Theo Yết Ma Chỉ Nam của Sa môn Chiêu Minh biên soạn, Yết ma sai biệt có 3 loại: 1. Tăng pháp Yết ma. 2. Đối thú Yết ma. 3. Tâm niệm Yết ma. Tăng pháp Yết ma lại có 4 loại: 1. Cầu thính Yết ma. 2. Đơn bạch Yết ma. 3. Bạch nhị Yết ma. 4. Bạch tứ Yết ma. Đối thú Yết ma cũng có 2 loại: 1. Đản đối thú. 2. Chúng pháp đối thú.
Tâm niệm Yết ma lại có 3 loại: 1. Đản tâm niệm. 2. Đối thú tâm niệm. 3. Chúng pháp tâm niệm.
Cầu thính có 2 pháp, Đơn bạch có 44 pháp, Bạch nhị có 78 pháp, Bạch tứ có 39 pháp, cộng là 163 pháp.
Đản đối thú có 31 pháp, Chúng pháp đối thú có 6 pháp, Đản tâm niệm có 4 pháp, Đối thú tâm niệm có 15 pháp, Chúng pháp tâm niệm có 6 pháp, cộng là 62 pháp. Cộng chung 9 loại thành 225 pháp.
Cầu thính Yết ma - Lược có 2 pháp - Hai pháp này được rút ra từ Tăng Kỳ Luật:
Pháp tạm ra ngoài giới giúp việc xong.
Pháp cho lìa y một tháng.
Pháp 1. Trên một lần bạch là xong việc.
Pháp 2. Trước phải cầu thỉnh, sau phải tác pháp Bạch tứ Yết ma mới thành.
Đơn bạch Yết ma - Tóm lược có 44 pháp. Hai pháp rút ra ở Căn Bản Luật. Hai pháp rút ra ở Tăng Kỳ Luật. Còn lại đều rút ra ở Tứ Phần Luật. Pháp này chỉ có 1 lần bạch, không bạch 2 lần, nên gọi là Đơn bạch. Văn Đơn bạch hòa Tăng thuyết giới như sau:
“Đại đức Tăng thính, Kim bạch nguyệt thập ngũ nhật, chúng Tăng thuyết giới. Nhược Tăng thời đáo, Tăng nhẫn thính. Hòa hợp thuyết giới. Bạch như thị (Tác bạch thành phủ? Đáp: Thành”) - (Bạch Yết ma xong)”.
1. Pháp kết tiểu giới sám tội Xả đọa (rút ra từ Tăng Kỳ Luật).
2. Pháp giải tiểu giới sám tội xả đọa (rút ra từ Tăng Kỳ Luật).
3. Pháp cho cạo tóc.
4. Pháp cho xuất gia.
5. Pháp sai Giáo thọ vấn nạn ở nơi khuất.
6. Pháp bạch gọi Sa di nhập chúng.
7. Pháp đối chúng vấn nạn.
8. Pháp bạch sám hối chúng Tăng cùng phạm biết rõ tội.
9. Pháp phát lồ chúng Tăng cùng phạm tội còn ngờ.
10. Pháp bạch hành Xá la (Salàkà) - (Xá la dịch là trù, cái thẻ làm bằng cây, ngắn và nhỏ - Pháp này do Tổ Đạo Tuyên thêm vào).
