Phương pháp và cách thức giáo dục vô cùng phong phú đa dạng, có thầy cô chọn phương pháp giáo dục nghiêm khắc, có thầy cô lại chọn phương pháp giáo dục từ ái.
Phật giáo cũng chính là giáo dục. Khi vừa bước qua cổng chùa, chào đón bạn thường là pho tượng đức Phật Di Lặc đang cười, tức là đang chào đón bạn bằng nụ cười và tình yêu thương. Khi bước qua cổng tam quan liền gặp ngay bức tượng vị Hộ pháp Vi Đà tay cầm chày Kim cương hàng ma. Có lẽ chỉ với vẻ mặt uy nghiêm của ngài cũng đã đủ khiến bạn phải e dè. Khi bạn vào đến giữa sân chùa rồi, trong số chư Phật, Bồ tát trong Đại Hùng Bảo Điện 1, có vị tướng mạo từ ái khích lệ, cũng có vị uy nghiêm chế phục. Ân uy cùng có, khoan nghiêm cùng dùng chính là phương pháp giáo dục theo con đường trung đạo của Phật giáo.
1 Đại Hùng Bảo Điện là chính điện, Phật điện, Tam bảo điện, có khi gọi tắt là đại điện; ở Nhật Bản gọi là kim đường, bản đường.
Trong các gia đình, đa số người cha thường dùng biện pháp nghiêm khắc để rèn dạy con cái, trong khi người mẹ lại dùng tình yêu thương để khuyến khích, động viên con. Nếu cha mẹ chỉ toàn trách phạt nghiêm khắc, con cái sẽ không phục. Nếu cha mẹ chỉ dùng toàn lời động viên nhẹ nhàng, con cái sẽ không sợ.
Cho nên giáo dục thực sự, có lúc nên dùng uy để răn dạy, có lúc nên dùng tình thương để vỗ về. Như trong Thiền lâm bảo huấn có nói: “Trời nuôi đất dưỡng, nên vạn vật sinh trưởng ở mùa xuân, mùa hạ; có sương có tuyết, nên vạn vật chín muồi ở mùa thu, mùa đông”.
Trong xã hội, giáo viên công tác trong ngành thường xuyên quên rằng giáo dục phải áp dụng song song hai phương thức: từ ái và nghiêm khắc. Nếu xem nhẹ sự phối kết hợp này thì khó mà thu được hiệu quả giáo dục như mong đợi.
Trong hàng đệ tử Phật, La Hầu La 1 rất thích trêu chọc người khác. Dưới sự giáo dục vừa nghiêm khắc vừa yêu thương của đức Phật, cuối cùng ngài đã trở thành đệ tử mật hạnh hàng đầu trong mười đại đệ tử của đức Phật. Ưu Ba Ly 1 vô cùng tự ti vì xuất thân Thủ đà la 2 của mình, dưới sự khích lệ từ ái của đức Phật, cuối cùng ngài cũng trở thành đệ tử trì giới hàng đầu. Ngài Mục Kiền Liên bỏ thân vì đạo, đức Phật không chỉ thương xót ngài, thậm chí ngay cả mẹ ngài Mục Kiền Liên cũng được đức Phật thương tình mà độ cho. Tôn giả A Nan mấy chục năm chuyên cần làm thị giả 3, được đức Phật dạy bảo, hộ trì mà cuối cùng cũng trở thành đệ tử đa văn (uyên bác) bậc nhất của đức Phật.
Có câu chuyện kể rằng, trong một thiền đường nọ, bỗng nhiên xuất hiện một tên trộm vặt, các thiền giả liền đi tìm Đường chủ yêu cầu Đường chủ y theo giới luật mà đuổi hắn đi.
1 Tiếng Phạn là Rāhula, con duy nhất của thái tử Siddhattha và công chúa Yasodhārā. Ngài sinh ra đúng ngày mà thái tử Siddhattha quyết định thoát ly thế tục.
1 Tiếng Phạn là Upāli, một trong mười đại đệ tử của đức Phật.
2 Tiếng Phạn là Śūdra, chỉ giai cấp nô lệ, gồm giới nông dân, thợ thuyền ở Ấn Độ thời đức Phật, cũng là giai cấp thấp kém nhất thời đó.
3 Vị Sa di hay Tỳ kheo trẻ tuổi hầu cận bậc trưởng lão.
Đường chủ ngoài mặt gật đầu tỏ vẻ đồng ý, nhưng vẫn không ra lệnh đuổi tên trộm kia. Qua một thời gian, tên trộm lại bắt đầu táy máy tay chân, tiếp tục trộm đồ. Các thiền giả lại báo lên Đường chủ, thỉnh cầu Đường chủ lập tức trục xuất tên kia khỏi thiền đường. Đường chủ gật gù tỏ ý đã biết nhưng vẫn không có hành động gì. Thế là tên trộm kia vẫn tiếp tục ngựa quen đường cũ. Các thiền giả tập hợp lại phản đối, tuyên bố nếu Đường chủ không trục xuất tên trộm thì toàn thể thiền giả sẽ đi khỏi thiền đường. Không ngờ, Đường chủ chỉ bình tĩnh nói với các thiền giả: “Thiền giả nào muốn rời đi đều có thể rời đi, nhưng tên trộm mà các vị chỉ trích không được phép rời đi.” Tiếp theo, Đường chủ lại nói thêm: “Các vị đều là người hoàn hảo, cho dù các vị đi đến chỗ nào cũng đều có thể an thân lập nghiệp nhưng tên trộm này tâm trí chưa tốt, nếu ngay cả thiền đường cũng không thể chấp nhận được hắn thì sao xã hội có thể dung nạp hắn được?” Các thiền giả nghe xong đều cảm động mà tên trộm cũng thấy hối hận, từ đó hắn cải tà quy chính, trở thành một thiền giả chân chính.
Cách làm của Đường chủ thiền đường kia cũng chính là phương thức giáo dục vừa yêu thương vừa nghiêm khắc tuyệt vời nhất!