Nguồn tư liệu mà chúng ta sử dụng chủ yếu là kinh điển cổ xưa, tuy nhiên nguồn tư liệu này chỉ còn một bộ phận nhỏ trong nguồn văn học đồ sộ mà mỗi lần sưu tập lại thêm vào một ít. Hầu hết văn học cổ đại Phật giáo và Ấn Độ đều bị hồi giáo thiêu hủy khi họ càn quét qua mạn tây, trung và Nam Á với lưỡi kiếm và ngọn lửa hung tàn, kiếp nạn kinh hoàng nhất vào đầu thế kỷ XIII, khi họ chinh phạt quê hương của Phật giáo. Tất cả những thư viện Phật giáo trên đất ấn đều bị lục soát và thiêu rụi. Vì thế, kinh điển Phật giáo Ấn Độ bằng ngôn ngữ gốc còn sót lại mà chúng ta có để sử dụng bây giờ chỉ là: (a) Ba tạng giáo lý của nhiều trường phái cổ đại được gìn giữ nguyên vẹn ở tích Lan, Miến Điện, Cam-pu-chia, và thái Lan; (b) kinh điển không hoàn chỉnh còn lại được xác nhận là kinh điển Phật giáo Ấn Độ ở giai đoạn muộn nhất về sau này, cùng với một bộ tuyển tập những tác phẩm bổ sung được bảo quản ở Nepal; và (c) một số kinh điển lẻ tẻ bằng ngôn ngữ Ấn Độ rải rác ở Tây Tạng, Nhật bản, một số thư viện Kỳ-na giáo phía tây Ấn Độ hoặc bị chôn vùi trong những hang động ở trung Á. Ngoài ra, chúng ta còn có hàng loạt bản dịch tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Trung Quốc và Tây Tạng. Những kinh điển hiện còn này phong phú hơn kinh điển nguyên gốc, cho thấy có một số lớn trường phái Phật giáo cổ đại tồn tại, nhưng đều giới hạn trong kinh điển được tuyển chọn từ kinh điển gốc và biểu hiện chủ yếu ở những trường phái Phật giáo về sau được thành lập và hưng thịnh lâu dài ở Đông Á.
Ngoài những kinh điển cổ đại, chúng ta còn có một lượng lớn tác phẩm xiển dương giáo lý ở thời trung đại và hiện đại, cũng có tác phẩm chú giải trực tiếp từ kinh điển, cũng có tác phẩm chú giải riêng biệt. Những trước tác này được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những tác phẩm như vậy được viết ở Ấn Độ, chúng ta chỉ có một phần vừa viết lại nguyên văn vừa biên dịch, và đối với những tác phẩm bổ sung này chúng ta cảm thấy ít uy tín hơn kinh điển cổ đại. Có những trường phái thịnh hành ngoài phạm vi Ấn Độ cho đến thời hiện đại, đồng thời họ còn sáng tác những tác phẩm bổ sung lưu hành rộng rãi và bảo quản trong các thư viện, ngoài ra họ còn gìn giữ truyền thống giảng giải bằng miệng tương thừa từ thầy sang trò. Ý nghĩa truyền thống sinh động này giúp cho những tác phẩm về giáo lý Phật giáo được viết ra dựa trên nền tảng của tất cả tri thức hiện đại. Nhưng đối với những trường phái sống động khác nhau này, khi viết sách tác giả chú ý việc truy nguyên để hiểu đúng ý nghĩa của kinh điển xa xưa.
Những tài liệu quan trọng khác của chúng ta là nguồn khảo cổ liên quan đến lịch sử Phật giáo: Những di tích cổ đại hoặc phế tích của Phật giáo, chùa và tháp, tu viện và trường đại học Phật giáo, tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, những di sản này phản ánh giáo lý qua các thời kỳ. Trên hết, những khai quật di chỉ cổ đại cung cấp các văn bản đương thời ở hình thức văn bia giúp xác định được niên đại lịch sử.