11. Pháp hòa Tăng thuyết giới.
12. Pháp phi thời hòa hợp.
13. Pháp tránh diệt thuyết giới.
14. Pháp lui thuyết giới lần thứ nhất.
15. Pháp lui thuyết giới lần thứ hai.
16. Pháp dự kỳ nhận thẻ (rút ra từ Tăng Kỳ Luật) - (Pháp hành trù dự định trước ngày an cư).
17. Pháp hòa Tăng tự tứ.
18. Pháp gặp nạn lược tự tứ.
19. Pháp tu đạo Tăng ngày tự tứ.
20. Pháp tranh cãi Tăng ngày tự tứ.
21. Pháp Tăng ngày tự tứ lần thứ hai.
22. Pháp thọ Công đức y hòa Tăng.
23. Pháp xả Công đức y hòa Tăng.
24. Pháp bạch thọ sám hối trong Tăng.
25. Pháp bạch Tăng hành bát.
26. Pháp trị tội người nói dư ngữ (nói quanh co không chịu thú nhận tội).
27. Pháp trị tội người xúc não lặng thinh (khi gọi không lại, khi không gọi liền lại, làm xúc não Tăng).
28. Pháp lựa chọn người trí tuệ tập hợp.
29. Pháp khiến người không tụng giới không biết giới Tỳ ni ra ngoài.
30. Pháp khiến người tụng giới, không tụng giới Tỳ ni, bỏ chính nghĩa, nói chút ít văn ra ngoài.
31. Pháp khiến người bỏ chính nghĩa lấy sức ngôn từ gượng ép nói, ra ngoài.
32. Pháp diệt tranh cãi như cỏ phủ đất (các Tỳ kheo cùng tranh cãi phạm nhiều tội, không phải trọng tội, Phật cho làm pháp sám hối như thảo phủ địa để diệt trừ tranh cãi này).
33. Pháp bạch Tăng thuyết tội (rút ra từ Căn Bản Luật).
34. Pháp sai tới thành Vương Xá kết tập bạch (từ pháp này trở xuống gồm 11 pháp do Tăng chế).
35. Pháp Tăng họp bàn pháp Tỳ ni bạch.
36. Pháp Ưu Ba Ly pháp Tỳ ni bạch.
37. Pháp hỏi Ưu Ba Ly trả lời câu hỏi bạch.
38. Pháp hỏi A Nan pháp Tỳ ni bạch.
39. Pháp A Nan trả lời câu hỏi bạch.
40. Pháp 700 A-la-hán bàn pháp Tỳ ni bạch.
41. Pháp cử các Thượng tọa họp nơi riêng bàn pháp Tỳ ni bạch.
42. Pháp họp riêng bàn pháp Tỳ ni bạch.
43. Pháp hỏi Nhất Thiết Khứ Thượng tọa về pháp Tỳ ni bạch.
44. Pháp Thượng tọa trả lời về pháp Tỳ ni bạch.
Bạch nhị Yết ma - Lược có 78 pháp: 2 pháp rút ra từ Thập Tụng Luật, 2 pháp rút ra từ Căn Bản Luật, 2 pháp rút ra từ Tăng Kỳ Luật, 3 pháp rút ra từ Ngũ Phần Luật, còn lại đều rút ra từ Tứ Phần Luật. Yết ma gồm có 2 lần bạch, một lần Yết ma, nên gọi là Bạch nhị. Như văn Yết ma sai người thọ tự tứ: “Đại đức Tăng thính: Nhược Tăng thời đáo, Tăng nhẫn thính, Tăng sai Tỳ kheo (mỗ) tác thọ tự tứ nhân, bạch như thị (liền nên hỏi rằng) Tác bạch thành phủ? (Chúng đều đáp) Thành. (Lại nói) Đại đức Tăng thính. Tăng sai Tỳ kheo (mỗ) tác thọ tự tứ nhân. Thùy chư Trưởng lão nhẫn. Tăng sai Tỳ kheo (mỗ), tác thọ tự tứ nhân giả mặc nhiên. Thùy bất nhẫn giả thuyết. (Rồi nên hỏi rằng) Yết ma thành phủ? (Chúng đều đáp) Thành. Tăng dĩ nhẫn sai, Tỳ kheo (mỗ) tác thọ tự tứ nhân kính. Tăng nhẫn mặc nhiên cố. Thị sự như thị trì”.
