THEO ĐUỔI SỰ TRƯỜNG SINH
Trong học thuyết ngũ hành âm dương của cổ nhân Trung Quốc, Đông phương phối mộc tượng trưng cho sự truờng sinh của vạn vật và mùa xuân; Tây phương phối kim tượng trưng cho chết chóc điêu linh cây cối mùa thu tàn lụi. Theo đuổi sự trường sinh bất lão và niềm tin linh hồn bất tử thực chất là một, đó chính là nỗi sợ hãi đối với cái chết.
Để loại bỏ tâm lý sợ hãi này, người ta sử dụng biện pháp phòng ngự tâm hồn. Cơ chế phòng ngự của phương Tây là thăng hoa, dùng tinh thần và linh hồn để thay thế thể xác. Cơ chế phòng ngự của phương Đông là phủ nhận, họ cho rằng con người có thể trường sinh bất lão. Có người đã khái quát lại một câu trong Đạo Đức Kinh của Lão tử: “Cổ thần bất tử”, cho rằng quan niệm bất tử khởi nguồn từ sản xuất nông nghiệp và sự luân chuyển một năm bốn mùa.
Cũng có người cho rằng, “cốc thần” nên đọc thành “dục thần”, thực chất chính là Thần Mặt trăng hoặc Mặt trăng, nó có sự biến hóa tròn khuyết, thay đổi tuần hoàn, tượng trưng cho cái chết và sự sống lại. Trên thực tế, câu chuyện Hằng Nga lên mặt trăng đã liên kết sự trường sinh bất lão với mặt trăng. Người ta nói rằng trên mặt trăng có một cây bất tử, Ngô Cương ngày ngày chặt cây đó, nhưng không bao giờ chặt được. Quan niệm về âm dương của người Trung Quốc có nguồn gốc từ mặt trời và mặt trăng, mặt trời tượng trưng cho ban ngày, sự sống, còn mặt trăng tượng trưng cho ban đêm, bóng tối và cái chết.
Ngộ Không sau khi ở thủy động được bầy khỉ tôn làm Đại Vương, luôn sống cuộc sống an nhàn vô tư. Cho đến khi Ngộ Không cùng bầy khỉ tổ chức yến tiệc đột nhiên xuất hiện mối lo lắng giữa sống và chết: “Tuy ta sống ẩn náu nơi động, không vướng phép vua, không sợ loài thú dữ, nhưng sau này già, bị Diêm Vương quản thúc, một khi chết đi, có thể nào không tiếc đã sinh ra trên thế giới này, không thể sống mãi cùng thiên nhân.” Sau khi nghe lời đề nghị của con khỉ già, Ngộ Không quyết định: “Ngày mai, ta sẽ xuống núi, đi khắp chân trời góc bể, học trường sinh bất tử, trốn nạn Diêm quân.” Giác ngộ này đã làm cho Ngộ Không bắt đầu mặc quần áo con người, học tiếng người, vượt qua nghìn đắng vạn cay để học thuật của Bồ Ðề Tổ sư. Sau bảy năm học, Ngộ Không cuối cùng đã học được bản lĩnh cao cường: phép tránh ba thảm họa, 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân.
Học được phép trường sinh bất tử, lại giành được cây thiết bảng – một vũ khí lợi hại, đến Địa phủ náo loạn Điện Diêm La, gạch tên mình khỏi sổ sinh tử. Sau đó đến Thiên cung, được phong chức Tề Thiên Đại Thánh hữu danh vô thực, coi vườn đào, loại đào trường sinh bất lão, trẻ mãi không già, bị Ngộ Không phá sạch, lại còn ăn sạch tiên đơn của Thái Thượng Lão Quân. Có thể nói Ngộ Không không bỏ qua một cách nào ở xung quanh mình để trường sinh bất lão. Ngay cả trên đường đi Tây Thiên lấy kinh, đi qua Quán Ngũ Trang của Trấn Nguyên Đại tiên, Ngộ Không cũng đã ăn trộm loại đào “ba ngàn năm mới ra hoa, ba ngàn năm mới kết quả, sau đó sau ba ngàn năm mới chín, phải một vạn năm mới được ăn, như thế vạn năm chỉ có thể kết được ba mươi quả nhân sinh.” “Nếu ngửi mùi của quả ấy thì có thể sống đến 360 tuổi, ăn một quả có thể sống được 47.000 năm.”
