từ kinh nghiệm xem thành thực thể vĩnh hằng. Sự phát triển này thật sự ít nhất trong tất cả trường phái Phật giáo muốn tôn xưng các bậc thầy của họ có uy lực để thay thế tính chất kinh nghiệm thực chứng nguyên thủy.
Tu tập thiền định cốt lõi nhất đã chứng minh tính bền bỉ hơn triết học phê phán, chủ nghĩa kinh nghiệm và triết học đạo đức chỉ được một số ít quan tâm; và thiền định thường bị phủ lên sự hấp dẫn của suy tưởng huyền bí đối với đại đa số. Thượng tọa bộ, thiền tông và Mật tông cho dù có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng tất cả các trường phái này đều có chung lập trường về tu tập thiền định, mà đây cũng là lập trường của Phật giáo nguyên thủy, do đó giúp họ có đủ tư cách với danh nghĩa là những đệ tử của đức Phật.
Nghiên cứu thuần túy mặt văn học của Phật giáo truyền thống được trình bày khái quát ở Chương 8 và 9; cũng có đầy đủ ở tác phẩm chuyên môn Indian Kāvya Literature (Văn học bình dân Ấn Độ), nghiên cứu những tác phẩm của aśvaghosa, Śura, Candragomin, thi kệ của Dharmakīti, kệ tụng của Saraha và Kānha, sử thi của Śivasvāmin…, đồng thời cũng có thể được tìm thấy trong tác phẩm Indian Literature and Criticism (Văn học và phê bình văn học Ấn Độ).
A. K. WaRDER
1979