Người có học vấn cao thâm có lẽ người ngoài khó lòng thấu hiểu được; người có kiến thức hạn hẹp thật rất dễ bị người khác “đọc vị”.
Trong cuộc sống, con người không những phải biết về lịch sử đã qua mà còn cần phải biết về khoa học tương lai, cho đến không gian của trái đất, từ khí hậu cho đến văn hóa, tập tục sinh sống của các dân tộc, v.v. Để rồi khi nhìn thấy mây đen bao phủ liền biết trời sắp đổ mưa, cảm thấy hướng gió biến đổi liền biết trời sắp chuyển lạnh.
1 Tri thức phổ thông về một vấn đề, một chuyên ngành nào đó (nói khái quát).
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi chúng ta phải có càng nhiều kiến thức hơn về cuộc sống. Bạn có thể không biết về Computer Network 1, nhưng không thể không biết công dụng của E-mail 2. Bạn có thể không hiểu về thị trường chứng khoán, nhưng không thể không biết mối liên quan giữa thị trường chứng khoán với giá cả thị trường, thậm chí là với cả đời sống kinh tế của cá nhân bạn. Bạn có thể không xem ti vi, không nghe radio nhưng không thể không biết cách tắt, mở chúng. Bạn có thể không cần điện thoại thông minh, nhưng những khi khẩn cấp bạn cũng không thể không biết cách sử dụng nó.
1 Mạng máy tính.
2 Thư điện tử.
Rồi từ cách vệ sinh thân thể đến những hiểu biết cơ bản về y tế cho đến quy tắc ăn uống khi vào nhà hàng Tây, bạn cũng không thể không chú ý đến.
Ngay đến việc dự họp, bạn cũng phải nắm được quy định của cuộc họp. Khi gọi điện thoại, bạn cần phải hiểu phép lịch sự của việc gọi điện. Khi đi máy bay, bạn cũng phải biết các kiến thức về việc đi máy bay. Đặc biệt trong xã hội hiện đại, bạn buộc phải cập nhật thêm hàng loạt những từ ngữ mới, ví dụ như chém gió, high hết nấc, Japanophile 1, thế hệ X, idol, hot girl, hot boy, v.v.
Khi những người có học thức ngồi lại với nhau, họ sẽ cùng bàn luận cổ kim, sẽ nói đến trào lưu tư tưởng hiện đại, lúc ấy bạn không thể không biết, cũng không thể không hiểu tí gì. Bạn không nhất thiết phải là chuyên gia về kinh tế, chính trị, môi trường, giáo dục, quân sự, kinh doanh, công nghệ nhưng bạn không thể không có bất cứ kiến thức gì về những chủ đề này.
1 Chỉ người đánh giá cao và đam mê các phương diện (văn hóa, nhân vật, lịch sử) của Nhật Bản.
Ví dụ hiện nay người buôn bán nhỏ cũng đã phải biết điền tờ khai thuế để nộp cho chính phủ. Khi đi du lịch nước ngoài, bạn cũng phải biết cách điền đơn xuất cảnh, nhập cảnh, nếu không thì bạn chẳng thể đi đâu cả.
Cổ nhân có câu: “Tú tài chẳng ra khỏi cửa cũng có thể biết được việc trong thiên hạ”, nhưng trong thời đại hiện nay, chỉ cần dăm ba bữa không đọc báo thì bạn sẽ như “người tối cổ” vậy. Từ đó có thể thấy thường thức quan trọng đến thế nào với mỗi cá nhân.
Bước ra xã hội, gặp vô số chức danh, vô số cách xưng hô thì việc biết dùng đúng chúng một cách tinh tế cũng là cả một môn học khó. Ví dụ, gặp ai thì gọi tên, gặp ai thì xưng chức, gặp ai thì gọi “sếp”, gặp ai lại gọi “thủ trưởng”, v.v. bạn không thể không biết những thường thức về xưng hô này được.
Làm một người hiện đại được trao quyền dân chủ, ngay cả cuộc họp xóm, bạn cũng không thể không tham dự bao giờ; trong các cuộc bầu cử, muốn bầu đúng được ứng cử viên vừa có tài, vừa có tâm thì bạn bắt buộc phải biết về quan điểm chính trị của người đó, nếu không làm sao bạn có thể thực hiện quyền công dân một cách đúng nghĩa cho được? Ngày nay, thậm chí các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường có công dụng gì, cách sử dụng như thế nào bạn cũng đều phải biết.
Đức Phật có mười tôn hiệu, trong đó có một tôn hiệu là Thế Gian Giải 1, tức là ngay cả khi thành Phật rồi, Ngài cũng cần hiểu biết về thế giới này. Cuộc sống hiện đại khó lắm thay vì đây đang là thời đại bùng nổ tri thức, mỗi ngày đều có biết bao việc đã đổi khác, có bao nhiêu từ mới, khái niệm mới được sinh ra, có bao nhiêu pháp lệnh mới được ban bố. Nếu không chú ý trang bị thêm các kiến thức đời thường, làm sao chúng ta có thể thích ứng được với đời sống và xã hội hiện đại?
1 Tiếng Phạn: “Lokavid”, có nghĩa là bậc hiểu biết trọn vẹn về các cõi thế gian - ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.