HIỆN THỰC XÃ HỘI PHẢN ÁNH TRONG Tây Du Ký
Tây Du Ký đã phản ánh nội dung của xã hội hiện thực phong phú nhiều màu sắc, câu chuyện của nó ly kỳ khúc chiết, có nhiều ý nghĩa xã hội. Đầu tiên, Ngô Thừa Ân đã sáng tạo ra một nhân vật điển hình chính diện – Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không làm vua ở Thủy Liêm Động, Hoa Quả Sơn, “không thuộc quyền quản hạt của Kỳ Lân, cũng không chịu sự quản lý của Phượng Hoàng, cũng chẳng bị trói buộc bởi vua của nhân gian…” Cuộc sống hạnh phúc tự do bình đẳng như vậy, tựa như rất lý tưởng, nhưng ẩn trong đó lại là sự chấp chưởng “Diêm Vương Lão tử”, phút đáng sợ của cái chết luôn ám ảnh đồng loại cũng như bản thân. Thế là Tôn Ngộ Không mới quyết tâm đi cầu tiên học Đạo, hy vọng có thể thoát khỏi “vòng luân hồi”. Sau này học thành công, về đến quê nhà, tiêu diệt tên “Hỗn thế Ma vương” chuyên ức hiếp đồng loại của mình. Tiếp đến là để phòng ngự sự xâm lược của kẻ thù tàn bạo, để bảo vệ mảnh đất vui vẻ của mình được hạnh phúc mãi mãi, liền luyện binh tập võ, tăng cường sức mạnh, đến Đông hải Long vương mượn binh khí, lại còn ép Diêm Vương gạch tên trong sổ sinh tử, vĩnh viễn không nằm trong quyền quản hạt của địa phủ. Điều này có thể nói, Tôn Ngộ Không không cam tâm sống một cuộc sống bi thảm làm nô lệ dưới ma chưởng của những kẻ thống trị, mà còn sử dụng hành động kiên quyết thực tế để thoát khỏi sự kìm kẹp, mong có được cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn. Kiểu yêu cầu này, chính là phản ánh tư tưởng của quảng đại nhân dân lao động khi đó. Sau này, nhằm ngăn chặn mầm mống “phản loạn” của Tôn Ngộ Không ở hạ giới, Ngọc Hoàng hai lần lừa Ngộ Không lên Thiên Cung, nhưng do Tôn Ngộ Không không cam tâm chấp nhận cách cư xử lạnh nhạt trên thiên đình, không muốn sống một cuộc sống bị tầng lớp thống trị coi thường, hý lộng, làm nhục, liền kiên cường phản kháng bằng hai lần đại náo thiên cung. Lần đại náo Thiên cung cuối cùng, Ngộ Không đã sử dụng sự thông minh cơ trí và nhanh nhẹn của mình, quấy rối Hội Bàn Đào, ăn trộm tiên đơn của Lão quân, sau đó bỏ về Hoa Quả Sơn. Hồi thứ 4 Khải Huyền Tây Du Ký đã chứng minh cho hành động này, chứng tỏ Tôn Ngộ Không vô cùng coi thường và cực lực châm biếm chế độ lễ nghi thân phận của tầng lớp thống trị cao nhất của thế giới thần tiên, cũng đã chứng tỏ tinh thần phản kháng của Tôn Ngộ Không đã phát triển ở mức cao. Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung lần này, tuy hoàn toàn là hành động tự phát trong lúc phẫn nộ, nhưng vẫn có mục đích chính trị nhất định trong đó. Khi Như Lai Phật tổ trách hỏi Ngộ Không, hắn đã nói rõ ràng là muốn đoạt lấy bảo tọa của Ngọc Hoàng đại đế: “Người đời thường nói: ‘Luân phiên làm Hoàng đế, sang năm đến lượt nhà ta.’ Chỉ cần Ngọc Hoàng đại đế dọn đi chỗ khác, để lại Thiên cung cho ta, vậy là đủ rồi; còn nếu không để lại, mãi mãi sẽ không được yên thân!” Ở đoạn này, những lời Tôn Ngộ Không nói, chúng ta không thể chỉ hiểu theo một nghĩa là muốn đoạt lấy bảo tọa của Ngọc Hoàng đại đế, mà chúng ta nên hiểu là nhân dân đã chịu nhiều tai ương khổ đau trong xã hội phong kiến, mong muốn thông qua bạo lực đấu tranh, đẩy đổ ngọn núi lớn đang đè đầu cưỡi cổ họ – Thống trị phong kiến, để tạo ra một cuộc sống không áp bức, không phải làm nô dịch, Tôn Ngộ Không còn đề xuất chủ trương “thay nhau làm Hoàng đế”, cực lực bài xích quan niệm phản động chính thống đó là đế vương của giai cấp địa chủ phong kiến được trời sinh ra để thống trị nhân dân, đồng thời đã thể hiện sự theo đuổi mông lung về hệ thống chính trị mới của nhân dân.
Câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung cũng không hoàn toàn do Ngô Thừa Ân tùy ý hư cấu nên, mà là có bối cảnh thời đại làm chất liệu để ông sáng tác ra. Chúng ta cũng biết: Thời kỳ Minh Võ Tông, khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc đã diễn ra ở khắp nơi. Đội ngũ của Lưu Lục, Lưu Thất ở Văn An – Hà Bắc, từ Kỳ Phụ (địa điểm gần Bắc Kinh) tấn công vào Sơn Đông, Hà Nam, chuyển qua Hồ Quảng (Hồ Nam, Hồ Bắc), Giang Tây, tấn công lại lên phía bắc gồm Hà Bắc, sau đó lại quay về Sơn Đông, tung hoành mấy ngàn dặm, quan quân chẳng ai dám ra chống đỡ; cùng thời kỳ đó phái Giang Tây còn có Vương Ngọc Ngũ, Mao Hạo Bát, Hà Tích Khâm, Tứ Xuyên có khởi nghĩa Thiên Thụy. Những cánh quân của cuộc khởi nghĩa nông dân này, giống như một cơn bão càn quét hơn phân nửa cương thổ của Minh triều, đã giáng một đòn nghiêm trọng lên tầng lớp phong kiến thống trị hủ bại. Những kẻ thống trị của Minh triều đã thực hiện nhiều thủ đoạn tàn bạo nhất để đối phó với những cuộc khởi nghĩa này, như Thống soái quân đội Minh triều là Mã Trung Tích, thực hiện chiến lược bao vây hang ổ, đã từng sử dụng biện pháp chiêu an Lưu Lục, Lưu Thất, kết quả là không thành công. Trải qua nhiều cuộc chiến đấu khốc liệt, quân khởi nghĩa trước sau cũng đã bị những kẻ thống trị Minh triều trấn áp trong biển máu, nhưng thành quả lẫy lừng và tiếng gọi chính nghĩa của quân khởi nghĩa đã thức tỉnh tâm hồn của mọi người trong thời điểm đó, và nó cũng đã đem đến rất nhiều đề tài sáng tác sâu sắc và rộng rãi cho những nhà sáng tác thời đó. Câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, chính là thông qua hình thức tưởng tượng để phản ánh diện mạo của xã hội khi đó.