MÊ LỰC CỦA SỰ BIẾN HÓA
Lý do tại sao hình ảnh của Tôn Ngộ Không lại hoạt bát sinh động, được độc giả ở mọi lứa tuổi vô cùng yêu thích đến như vậy? Một trong những yếu tố quan trọng đó là sự biến hóa thần kỳ của Tôn Ngộ Không. Bảy mươi phép thần thông thay đổi tùy ý, ngay cả khi đầu đã bị cắt, cũng có thể mọc lại, một sợi lông trên cơ thể của Ngộ Không có thế biến hóa thành bất cứ đồ vật gì, giống như cây Thiết bảng có thể biến hóa tùy ý, thậm chí khi phóng to có thể “trên chống trời ba mươi ba thước, dưới chống xuống mười tám tầng địa ngục”, khi thu nhỏ có thể như cây kim giấu dưới tai. Ngô Thừa Ân nắm bắt mức độ mô tả biến hóa cũng rất khéo léo, hợp tình hợp lý. Ngộ Không và Nhị Lang thần giao đấu để lại cho chúng ta ấn tượng sâu sắc. Ngộ Không biến thành một ngôi miếu đất: “Miệng mở rộng làm cửa miếu, răng làm cửa ra vào, lưỡi làm Bồ Tát, đôi mắt làm cửa sổ. Chỉ có đuôi là khó thu gọn, dựng ở đằng sau, làm một cán cờ. Chính vì sự biến hóa thần thông của Ngộ Không mà chúng ta được xem hết màn kịch đặc sắc này đến màn kịch đặc sắc khác. Ba mươi sáu phép biến hóa của Bát Giới chỉ có thể biến thành hình tượng hài hước đồ sộ, mười tám phép biến hóa của Sa Hòa thượng chỉ có thể làm linh bảo đạo quân cùng với hai vị huynh đệ biến thành “tam thanh” ở nước Xa Trì.
Trong Tây Du Ký có rất nhiều chỗ miêu tả sự biến hóa, không chỉ vì tác giả bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện thần thoại cổ đại mà còn đó còn là phương thức biểu đạt nghệ thuật và cách thức phản ánh của tác giả sau khi suy nghĩ về thế giới quan hiện thực xã hội và kinh nghiệm bản thân. Thời thơ ấu đầy tò mò của Ngô Thừa Ân là xã hội thối nát mà bản thân tác giả không thể thay đổi được, chỉ có thể muợn sự tưởng tượng để ký gửi nguyện vọng cải thiện của bản thân đối với thế giới khách quan. Trong tiểu thuyết, ông rất nhiều lần lý tưởng hóa thế giới hiện thực, làm cho toàn bộ cuốn tiểu thuyết có sức hút nghệ thuật vô cùng mãnh liệt. Lỗ Tấn từng nhận xét: “Mặc dù tác giả là Nho sinh, nhưng cuốn sách này lại sinh ra từ trò chơi, cũng không giác ngộ”. Cái gọi là “sinh ra từ trò chơi”, ý chỉ tác giả dùng ngòi bút hài hước để châm biếm nhạo báng; cái gọi là “không giác ngộ” nói rõ cuốn sách này mượn thuyết ngũ hành tương sinh tương khắc để chỉ ra cái lý biến hóa mâu thuẫn thế giới.
Chỗ khéo léo của “biến hóa” trong tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở những biến hóa làm cho người ta hoa mắt, mà còn thể hiện ở sự đấu tranh “Đạo cao một thước, thuật cao một trượng”. Việc miêu tả một cách khoa trương yêu ma trên đường lấy kinh, làm nổi bật lên sức mạnh tiêu diệt ngàn quân của Ngộ Không, cùng với việc tuyên truyền cho sự thần thông quảng đại của Ngộ Không cũng càng làm rõ sức mạnh vô biên của Phật. Tác giả không vì viết “biến” mà “biến”, mà mượn sự biểu đạt này để biểu đạt chủ đề. Ngô Thừa Ân sáng tạo nên thế giới biến hóa ly kỳ và lấy Ngộ Không làm hình tượng đại diện cho sự biến hóa đó, đồng thời việc miêu tả hết chi tiết những biến hóa đã thể hiện được bối cảnh rất nhiều Thần quỷ giao đấu, biểu đạt tôn chỉ: thật cuối cùng cũng thắng giả, thiện cuối cùng cũng thắng ác, đưa cho người đọc gợi ý kiên trì chân lý, tà không thể áp đảo được chính, động viên mọi người vượt qua khó khăn hiểm ác trong cuộc sống hiện thực. Dựa vào việc miêu tả sự biến hóa thần kỳ cổ vũ trí tưởng tượng của mọi người, từ đó cảm nhận được sự giàu có của mỹ học. Điều này được gọi là tiểu thuyết thần thoại chủ nghĩa lãng mạn tích cực, mang lại cho chúng ta dư vị và sự thưởng thức vô tận.
GIẢI THÍCH VỀ TỰ DO
Tự do là sản phẩm của xã hội văn minh phát triển đến một giai đoạn nhất định. Sau khi khái niệm về kinh tế xuất hiện, cụ thể là nguyên tắc trao đổi tương đương, đã khiến cho những chủ sở hữu nguồn tài nguyên ở vào vị trí bình đẳng, và không thể áp đặt ý nghĩ của mình lên người khác. Tự do, bình đẳng dần trở thành quyền lợi tồn tại cơ bản nhất của xã hội loài người. Cá tính của con người nổi bật lên, lòng tự trọng của con người được khẳng định. Tây Du Ký được ra đời trong bối cảnh như vậy, nên việc theo đuổi sự tự do, theo đuổi giá trị của bản thân được công nhận đầy đủ. Tất nhiên, điều này được thể hiện hoàn hảo nhất ở nhân vật Tôn Ngộ Không.