1. Pháp kết đại giới không giới tràng.
2. Pháp giải đại giới.
3. Pháp kết giới tràng gồm đại giới.
4. Pháp giải giới tràng (Tổ Đạo Tuyên thêm pháp này).
5. Pháp kết giới pháp và lợi chung.
6. Pháp giải giới pháp và lợi chung.
7. Pháp kết giới pháp chung lợi riêng.
8. Pháp giải giới pháp chung lợi riêng.
9. Pháp cùng giải đại giới hai nơi.
10. Pháp kết giới pháp riêng lợi chung.
11. Pháp giải giới pháp riêng lợi chung.
12. Pháp kết giới không mất áo.
13. Pháp giải giới không mất áo.
14. Pháp 2 nơi cùng kết không ly y (rút ra từ Tăng Kỳ Luật).
15. Pháp kết giới tịnh trù.
16. Pháp giải giới tịnh trù (Tổ Đạo Tuyên thêm).
17. Pháp kết giới tịnh khố (rút ra từ Ngũ Phần Luật).
18. Pháp kết giới kho tàng.
19. Pháp giải giới kho tàng.
20. Pháp kết giới nhà thuyết giới.
21. Pháp giải giới nhà thuyết giới.
22. Pháp kết tiểu giới thuyết giới.
23. Pháp giải tiểu giới thuyết giới.
24. Pháp kết tiểu giới thọ giới.
25. Pháp giải tiểu giới thọ giới.
26. Pháp kết tiểu giới tự tứ.
27. Pháp giải tiểu giới tự tứ.
28. Pháp cho nuôi chúng.
29. Pháp cho ngoại đạo ở chung.
30. Pháp Ni sai sứ thọ giới Cụ túc.
31. Pháp ngăn Ni nuôi chúng (rút ra từ Thập Tụng Luật).
32. Pháp Ni sai người cầu thầy Giáo thọ.
33. Pháp sai người Giáo thọ Ni.
34. Pháp sai người hành Xá la.
35. Pháp cho cuồng si.
36. Pháp giải cuồng si.
37. Pháp sai người chia phòng xá, đồ nằm.
38. Pháp thọ nửa tháng, một tháng tạm ra ngoài giới.
39. Pháp thọ 39 đêm tạm ra ngoài giới (rút ra từ Thập Tụng Luật).
40. Pháp thọ 40 đêm tạm ra ngoài giới (rút ra từ Căn Bản Luật).
41. Pháp Ni sai người tự tứ đến trong đại Tăng.
42. Pháp sai người thọ tự tứ.
43. Pháp tự tứ Tăng thọ vải may áo phải thời (rút ra từ Tăng Kỳ Luật).
44. Pháp sai người may áo công đức.
45. Pháp sai người giữ áo công đức.
46. Pháp trao áo công đức.
47. Pháp sai người chia cho Tăng được vật bố thí.
48. Pháp giao thí vật để chia.
49. Pháp trực tiếp chia cho Tăng được áo, vật bố thí (chỉ có 4 Tỳ kheo hiện tiền).
50. Pháp thưởng người coi bệnh.
51. Pháp trả vật của người mất cho người khác (rút ra từ Ngũ Phần Luật).
52. Pháp sai người chia vật khinh, trọng của người mất.
53. Pháp giao vật của người mất để chia.
54. Pháp đem vật của người mất cho Tỳ kheo không có y (ra từ Ngũ Phần Luật).
55. Pháp trực tiếp chia vật khinh của người mất.
56. Pháp gián tiếp (triển chuyển) hoàn lại vật.
57. Pháp trực tiếp giao lại vật.
58. Pháp sai người hành bát.
59. Pháp khiến giữ gìn bát không được cố ý hủy hoại.
60. Pháp sai người sám tạ bạch y (cư sĩ).
61. Pháp cho úp bát (phú bát).
62. Pháp sai sứ bảo nhà phú bát.
63. Pháp giải phú bát.
64. Pháp Ni cùng Tỳ kheo làm pháp không lễ.
65. Pháp giải không lễ.
66. Pháp cho làm phòng nhỏ.
67. Pháp cho làm phòng lớn.
68. Pháp sai người nói người phạm thô tội.
69. Pháp cho ly y.
70. Pháp kém 6 năm cho may ngọa cụ.
71. Pháp ngăn không đến học gia (Học gia, nghĩa là người cư sĩ ở tại gia mà chứng quả, sơ quả, nhị quả, tam quả).
72. Pháp giải không đến học gia.
73. Pháp cho chứa gậy và túi đựng bát.
74. Pháp cho Ni một mình đến nhà họ hàng thân (rút ra từ Căn Bản Luật).
75. Pháp sai người chia cho Tăng ngọa cụ, và khiến lượt sai thọ thỉnh.
76. Pháp sai người giữ kho tàng.
77. Pháp sai Tỳ kheo sắp đặt phòng.
78. Pháp giao phòng cũ cho đạo tục sửa lại (Cư sĩ sửa chữa, Tỳ kheo kinh doanh).
Bạch tứ Yết ma - Lược có 39 pháp. Một pháp rút ra từ Tăng Kỳ Luật, còn lại đều rút ra từ Tứ Phần Luật. Pháp này một lần tác bạch, ba lần Yết ma nên gọi là “Bạch tứ”. Văn “Bạch tứ Yết ma” trao giới Cụ túc như sau:
“Đại đức Tăng nghe, Sa di (Mỗ A, B, C) này, theo Hòa thượng (thượng Mỗ hạ Mỗ) cầu thọ giới Cụ túc. Sa di (A, B, C) này, nay theo chúng Tăng xin thọ giới Cụ túc (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng, (A, B, C) tự nói mình thanh tịnh, không có các chướng nạn, tuổi vừa hai mươi, ba y, bát đều đủ. Nếu Tăng thời đến, Tăng thuận nghe, Tăng trao giới Cụ túc cho (A, B, C), (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng. Bạch như thế (rồi hỏi): Tác bạch có thành không? (Thầy Tôn chứng chắp tay đáp): “Thành” (Đó là một lần bạch).