KHẮC HỌA NHÂN VẬT TRONG Tây Du Ký
Tây Du Ký tường thuật lại quá trình trải qua tám mươi mốt kiếp nạn của bốn thầy trò Đường Tăng trên đường đi Tây Thiên lấy kinh, đã khắc họa đậm nét sự dũng cảm, cơ trí, kiên nghị và cảnh giác cao độ của Tôn Ngộ Không; miêu tả chi tiết sự cố chấp, cổ hủ và ngây dại của Đường Tăng, ví như Bạch Cốt Tinh ba lần biến thành người để hãm hại Đường Tăng, nhưng cả ba lần đều bị Tôn Ngộ Không nhận ra, kết quả là đánh chết hết ba hóa thân đó. Hành động phòng vệ này vốn rất chuẩn xác, nhưng Đường Tăng lại nổi giận đùng dùng, liên tiếp niệm “Khẩn Cô Chú”, khiến cho đầu của Tôn Ngộ Không đau đớn khó chịu vô cùng, cuối cùng liền viết một bức thư đuổi đồ đệ của mình đi. Hay một ví dụ khác đó là Hồng Hài Nhi biến thành một đứa trẻ đỏ hừng hực bị treo trên cành cây, kêu khóc bi thảm cầu cứu Đường Tăng. Tôn Ngộ Không biết nó là yêu tinh, muốn Đường Tăng hãy “thu tấm lòng từ bi của mình lại”, đừng nghe lời của nó, để tránh việc nó “làm hại tính mạng”. Nhưng Đường Tăng không những không tin, lại còn la mắng Tôn Ngộ Không có ý nghĩ không lương thiện, suốt ngày chỉ muốn hành hung giết chóc… Cứ như vậy, Đường Tăng cuối cùng đã trúng kế của Hồng Hài Nhi, bị Hồng Hài Nhi bắt đi, thiếu chút nữa thì táng thân trong bụng của yêu tinh. Sau này Tôn Ngộ Không đã phải mượn sức của Cửu Ngưu Nhị Hổ, mới chiến thắng được yêu tinh, cứu được Đường Tăng… Qua những câu chuyện này có thể thấy, Tôn Ngộ Không chính là một đấu sĩ kiệt xuất với cái đầu luôn luôn tỉnh táo, không bị mê hoặc bởi tình huống ma mị trước mắt và hiện tượng hư giả, mà còn tỉnh táo tỉ mỉ phân biệt rõ chính tà, chân giả, đồng thời còn giáng nhiều đòn mạnh lên đám yêu ma giảo hoạt đa đoan. Nhưng Đường Tăng thì hoàn toàn trái ngược với Tôn Ngộ Không, đối với những tình huống thực tế vàng thau lẫn lộn, không thể bình tĩnh phân tích rõ ràng, nhìn thấy đám yêu tinh giả dạng thành “người đáng thương” thì lập tức từ bi mềm lòng, kiên trì theo đuổi nguyên tắc từ bi vô nguyên tắc. Điều đáng chê trách nhất đó là từ chối ý kiến đúng đắn của người khác, khiến cho công việc đi Tây Thiên lấy kinh gặp phải những trắc trở nghiêm trọng không đáng có, thậm chí nhiều lúc còn tự rước họa vào thân. Những câu chuyện sinh động này đã mở ra cho chúng ta một chân lý, chính là trong lúc đấu tranh với địch, nên luôn lau sạch mắt trước khi nhìn, cảnh giác trước mọi âm mưu quỷ kế của kẻ địch, đồng thời không thể nhân từ với kẻ địch, mà còn phải kiên quyết tiêu diệt tận gốc rễ, có như vậy mới có thể đảm bảo thắng lợi khi đấu tranh.
Tây Du Ký miêu tả, trên con đường thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh, đã gặp phải rất nhiều loại yêu ma có cùng chung một đặc điểm, đó chính là sử dụng tất cả mọi mưu mẹo chỉ vì muốn ăn thịt của Đường Tăng, nhằm mong được trường thọ vĩnh sinh. Ngô Thừa Ân đã dùng những câu rất đơn giản để miêu tả tình cảnh của yêu tinh muốn ăn thịt người ở Sư Đà động: Xương cốt chất cao như núi, hài cốt nhiều như cánh rừng. Tóc người nhiều đến nỗi kết thành tấm thảm, da người thối rữa thành lớp bùn dày. Gân người buộc chằng chịt trên cây, khô đến độ sáng lên như bạc. Thật đúng là núi thây biển máu, hôi tanh