Trước hết, từ trạng thái tự do nguyên thủy, Ngộ Không đã thể hiện tính cách sống bản năng, hưởng thụ cuộc sống, một hòn đá cảm nhận được linh khí trời đất, tinh hoa của mặt trời và mặt trăng, biến thành khỉ đá, tự nhiên đã sinh ra sinh mạng này. Mặt trời, nước mưa, sương gió đã nuôi dưỡng Ngộ Không. Do đó, Ngộ Không mang nhiều tính cách của con người, quỷ, tiên, thần, khí linh thiêng. Sự ra đời của khỉ đá đã gửi gắm những suy nghĩ của con người về thời thơ ấu – đó là nguồn gốc của sinh mệnh nguyên thủy đối với tự do. Tại thời điểm đó khỉ đá là chủ của Hoa Quả Sơn, trở về thiên nhiên ban đầu, an nhàn tự tại. Trong suy nghĩ của Ngộ Không, Hoa Quả Sơn là một thế giới tự do. Trên đường đi lấy kinh chịu sự khống chế của Đường Tăng, Ngộ Không ban đầu nghĩ đến việc trở lại Hoa Quả Sơn, điều này cũng là khát vọng sống tự do đối với thế giới nguyên thủy hoang sơ của Ngộ Không.
Bảy năm học nghệ đã làm cho Ngộ Không từ con người tự nhiên quá độ đến con người xã hội, Ngộ Không bắt đầu theo đuổi giá trị của mình, hi vọng nhận được sự khẳng định của xã hội. Lần đầu tiên lên Thiên đình, Ngọc Hoàng phong cho Ngộ Không làm “Bật Mã Ôn”, Ngộ Không rất hoan hỉ đi nhận chức. Bật Mã Ôn đêm không ngủ, nuôi dưỡng đàn ngựa, ngày đêm trông coi chăm sóc, sau hơn nửa tháng, cả đàn ngựa đều béo tốt đẹp mã. Ngộ Không rất mãn nguyện với cuộc sống như vậy. Nhưng khi Ngộ Không biết chức quan này chỉ là một chức quan nhỏ không có danh tiếng gì liền nổi giận. Ngộ Không trách Ngọc Hoàng đã xem thường bản thân mình, không tôn trọng Ngộ Không, thế là Ngộ Không đã mạnh bạo bảo vệ sự tôn nghiêm của mình, đấu tranh để thực hiện giá trị bản thân. Trên đường đi lấy kinh, Ngộ Không càng thể hiện mình là trụ cột của bốn thầy trò, vào sinh ra tử, trừ yêu bắt quái. Tất cả những gì Ngộ Không làm không giống Đường Tăng, cống hiến một đời cho tôn giáo, mà chỉ là lấy việc trừ yêu làm cách để thực hiện giá trị, lấy việc giết yêu quái làm “việc chăm sóc Lão tôn”, lấy việc bảo vệ sư phụ làm cơ hội thực hiện trung hiếu nghĩa.
Dựa vào quan niệm giá trị tự do mà Ngộ Không theo đuổi, có thể phản ánh quan niệm tự do của tác giả. Ngô Thừa Ân xuất thân từ thương gia, hai đời liên tiếp làm quan. Cha ông là một tiểu thương nhỏ không giỏi kinh doanh nhưng ham đọc sách. Từ nhỏ Ngô Thừa Ân đã cảm nhận được sự lạnh nhạt của thế thái, cho dù bản thân uyên bác nhưng nhiều lần không được coi trọng, trong lòng phẫn uất, nhưng không có cách giải tỏa, chỉ có thể gửi gắm vào Tôn Ngộ Không, tự mình làm một người tự do phóng đãng.
Tác giả gửi gắm nguyện vọng và lý tưởng vào nhân vật Tôn Ngộ Không, nếu nói hình tượng Trư Bát Giới tượng trưng cho sự theo đuổi vật chất của con người, thì hình tượng Ngộ Không đại diện cho sự theo đuổi về giá trị tâm hồn. “Trái tim khỉ” là tâm hồn tự do, là đam mê vô tận mà Ngô Thừa Ân khát khao, là tinh thần đấu tranh dũng cảm không sợ hãi, là phong thái của người thông thái lạc quan.
Đối với Ngộ Không, tác giả một mặt dùng ngòi bút hài hước nhẹ nhàng khắc họa tính cách vui vẻ, thoải mái thông minh và lúc nào cũng lạc quan, mặt khác lại dùng cách chế giễu đầy thiện ý để phê phán những khuyết điểm như “bản tính kiêu ngạo”, nhưng hầu hết vẫn là những phẩm chất tốt đẹp, làm cho nhân vật anh hùng chính diện vẫn thú vị và chân thực, tạo ra cảm giác đáng yêu đáng mến. Trong tiểu thuyết, mặc dù Ngộ Không là đồ đệ của Đường Tăng, nhưng thực chất là nhân vật chính của toàn bộ bộ sách. “Đại náo tam giới” là Thiên anh hùng của Ngộ Không, Tây Thiên lấy kinh là lịch sử sự nghiệp của Ngộ Không.