(Lại bạch rằng): “Đại đức Tăng nghe, Sa di (A, B, C) này, theo Hòa thượng (thượng Mỗ hạ Mỗ) cầu thọ giới Cụ túc. Sa di (A, B, C) này, nay theo chúng Tăng xin thọ giới Cụ túc, (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng. (A, B, C) tự nói mình thanh tịnh, không có các chướng nạn, tuổi vừa hai mươi, ba y, bát đều đủ. Tăng trao giới Cụ túc cho (A, B, C), (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng. Các trưởng lão nào bằng lòng Tăng trao giới Cụ túc cho (A, B, C) (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. (Liền hỏi): Đây là Yết ma thứ nhất có thành không? (Đáp rằng) “Thành” (Yết ma thứ nhất).
(Lại đọc như trên: Đại đức Tăng nghe, v.v. Xong lại hỏi rằng):
“Đây là Yết ma thứ 2 có thành không? (Đáp rằng): “Thành”.
“Đây là Yết ma thứ 3 có thành không? (Đáp rằng): “Thành”.
(Rồi lại nói):
Tăng đã bằng lòng trao giới Cụ túc cho (A, B, C) xong, (thượng Mỗ hạ Mỗ) làm Hòa thượng.
Vị Tăng bằng lòng im lặng, nên giữ việc ấy như thế”.
Sau đây là 39 pháp:
1. Pháp trao giới Cụ túc.
2. Pháp trao giới Thức xoa ma na.
3. Pháp diệt tẩn (đuổi ra khỏi hàng Tỳ kheo).
4. Pháp cho học hối (phạm trọng giới, tâm biết hối hận).
5. Pháp cho phú tàng (che giấu).
6. Pháp cho ma na đỏa (ý hỷ).
7. Pháp cho xuất tội.
8. Pháp bản nhật trị.
9. Pháp can phá Tăng.
10. Pháp can giúp phá Tăng.
11. Pháp tẩn xuất (đuổi ra).
12. Pháp giải tẩn xuất.
13. Pháp mắng trách can ngăn bị đuổi rồi chê gièm.
14. Pháp can ác tánh.
15. Pháp can ác tà.
16. Pháp cử tội không bỏ ác kiến.
17. Pháp giải cử tội không bỏ ác kiến.
18. Pháp mắng trách can ngăn Sa di ác tà.
19. Pháp diệt tẩn Sa di ác tà.
20. Pháp ha trách (mắng trách).
21. Pháp giải ha trách.
22. Pháp cho y chỉ.
23. Pháp giải y chỉ.
24. Pháp ngăn không đến nhà bạch y.
25. Pháp giải ngăn không đến nhà bạch y.
26. Pháp cử tội không thấy tội.
27. Pháp giải cử tội không thấy tội.
28. Pháp cử tội không sám hối.
29. Pháp giải cử tội không sám hối.
30. Pháp Ni can tùy thuận Tỳ kheo bị cử tội.
31. Pháp Ni can tập cận trụ.
32. Pháp Ni can khuyên tập cận trụ.
33. Pháp Ni can giận bỏ Tam bảo.
34. Pháp Ni can gây tranh cãi.
35. Pháp Ni can tập gần con cư sĩ.
36. Pháp cho nhớ nghĩ.
37. Pháp cho không cuồng si.
38. Pháp cho tìm tướng tội.
39. Pháp cho lìa áo một tháng (rút ra từ Tăng Kỳ Luật).
Đản đối thú Yết ma - Lược có 31 pháp. Văn này thông cả các bộ luật, pháp này 2 người ở nơi khuất cùng đối nhau mà làm, nên gọi là “Đản đối thú”.