khó chịu. Tiểu yêu bên phía Đông đang lôi người còn sống đi róc thịt; phía Tây bát quỷ đang chế biến thịt người thành các món ăn… Một bức tranh miêu tả yêu ma ăn thịt người sặc mùi máu tanh thật khiến người xem cảm thấy tóc tai dựng đứng; yêu ma, hung ác, không chỉ có vậy, còn tàn hại phụ nữ, giống như ở trên đã nói về Hoàng Bào Quái, cướp công chúa của Quốc vương nước Bảo Tượng, ép buộc làm vợ. Đặc biệt hơn là Trại Thái Tuế, cướp đoạt Hoàng hậu Kim thành nương nương của quốc quân nước Chu Tử. Yêu ma ranh mãnh, để thỏa mãn dục vọng của bản thân, đã khiến cho nhiều phụ nữ bất hạnh trở thành vật hi sinh đáng thương… Đám yêu ma này đều là hình tượng sinh động trong thần thoại, chúng ta cũng cần phải phân chia giai cấp với chúng, nói một cách gượng ép thì chúng chính là cường hào, ác bá của xã hội vào thời Minh mạt. Nhưng, dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân bọn chúng đều là hình tượng yêu nghiệt xâm hại đạo đức của dân. Do đó khi chúng ta đọc Tây Du Ký, đều cảm thấy căm hận bọn chúng, chửi rủa bọn chúng! Khi bọn chúng tùy tiện gây ác, chúng ta đều phẫn nộ. Còn khi bọn chúng bị Tôn Ngộ Không đánh bại hoặc tiêu diệt, có nghĩa là chính nghĩa đã chiến thắng tà ác, chúng ta lại cảm thấy hưng phấn vô cùng và càng cảm nhận sâu hơn sự vĩ đại của Tôn Ngộ Không! Ngô Thừa Ân Thông qua cách miêu tả hình tượng nhân vật như đề cập ở trên, đã khiến cho độc giả cảm nhận sâu sắc giữa yêu và hận, thực chất đây chính là sự thể hiện tình cảm đối với tư tưởng quang minh mà nhân dân sống trong xã hội phong kiến đang theo đuổi, cũng gián tiếp bày tỏ sự phản kháng ý chỉ của hiện thực đen tối.
Nếu nói Ngô Thừa Ân khiển trách lũ yêu ma gây ác, bao hàm cả nhân tố phản kháng, vậy thì ông đã trực tiếp bẻ gãy cây roi của tầng lớp thống trị tàn bạo tại nơi đó, điều này nói lên tinh thần phản phong kiến của ông. Ngô Thừa Ân không thể ngừng việc thổ lộ tâm trạng đang sục sôi của mình, thường thông qua những lời nói của nhân vật trong truyện để chỉ trích thẳng thắn những kẻ thống trị. Ví dụ, bảo bối trên ngọn tháp của chúng tăng ở nước Tế Trại bị trộm mất, bị đối xử tàn bạo, họ đã kêu khóc với Đường Tăng: “… Hôn quân không chịu cho điều tra minh bạch, mấy tên cẩu quan đó, đem bắt hết cả chúng tăng đi, đánh đập tra khảo tàn nhẫn.” Viết về Quốc quân của nước Tỳ Khưu, muốn lấy một ngàn một trăm mười một trái tim của trẻ nhỏ để làm thuốc dẫn, thế là vị Quốc quân đó đã đem nhốt hết những đứa trẻ đó vào lồng để nuôi, chuẩn bị lấy tim của chúng dùng với thuốc để chữa bệnh. Đường Tăng sau khi hiểu hết tình hình, liền nổi giận mắng: “Hôn quân Hôn quân! Sao có thể sát hại nhiều đứa trẻ đến vậy! Khổ quá! Khổ quá! Giết ta đi cho xong!” Ở đây, Ngô Thừa Ân coi “Thiên tử”, con của thần thánh không thể xâm hại, là “Hôn quân”, coi những kẻ mão cao áo rộng có quyền có thế là “Tặc quan”, còn những người yếu ớt bị xâm hại thì lại nhận được sự đồng cảm sâu sắc, điều này đáng để chúng ta ca tụng. Ông đã hé lộ và lột trần sự hủ bại chính trị của xã hội phong kiến cuối cùng của Minh triều. Tất cả những điều này đã giải thích đầy đủ về bộ truyện Tây Du Ký, chính xác là kiệt tác của chủ nghĩa hiện thực phản phong kiến.