Tác giả vừa ca ngợi những phẩm chất như sự dũng cảm, linh hoạt, lạc quan, hào phóng, dũng cảm đấu tranh, ý chí kiên cường, thẳng thắn trọng tình trọng nghĩa, trung thành với sự nghiệp lấy kinh của Ngộ Không, đồng thời lại viết ra những nhược điểm về tính cách như tự kiêu tự đại, hiếu thắng, nóng vội, hay trêu chọc người khác… Những đoạn miêu tả hình tượng nghệ thuật này thường dùng những ngôn từ và tình tiết tràn đầy tính hài kịch làm cho điều này trở thành điểm nhấn trong tiểu thuyết, Tôn Ngộ Không trở thành nhân vật có tính hài hước nhất. Ngộ Không vừa sinh ra, tác giả đã làm cho Ngộ Không có tính hài hước bẩm sinh. Ngộ Không vì tìm kiếm nghệ thuật trường sinh bất lão, đã tìm Tiên hỏi đường, trên đường đi đã mặc áo người, học lễ người, học tiếng người. Nghe Bồ Ðề Tổ sư giảng đạo, nghe hay đến vò tai gào má, tay múa chân nhảy. Khi sư phụ giảng mấy môn đạo thuật, liền nhanh nhảu hỏi: “Có thể trường sinh?”. Sư phụ nói: “Không thể”, Ngộ Không liền kêu lên bốn lần: “Không học, không học”. Khi gặp Ngọc Hoàng, Ngộ Không không quỳ không lạy, miệng xưng: “Lão Tôn”. Khi trở lại Thiên cung, Ngộ Không coi trời không là gì, và đánh họ tơi bời. Khi cá cược với Như Lai, để đánh dấu, Ngộ Không liền để lại một bãi nước tiểu khỉ ở cột trời (ngón tay Như Lai); trên đường đi lấy kinh, Ngộ Không trêu chọc quái vật, từng làm cho ba con quái vật Dê, Cọp, Hươu có biệt hiệu là “Đại Tiên” uống nước tiểu của mình; Ở Chu Tử Quốc, Ngộ Không dùng viên thuốc trộn từ nước tiểu ngựa để chữa bệnh cho quốc vương; Ngộ Không từng rất nhiều lần trêu chọc sư đệ Bát Giới, làm cho Bát Giới vừa hận vừa sợ lại không thể rời xa Ngộ Không. Và Bát Giới cũng nghĩ cách báo thù, nhiều lần vu oan khiến Đường Tăng niệm thần chú làm Ngộ Không chịu trận. Cứ như vậy, độc giả thấy rất thích thú.
Xác lập ý nghĩa của tự do cần phải trong một kết cấu ổn định. Đầu tiên cần phải thừa nhận tính hợp pháp của kết cấu mới có thể nói đến tính khả thi của ý nghĩa. Trên đường đi Tây Thiên có rất nhiều yêu quái đều là có nguyên do. Quyền lực tối cao của chúng cùng với giới thần tiên như Thiên Cung, Long Cung, Tây Thiên, Biển Nam... tồn tại vô số mối liên hệ. Thần và quỷ trong một mức độ nào đó là nhất thể hóa. Vì vậy, trong việc trừ yêu diệt quái, Tôn Ngộ Không một mặt luôn tìm kiếm sự viện trợ của Thần Phật, mặt khác phải nể mặt Thần Phật, cuối cùng để cho lũ yêu ma một con đường sống, để cho Thần Phật mang chúng về. Ở đây tiền đề bao hàm là thừa nhận tính hợp pháp trong cấu trúc cơ bản này, thần quỷ là nhất thể hóa tính hợp pháp của cấu trúc này. Tự do của Ngộ Không là có giới hạn, Ngộ Không chỉ có thể hoạt động trong khuôn khổ cho phép mà thôi. Khi Ngộ Không đại náo Thiên cung, sự tự do của Ngộ Không không chịu bất cứ hạn chế nào, vì thế Ngộ Không dám thách đấu với tất cả uy quyền, cũng là không thừa nhận tính hợp pháp kết cấu bản thân. Nhưng điều này không được cho phép, chịu sự phản đối của lực lượng liên minh Thần Phật, tức sự phản đối của bản thân kết cấu. Đây là một ngụ ý rất tượng trưng. Ý nghĩa thuộc trong kết cấu, ngoài kết cấu không có ý nghĩa, tự do bắt buộc phải chịu sự quy phạm của ý nghĩa, cũng bắt buộc phải phục tùng uy quyền của kết cấu, hạt nhân của ý nghĩa luôn thuộc về cái thiện, nhưng bản thân kết cấu không phải là cái thiện thuần túy, mà bao hàm cả những yêu quái có sự hỗ trợ của Thần Phật. Đối với sự ngu xuẩn có tính căn bản của kết cấu xã hội