Lướt qua vô số tác phẩm hiện đại về Phật giáo, ngay lập tức sẽ thuyết phục người quan sát rằng Phật giáo là mọi thứ, cho mọi người. Với kết luận như vậy thì còn mơ hồ và chưa đủ kiến thức, thậm chí có lẽ đến nay vẫn giữ suy nghĩ như vậy. Liệu giáo lý Phật giáo quá mơ hồ dẫn đến nhiều tranh luận chăng. Có nhiều trước tác dường như đầy uy lực, quy nạp, mở rộng sự phân chia và đôi khi cho thấy hoàn toàn trái ngược với những lời dạy nguyên thủy của đức Phật; và rõ ràng ít nhất vào khoảng thế kỷ II TL, có nhiều trường phái Phật giáo ở Ấn Độ, tất cả đều tuyên bố truyền bá giáo lý chính thống của đức Phật, nhưng kỳ thật khác nhau rất lớn. Ở trường hợp này, có nhiều tác giả hiện đại, đặc biệt là những học giả, họ thường đứng bên tranh luận cổ đại, hoặc trong danh nghĩa với cảnh báo cực đoan đòi hỏi mang tiêu chí âm hưởng của hàn lâm, tuyên bố rằng chúng ta không biết đức Phật đã dạy những gì và bây giờ không thể làm rõ.
Khi viết ra nhiều mà không đem lại kết quả thuyết phục thì xem ra vô ích, trong khi không thể đưa ra cách giải quyết hiệu quả vấn đề Phật giáo nguyên thủy là gì, và trong một tác phẩm trước đây của người viết sách này1 thật sự đã loại bỏ những ý định như thế và đề nghị liên hệ trực tiếp với nguyên văn kinh điển nguyên thủy qua ngôn ngữ gốc. Tuy nhiên, mọi người vẫn yêu cầu một đáp án, đồng thời xuất hiện một khả năng thách thức để khám phá đáp án này. Cuốn sách này là nỗ lực để đưa ra một đáp án và đặc biệt vận dụng chứng cứ có sẵn thông qua phương pháp suy luận hợp lý để xác định sự chính xác của nó. Do đó, chúng ta không thể không nói về phương pháp luận mà cuốn sách này gánh vác, có thể hơi hạn chế ở phần Giới thiệu, tuy nó cũng ảnh hưởng đến sự trình bày ở phần sau và có lẽ tạo nên sự nhìn nhận về cuốn sách này giống một tài liệu sắp xếp các chứng cứ chứ không phải nghiên cứu về một chủ đề. Đối với những độc giả vội vàng xem qua những giáo lý và tình nguyện tin vào tài liệu có tính xác thực thì vấn đề đã được giải quyết, như vậy có lẽ dễ bỏ qua hầu hết phần Giới thiệu.
1. Introduction To Pali (giới thiệu văn bản tiếng Pali), tr. XI.
Cuốn sách này được cấu trúc trên hình thức nghiên cứu lịch sử phát triển và truyền bá ở vùng đất phát sinh Phật giáo. Mục đích chính là để trình bày giáo lý và làm sáng tỏ vấn đề, bối cảnh lịch sử chỉ được khái quát trong phần giải thích, làm sáng tỏ hoàn cảnh mà những nhà tư tưởng Phật giáo đã hồi ứng đối với nó và cấu trúc mà trong đó tư tưởng liên tục xuất hiện có thể được sắp xếp theo thứ tự (thứ tự này chỉ ra: khi chúng ta biết một số người mà họ là những người trực tiếp thừa kế của một người thì chúng ta càng có thể nhìn thấy được người đó truyền thừa cái gì). Khái quát lịch sử rộng nhất diễn ra ở chỗ nó bắt đầu, một cái nhìn bao quát Ấn Độ trước thời đức Phật, sau đó tiếp nối khung cảnh mà trong đó Phật giáo đã hình thành.
Người viết chân thành cảm ơn sâu sắc giáo sư J. W. de Jong và ông C. D. C. Priestley về việc thẩm định những tài liệu dẫn chứng trong Kinh tạng chữ hán và giúp đỡ đối chiếu cách đọc những thuật ngữ căn bản nhất với nguồn kinh điển Ấn Độ. Đồng thời chân thành cảm ơn ông A. Yuyama cung cấp thông tin thảo luận của những học giả Nhật bản về những trường phái liên quan bốn bộ kinh A-hàm bản chữ hán và giáo sư H. V. guenther cho biết thông tin về một số nguồn kinh điển Tây Tạng.
A. K. WaRDER
1965