TINH TÚY NGHỆ THUẬT CỦA Tây Du Ký
Không những tư tưởng nội dung của Tây Du Ký đáng để chúng ta coi trọng, ngay đến cả phong cách nghệ thuật của nó, cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta vận dụng. Toàn bộ tác phẩm Tây Du Ký gồm một trăm hồi, được viết vô cùng đặc sắc. Ngoài Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung ra, thì phải nói đến tám mươi mốt nạn mà bốn thầy trò gặp phải trên đường đi lấy kinh. Tám mươi mốt nạn này, chẳng có nạn nào là giống nhau, tình tiết vô cùng khúc chiết, lại còn có kết cấu vô cùng chặt chẽ, trước sau liên kết bổ sung cho nhau, mạch văn thông suốt, rõ ràng, khi đọc không có cảm giác lẫn lộn hay quá phức tạp. Điểm hấp dẫn, đáng chú ý nhất của Tây Du Ký là tạo dựng được một số hình tượng nghệ thuật mới mẻ. Nhân loại và thần quỷ trong sách có cá tính hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là Tôn Ngộ Không, cá tính của hắn là rõ ràng nhất, đột phá nhất. Tác giả thông qua những tình tiết Tôn Ngộ Không dũng cảm chiến đấu với thần ma và một lòng trung thành bảo vệ Đường Tăng để sáng tạo ra một nhân vật anh hùng chính diện có tính cách, phẩm chất vĩ đại, và dũng cảm, cơ trí, kiên cường, chính trực. Còn khi viết về Đường Tăng, một người thành tâm hướng Phật, có tinh thần kiên nghị, kiên quyết đến bằng được Tây Thiên để lấy kinh, nhưng cũng là người cố chấp, ngây dại và có tính cách cổ hủ, dễ dàng bị những hiện tượng giả mê hoặc. Hay Trư Bát Giới, một mặt thì miêu tả gã là kẻ chất phác và tận lực bảo vệ sư phụ đi lấy kinh, mặt khác lại là sự ngu si, lười nhác, háo sắc, tham ăn của gã cũng được khắc họa rất rõ nét.
Tây Du Ký phá vỡ khuynh hướng đơn nhất tính cách nhân vật, chú ý đa góc độ, nhiều màu sắc khi xây dựng nhân vật, hình tượng lý tưởng hóa Tôn Ngộ Không thể hiện sự anh hùng hóa rõ nét, nhưng cũng có những khuyết điểm như hiếu thắng, tự kiêu tự đại, thích được nịnh bợ… Hình tượng trần tục Trư Bát Giới mang đậm tình người, đặc biệt là vai diễn làm cho người khác yêu mến, nhưng cũng có nhiều khuyết điểm. Chúng ta cũng nên chú ý, Tây Du Ký đối với tính cách của các nhân vật, là nắm bắt các đặc trưng về chủng loại, thân phận xã hội và cách sống khác nhau trong xã hội để tiến hành xây dựng nhân vật, vì thế các hình tượng không mờ nhạt và lẫn lộn. Ví dụ, Tôn Ngộ Không là khỉ, không thể miêu tả thành cồng kềnh ngu xuẩn. Trư Bát Giới là loài heo, không thể miêu tả linh hoạt thông minh và yêu lao động. Đường Tăng là tăng đồ xuất thân từ gia đình địa chủ quan lại nhưng đi tu từ nhỏ, không thể miêu tả bình thường như nhân dân lao động, cũng không thể miêu tả thành anh hùng hoặc kẻ độc ác… Những điều này đều chứng minh rằng khi xây dựng những hình tượng nghệ thuật này Ngô Thừa Ân đã bỏ ra rất nhiều công sức, thậm chí phải đi sâu vào thể nghiệm cuộc sống hiện thực, vì vậy đã xây dựng thành công những tính cách điển hình trong rất nhiều hoàn cảnh điển hình. Tiếp nữa, sức tưởng tượng trong Tây Du Ký là vô cùng phong phú, đột ngột mà kỳ quái, tranh đấu kịch kiệt… Thần linh yêu ma được miêu tả trong truyện phần lớn không phải là người, ví dụ, khỉ, lợn, bò, hổ, rồng, rắn, bọ cạp, cây bách, cây thông, sấm sét, điện, hoặc các ngôi sao… Nhưng tác giả đã nhân cách hóa chúng, miêu tả thành “những con người” có số mệnh, có cá tính, có tư tưởng tình cảm trong xã hội, ví như Lỗ Tấn từng nói: Thần quỷ đều có tính người, yêu tinh tinh thông thế sự…