này, Ngô Thừa Ân thường có cử chỉ nhạo báng, sự giễu cợt này là bất đắc dĩ nhưng cũng hết sức sắc nhọn. Ở hồi thứ 35, Ngộ Không sau khi quy phục được đại vương Kim Giác và Ngân Giác trên núi, chủ nhân của chúng là Thái Thượng Lão Quân đến lấy lại bảo bối, Ngộ Không nói với Thái Thượng Lão Quân: “Cái ông quan già này thực chẳng có lễ nghĩa gì, để cho gia quyến làm điều ác, nên hỏi ông cái tội quản không nghiêm”. Thái Thượng Lão Quân trả lời, đây là Quan Âm Bồ Tát mượn chúng để thử lòng người đi lấy kinh, Tôn Ngộ Không liền chế giễu Quan Âm Bồ Tát: “Thảo nào bà ta cả đời chẳng có chồng”. Hồi thứ 39 Văn Thù Bồ Tát nói quốc vương giả ở nước Ô Kê là con sư tử lông xanh mình cưỡi, phụng Phật chỉ xuống để báo thù riêng. Tôn Ngộ Không liền nói: “Loài súc vật này thành tinh, cướp ngôi hoàng đế, lại còn phụng Phật chỉ đến làm Lão Tôn bảo vệ Đường Tăng chịu cực khổ, nên lĩnh mấy sắc lệnh!” Hồi thứ 66, Đồng nhi mày vàng của Phật Di Lặc đã làm giả Tây Thiên, khi Di Lặc thu phục Đồng nhi mày vàng, Tôn Ngộ Không nói với Phật Di Lặc: “Thật hay tên tiểu hòa thượng! Ông thả cho tên Đồng nhi ra, dạy cho hắn xưng là Phật tổ, hãm hại Lão Tôn, không tránh khỏi tội gia pháp không nghiêm!” Phật Di Lặc giải thích: “Đó là kiếp nạn thầy trò nhà ngươi chưa hết, để linh nghiệm hạ giới, cần phải chịu nạn”. Hồi thứ 77, ở Sư Đà Quốc có Đại bàng và Khổng tước Đại Minh vương Bồ Tát là cùng một mẹ sinh ra, Như Lai Phật tổ nói có quan hệ họ hàng với mình, Tôn Ngộ Không liền nói: “Như Lai, nếu suy luận như thế, ngài còn là cậu của yêu tinh.” Do đó, tự do cũng chỉ có thể trong khuôn khổ – khuôn khổ đó chính là một thể quỷ và thần. Vì vậy Tôn Ngộ Không bị đè ở dưới núi Ngũ Hành, Prô-mê-tê cũng đã bị treo trên vách đá, chỉ khi họ bày tỏ nguyện vọng muốn hạn chế tự do của mình trong kết cấu, họ mới được thừa nhận, mới được phép tồn tại, mới giành được cái gọi là ý nghĩa.
SỰ ĐẤU TRANH CỦA TÔN NGỘ KHÔNG
Binh Gia là một trong những Chu tử trước đời Tần và Hán, mặc dù sau này chịu ảnh hưởng của tư tưởng “Dĩ hòa vi quý” trong văn hóa nhà Nho, và tư tưởng tự vệ “Người không phạm ta, ta không phạm người; nếu người phạm ta, ta tất phạm người”. Phản đối xung đột, phản đối chiến tranh, nhưng trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, bao trùm lên đó vẫn là chủ động xuất kích, mở rộng lãnh thổ. Từ rất nhiều địa danh của Trung Quốc, như: Bắc Bình, Nam Ninh, Tây Ninh… có thể thấy người dân luôn mong muốn hòa bình, cuộc sống yên bình. Nhưng xã hội dân gian, giai cấp, xung đột dân tộc là khó tránh khỏi. Và những cuộc xung đột chiến tranh này, thông qua sự tưởng tượng đã tạo nên những cuộc chiến thần quỷ, tốt xấu thiện ác, trở thành một trong những tư liệu vô cùng quan trọng của lịch sử văn học Trung Quốc. Trong tiểu thuyết Minh Thanh, nếu nói Tam Quốc Diễn Nghĩa là một cuộc chiến giữa các thực thể chính trị, Thủy Hử là cuộc chiến giữa các giai cấp, thì Tây Du Ký thông qua cuộc chiến giữa thần quỷ phản ánh cuộc chiến giữa thiện ác nhân gian. Mà cuộc chiến thần quỷ này tràn đầy những yếu tố tưởng tượng và trò chơi. Đằng sau đó là rất nhiều mật mã của văn hóa chiến tranh Trung Quốc, thể hiện ra những thông tin về văn hóa và tư tưởng binh gia cổ đại, nhưng chúng ta không để đơn giản lý giải thành binh thư. Khi chúng ta hoàn toàn bị lôi cuốn bởi chiến tranh trong tiểu thuyết, bản thân cũng đã chìm đắm trong cảnh náo nhiệt của việc dùng binh ảo tưởng.
