Kinh điển cổ đại hiện còn mà chúng ta nghiên cứu bao hàm tất cả giáo lý thật sự của đức Phật hay không? Trong đó, nhiều kinh điển có nội dung như thế, nhưng một số ngược lại với giáo lý. Cho nên đối với những trường hợp này, chúng ta không nên vội chấp nhận giá trị bề mặt mà không kiểm tra tính xác thực của kinh điển.
Căn cứ vào những quan niệm truyền thống chung của các trường phái Phật giáo, rằng sau khi chết, hoặc nghiêm túc là nhập diệt (parinirvāṇa) của đức Phật, lời dạy của Ngài được các vị đệ tử của Ngài ghi nhớ và tụng đọc lại, gọi là kết tập. Mỗi đoạn đàm thoại hoặc mỗi bài giảng thuộc lòng phải được những vị có mặt ở sự kiện đó công nhận chính xác, và như thế toàn bộ chỉnh thể của kinh điển được hình thành và sắp xếp theo cách đọc bằng miệng truyền thống ngay từ lúc đó. Sau vài thế kỷ, kinh điển được viết ra và bảo tồn bằng chữ, đồng thời cũng duy trì truyền thống tụng đọc. Chỉnh thể kinh điển này được gọi là Ba tạng giáo lý (Tripiṭaka), ba truyền thống chép lại lời dạy - từ đó văn học Phật giáo được chia làm ba phần. Chúng ta có Ba tạng giáo lý được công nhận là Phật pháp thời kỳ đầu, có khả năng kinh điển nguyên thủy này có trước thời phân chia bộ phái hay không?