1. Pháp thỉnh thầy y chỉ.
2. Pháp biết tội phát lồ.
3. Pháp ngờ tội phát lồ.
4. Pháp gởi dục.
5. Pháp Ni bạch vào chùa Tăng.
6. Pháp Ni dặn thỉnh Giáo thọ.
7. Pháp an cư.
8. Pháp thọ 7 ngày ra ngoài giới.
9. Pháp thọ đêm còn thừa ra ngoài giới.
10. Pháp thọ 3 y.
11. Pháp xả 3 y.
12. Pháp thọ 101 y vật (nhiều vật chỉ thọ 1 còn thuyết tịnh).
13. Pháp xả 101 y vật.
14. Pháp thọ bát.
15. Pháp xả bát.
16. Pháp thọ ni sư đàn (tọa cụ).
17. Pháp xả ni sư đàn.
18. Pháp thọ dược (các thứ thuốc).
19. Pháp vật thừa thuyết tịnh.
20. Pháp bạch ngưng làm “phú tàng”.
21. Pháp bạch lại làm “phú tàng”.
22. Pháp người đi thay bạch ngưng làm “phú tàng”.
23. Pháp sám tội thâu lan giá nhẹ.
24. Pháp sám Ba dật đề.
25. Pháp sám Ba la đề đề xá ni.
26. Pháp sám tội Đột cát la nặng.
27. Pháp làm phép dư thực (ăn no rồi muốn ăn nữa phải làm phép dư thực).
28. Pháp dặn bảo vào thành.
29. Pháp bạch phi thời vào tụ lạc.
30. Pháp xả thỉnh (bỏ nơi đã nhận mời).
31. Pháp xả giới.
Chúng pháp đối thú Yết ma - Lược có 6 pháp. Sáu pháp này không nên biệt chúng làm, nên gọi là “Chúng pháp đối thú”.
1. Pháp 3 hoặc 2 người thuyết giới.
2. Pháp tự tứ.
3. Pháp 3 hoặc 2 người chia Tăng được thí vật.
4. Pháp 3 hoặc 2 người chia vật khinh trọng của người mất.
5. Pháp sám tội Thâu lan giá nặng.
6. Pháp sám tội xả đọa.
Đản tâm niệm Yết ma - Lược có 4 pháp. Những pháp này, nơi có người, không người đều nên tâm niệm làm, nên gọi là “Đản tâm niệm”.
1. Pháp biết tội phát lồ trong tòa thuyết giới.
2. Pháp ngờ tội phát lồ trong tòa thuyết giới.
3. Pháp sám tội Đột cát la nhẹ.
4. Pháp lục niệm:
(1) Nghĩ số ngày tháng.
(2) Nghĩ biết nơi ăn.
(3) Nghĩ biết ngày thọ giới và tuổi hạ.
(4) Nghĩ biết y, bát thọ trì và thuyết tịnh.
(5) Nghĩ không biệt chúng thực.
(6) Nghĩ về sức khỏe (mạnh khỏe hay đau yếu).
Đối thú tâm niệm Yết ma - Lược có 15 pháp. Những pháp này từ trong pháp Đản đối thú mà ra, bởi không có người đối thú, mới khai cho tâm niệm, nên gọi là “Đối thú tâm niệm”.
1. Pháp biết tội phát lồ.
2. Pháp ngờ tội phát lồ.
3. Pháp an cư.
4. Pháp thọ 7 ngày ra ngoài giới.
5. Pháp thọ đêm còn thừa ra ngoài giới.
6. Pháp thọ 3 y.
7. Pháp xả 3 y.
8. Pháp thọ 101 vật.
9. Pháp xả 101 vật.
10. Pháp thọ bát.
11. Pháp xả bát.
12. Pháp thọ ni sư đàn.
13. Pháp xả ni sư đàn.
14. Pháp thọ dược (các thứ thuốc).
15. Pháp vật thừa thuyết tịnh.
Chúng pháp tâm niệm Yết ma - Lược có 6 pháp. Những pháp này đều từ trong Chúng pháp phát sinh. Bởi ở một mình không có chúng cùng tác pháp mới khai cho tâm niệm, để làm được việc chúng pháp, nên gọi là “Chúng pháp tâm niệm”.
1. Pháp thuyết giới.
2. Pháp tự tứ.
3. Pháp thọ công đức y.
4. Pháp xả công đức y.
5. Pháp thọ Tăng được thí vật.
6. Pháp thọ vật khinh trọng của người mất.