Tôn Ngộ Không trở thành anh hùng thần thoại lưu trong trí nhớ của người Trung Quốc. Dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân, tác phẩm cũng đã thể hiện ẩn dụ văn hóa của tư tưởng hộ pháp bảo Phật, cầu pháp trung quân. Phương pháp và sách lược đấu tranh của Tôn Ngộ Không cũng đều xuất phát từ diễn biến của tư tưởng nhà binh cổ đại Trung Quốc. Ngộ Không không thoát khỏi bàn tay Như Lai, càng không thoát khỏi phép dùng binh của cổ nhân. Chúng tôi không dám nói Ngô Thừa Ân là một người tinh thông binh pháp, nhưng ông đã vận dụng rất khéo sức tưởng tượng của văn học, đặt phương pháp dùng binh của cổ nhân lên Tôn Ngộ Không. Và cách chiến đấu theo kiểu Trung Quốc, dùng thiện trừ ác, cũng nhận được sự đồng thuận của người đọc, đồng thời trở thành một khía cạnh quan trọng trong việc nhận được ủng hộ của người đọc đối với bộ tiểu thuyết này.
Đọc Tây Du Ký chúng ta có thể dễ dàng tìm ra được các phương thức giải quyết xung đột của người Trung Quốc. Ví dụ, không dựa vào sức mạnh mà chú trọng đến việc dùng trí tuệ. Ban đầu khỉ đá ra đời cũng không thông thạo binh pháp, chỉ dựa vào sức mạnh bản thân đại náo Thiên cung. Người đọc xem cảm thấy rất cuốn hút, nhưng kết quả Tôn Ngộ Không vẫn vận dụng trí tuệ. Theo sự trưởng thành, cách chiến đấu của Ngộ Không cũng dần hợp lý. Thông qua việc chiến đấu với quái vật, đã thấy được sự tài giỏi của Ngộ Không. Vì trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, ác và hận là một, thiện và trí là một. Trên đường đi lấy kinh, Ngộ Không trừ yêu, bỏ đi sự dũng cảm của bản thân, càng thể hiện sự cao minh của đấu trí, rất nhiều lúc dùng trí tuệ chứ không dùng sức mạnh. Trong con mắt của Ngô Thừa Ân, Thần Phật chỉ giỏi hơn yêu ma một bậc về kế sách, không tính đến âm mưu trí tuệ, tức là bản lĩnh có cao cách mấy thì cũng chỉ là một kẻ lỗ mãng. Giống như cổ nhân có câu: “Tướng không ở dũng mà ở mưu”.
Chỉ dựa vào dũng khí mà không có mưu trí thì không thể nào đối phó được với kẻ thù mạnh, binh pháp cổ đại Trung Quốc nhấn mạnh “Việc quân sự không loại trừ việc đánh lừa địch”. Trước khi vận dụng kiểu binh pháp này, cần lập ra cạm bẫy hoặc dựa vào hình ảnh giả để gây sự chú ý, từ đó chế ngự kẻ thù, làm cho kẻ thù tự chui đầu vào rọ. Tôn Ngộ Không hiểu rất rõ điều này, tự mình đã biến thành gió đi thăm dò tình hình địch. Ngộ Không đã học được của Bồ Đề Tổ sư 72 phép biến hóa đủ để đối phó, nhưng đa phần dùng để phá giải âm mưu của kẻ địch. Bên cạnh đó, để lại ấn tượng sâu sắc cho chúng ta còn có “Phương pháp khiêu khích” của Ngộ Không. Phương pháp này mượn những lời mắng chửi, làm cho kẻ thù chiến đấu trong trạng thái phẫn nộ, mất thăng bằng, vì thế mất đi mưu luợc, rơi vào bẫy. Đây cũng là một kế dùng binh của Ngộ Không. Đánh vào điểm yếu tính cách hoặc khuyết điểm bẩm sinh của yêu quái, làm cho kẻ thù nổi giận, trong tình trạng mất lý trí mà bị kiềm chế. Ngộ Không trêu chọc yêu quái: “Con trai à! Người ta thường nói, nể tình không giơ tay, giơ tay không nể tình. Tay ông ngoại mi rất nặng, chỉ sợ mi không chịu nổi chiếc gậy này!” Tư tưởng Nho giáo coi trọng trật tự già trẻ, Ngộ Không dùng cương vị bậc tiền bối mắng yêu quái là con trai, quả nhiên làm cho yêu quái tức giận. Cách mắng chửi thú vị nhất của Ngộ Không là khi Ngộ Không mắng Hồ ly mặt ngọc: “Cái loại ngang ngược như mi, đem tư gia mua Ngưu Ma Vương, quả nhiên là đền tiền lấy hảo hán! Mi không xấu nhưng chẳng dám mắng ai!” Những ác khẩu đó đã làm cho Hồ ly mặt ngọc tức điên lên, đành khóc lóc với Ngưu Ma Vương, thế là Ngưu Ma Vương vì danh dự của “vợ hai” đành ra ứng chiến với Ngộ Không.
Còn nhớ khi tôi diễn thuyết cho các bạn học sinh, lúc tự do đặt câu hỏi, có người hỏi tôi tại sao Tôn Ngộ Không lúc đi Tây Thiên lấy kinh tinh thần chiến đấu dường như yếu đi rất nhiều so với Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung. Thực ra trên đường đi lấy kinh, Tôn Ngộ Không quả nhiên có bản lĩnh nhưng chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân cũng khó có thể phân cao thấp với bầy yêu quái. “Một hảo hán ba trợ thủ” càng phù hợp với văn hóa Trung Quốc, đồng tâm đồng lòng, cùng chung kẻ thù, đoàn kết hợp tác. Chiến tranh giữa một quần thể này và một quần thể khác trở thành hành vi xã hội hóa. Vì thế, Ngộ Không từ việc chiến đấu đơn lẻ đến dần dần có tập thể giúp sức. Dựa vào sức mạnh của “tôi” để cho người đọc xem đến sức mạnh của “chúng tôi”.
Nếu trên một con đường chỉ có Ngộ Không là người thành công, thì Ngộ Không trở thành anh hùng duy nhất, mất đi phong cách văn hóa Trung Hoa. Đồng thời không có gì là không thể, muôn hình vạn trạng cũng không thể, càng không phù hợp với tình tiết dùng binh đánh trận. Trong quá trình trừ yêu thường chỉ có cầu viện sự giúp đỡ các vị thần tiên hoặc nhị vị sư đệ. Họ có lúc dụ rắn ra khỏi hang, có lúc gõ trong đánh bên, có lúc hợp lực cùng giết yêu quái, khiến người đọc thấy thú vị. Nói đến phép dùng binh, chúng ta quen thuộc nhất là biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Tôn Ngộ Không không phải là một người toàn năng, Ngộ Không cũng có những điểm yếu, và bản thân Ngộ Không cũng ý thức được điều này. Ví dụ, Ngộ Không không sợ Thái Thượng Lão Quân thổi lửa trong lò bát quái nhưng sợ khói Hồng Hài Nhi phun ra, “Hành giả vội vã quay đầu, mắt hoa lên, không chịu nổi nước mắt rơi như mưa, hóa ra đại thánh này không sợ lửa, chỉ sợ khói. Ngoài ra tính chịu nước của Ngộ Không cũng không bằng hai vị sư đệ, gặp yêu tinh trong nước liền hợp sức với các sư đệ chiến đấu, lấy dài bù ngắn, điều này cũng minh chứng trong chiến đấu Ngộ Không không hề tự cao tự đại, coi thường tất cả, Ngộ Không có thể bình tĩnh phán đoán địch ta, đánh bại đối phương.
NGÔ THỪA ÂN VÀ TÔN NGỘ KHÔNG
Tôn Ngộ Không do Ngô Thừa Ân xây dựng nên là một thành công đặc sắc. Phàm là người đọc Tây Du Ký không có ai là không thích, cũng không có ai có thể quên được Tôn hầu tử. Tôn Ngộ Không là anh hùng thần thoại đặc biệt do tác giả sáng tạo ra trong Tây Du Ký, Ngộ Không là một con khỉ đá trời sinh, nhưng vừa là khỉ, vừa là người và thần. Thói quen hầu tử ở Ngộ Không thể hiện ở tính sinh vật, đặc trưng của người là ở tính xã hội hiện thực, đặc điểm thần thì biểu hiện ở việc Ngộ Không trừ yêu diệt quái, tính truyền kỳ thể hiện ở một cú lộn nhào một vạn tám nghìn dặm. Ngô Thừa Ân trong quá trình xây dựng nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không này, đã thể hiện sự khinh bỉ đối với quyền thống trị và phản đối với thế lực yêu ma gian ác. Trong những miêu tả này hàm chứa phẩm chất, tư tưởng tốt đẹp của nhân dân lao động trong cuộc sống hiện thực, có ý nghĩa xã hội rộng lớn. Đây là một trong những nguyên nhân vì sao từ trước đến nay mọi người đều yêu thích Tôn Ngộ Không.
Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung, tác giả đã lấy Tôn Ngộ Không làm nhân vật để thể hiện sự phản kháng, khinh bỉ kẻ thống trị đồng thời cũng có sự ca ngợi họ. Cái gọi là Thiên cung, độc giả không khó để phát hiện ra, trừ bề ngoài và cuộc sống không giống với xã hội hiện thực và con nguời ở các tầng lớp khác nhau, còn tính cách tư tưởng thì không khác với các giai cấp trong xã hội hiện thực chúng ta thường thấy. Ngọc Hoàng đại đế là Hoàng đế của nhân gian, bốn Thiên Hoàng trong Thiên cung, hai mươi tám ngôi sao… rất giống với văn võ quần thần. Trong Thiên cung thần thánh không thể xâm phạm, giống như nhân gian có trật tự cấp bậc chặt chẽ.
Hình tượng Tôn Ngộ Không được xây dựng trong Tây Du Ký là sự thể hiện tập trung thái độ không hài lòng của tác giả đối với sự đen tối hủ bại của xã hội hiện thực và nguyện vọng muốn cải cách xã hội đó. Thời kỳ tác giả sáng tác là thời Gia Tĩnh, những năm vạn lịch, khi đó quân vương u mê, hoạn quan chuyên quyền, quan lại tham ô thịnh hành. Thời Võ Tôn gia sản Lưu Cẩm có hai mươi tư vạn thỏi vàng, ngoài năm vạn bảy nghìn tám trăm lạng bạc; thời Thế Tôn gia sản Quyền Thần Nghiêm đồ dùng bằng vàng bạc châu báu không đếm hết. Đất đai phân hóa hai cực và sự bóc lột phong kiến tàn khốc dẫn đến phần đông nông dân phá sản, lại thêm quan chức cấu kết bạo ngược, chính trị hủ bại đen tối đến cực điểm, cuộc sống của đại đa số nhân dân không được đảm bảo. Từ sau Hoàng Tôn, mâu thuẫn giai cấp ngày càng mạnh mẽ, khởi nghĩa nông dân thường xuyên xảy ra.
Bản thân Ngô Thừa Ân là một văn nhân phong kiến thất vọng với nghề nghiệp, cuộc sống nghèo khổ và vô cùng bất mãn với tư tưởng hiện thực. Căn cứ vào một số tài liệu liên quan của “Hoài An Phủ chí” và “bản nháp của Xạ Dương tiên sinh”, chúng ta biết, ông từng ở ẩn, khi bốn mươi lăm tuổi được địa phương gọi là “Tuế cống sinh”, về sau lưu lạc đến Nam Kinh, dựa vào việc bán văn thơ mưu sinh. Sau sáu mươi tuổi tuổi từng nhậm chức quan huyện Trường Hưng, nhưng không được lâu do không hợp ý với quan trên nên lại về. Cuộc sống nhiều trắc trở đã nuôi dưỡng cho tác giả tính cách ngạo nghễ không chịu cúi đầu trước quyền uy “bình sinh không nhận sự thương hại của người khác, cười vui bi ca ngạo nghễ”. Sự bất mãn với hiện thực và ý chí chính trị của Ngô Thừa Ân còn thể hiện rõ trong trường thi Nhị Lang Sưu Sơn Đồ Ca. Trong đó viết: “Sự hình thành tai họa cho nhân dân, sự tồi tệ của xã hội hiện thực, đều do nhà thống trị không biết dùng người, để ‘ngũ quỷ, tứ ác’ hoành hành.” Ở đây tác giả đã sắc sảo chỉ ra, những tai họa khi đó mà nhân dân phải chịu hoàn toàn là do kẻ quyền quý gây ra. Tây Du Ký đã xây dựng nên Tôn Ngộ Không – nhân vật anh hùng thế giới thần thoại – trời không sợ đất không sợ, để cho Ngộ Không quét sạch yêu ma trong nhân gian, dùng để biểu đạt sự bất bình mà tác giả chất chứa trong lòng. Tất nhiên, từ bài thơ có thể thấy rõ, lý tưởng chính trị của tác giả hoàn toàn không vượt ra ngoài phạm trù tư tưởng của nhà Nho chính thống. Điều ông hy vọng chỉ là thực hiện “Ngũ đạo” và “Trị đức”, yêu cầu thiết lập một trật tự ông cho là hợp lý, mà không biến đổi chế độ phong kiến. Lý tưởng chính trị này của tác giả trong Tây Du Ký vừa thể hiện ở sự phê phán thần quỷ hư cấu, vừa thể hiện ở việc mô tả một số hiện thực quốc chế trên đường đi lấy kinh. Thầy trò Đường Tăng trên hành trình Tây du đã trải qua chín hiện thực quốc chế, đại bộ phận đều là quân vương u mê, quần thần tham ô bạo ngược. Ví dụ: Nước Tề Sai là nuớc “văn cũng không hiền, võ cũng không giỏi, quốc quân cũng không có đạo”, quốc vương Chu Tử Quốc là vị hôn quân “vì vợ không cần giang sơn”; quốc vương Tỷ Khâu ham vui háo sắc, cũng là một hôn quân vô đạo; quốc vương nước Bảo Tượng ngu muội, không phân biệt đúng sai, quan chức là võ tướng đúc bằng gỗ, đất nặn là quan văn; quốc vương nước Xa Trì mê tín đạo sĩ, “Quả là ngu muội, nói đông theo đông, nói tây theo tây”; quốc vương nước Diệt Pháp thực hành thống trị tàn khốc, giết hàng loạt hòa thượng. Trong đó chỉ có quốc vương nước Ngọc Hoa là thương yêu lê dân, đất nước có cảnh thái bình “ngũ cốc bội thu”, “dân cư đông đúc”. Từ những mô tả đó rõ ràng thấy được những ước mong của tác giả, nhưng Nho gia đã từng nói: “Thánh quân hiền tương” chỉ là mộng ước chính trị mà thôi, còn về tư tưởng tác giả hoàn toàn không phủ định chế độ xã hội phong kiến.