Sức tưởng tượng phong phú này còn thể hiện ở ngôn ngữ trong Tây Du Ký. Ngoài một số thuật ngữ của nhà chiêm tinh và đạo Phật thì tất cả đều rất lành mạnh, đơn giản, chất phác, vô cùng thú vị, uyển chuyển hài hước, tràn đầy không khí của cuộc sống, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, rất phù hợp với thân phận và tính cách khác nhau của các nhân vật, khiến cho người đọc như nghe thấy được âm thanh, nhìn thấy được nhân vật. Nói tóm lại, Tây Du Ký là một bộ tiểu thuyết cổ điển xuất sắc, không những có ý nghĩa xã hội rộng lớn mà về phương diện nghệ thuật cũng rất đặc sắc, là di sản văn học quý giá.
SỰ KHÉO LÉO TRONG TƯ DUY Tây Du Ký
Tại sao Tây Du Ký có thể trở thành kiệt tác được bạn đọc mọi lứa tuổi trong và ngoài nước yêu thích? Nếu chúng ta đọc Tây Du Ký kỹ một chút sẽ không khó để nhìn ra được điều bí ẩn trong đó. Điều này do công của tác giả và tư duy viết văn thành công của ông, tức là “Tư duy tam nguyên” được thể hiện trong tiểu thuyết. Đây cũng là “Tư duy khoa viễn” của sáng tạo văn học, “Tư duy chỉnh thể” và “Tư duy mục tiêu” trong kết cấu viết văn, để tiện cho việc lý giải. Ở đây “Tư duy tam nguyên” gọi chung là “Tư duy Tây Du Ký”.
Quá trình viết văn “Viết văn – Nội dung – Kỹ xảo – Thể hiện” của tác giả, tức là từ sáng kiến viết – kết cấu viết – quá trình viết; từ suy nghĩ khoa học viễn tưởng – Thực hành chỉnh thể – Thực hiện mục tiêu và quá trình viết chỉnh thể từ “viết” đến khi “thành sách”, chúng ta có thể thấy rõ “Tư duy viết văn” của tác giả là chu đáo mà cẩn thận, toàn diện mà ba chiều, đồ sộ mà phức tạp, phong phú mà đa dạng. Đây chính là kết quả của “Tư duy tam nguyên” do tư duy khoa viễn, tư duy chỉnh thể và tư duy mục tiêu tạo thành. Có thể nói, nếu như không có “Tư duy tam nguyên” được sử dụng một cách táo bạo mà khéo léo và sự sáng tạo thiên tài, trí tuệ thông minh của tác giả thì sẽ không có Tây Du Ký trăm hồi nổi tiếng, được bạn đọc trên toàn thế giới yêu thích và là niềm kiêu hãnh của nhân dân Trung Quốc. Một tác phẩm văn học vĩ đại và một sự nghiệp vinh quang giống nhau đều hình thành dựa trên sự nỗ lực của nhiều người, thậm chí phải trải qua sự nỗ lực của mấy thế hệ, mấy chục thế hệ.
Tây Du Ký thì càng không ngoại lệ, bộ tiểu thuyết xây dựng trên cơ sở Đại đường Tây vực ký đời Đường, được kế thừa qua bốn triều đại Minh, Nguyên, Tống, Đường, lịch sử hơn một nghìn năm, trải qua rất nhiều sự gia công gọt giũa, đến đời nhà Minh, do Ngô Thừa Ân người Hoài An cho ra đời với hàng trăm hồi.
Hoài An trong thời đại Ngô Thừa Ân có thể gọi là nơi kinh tế phát triển, buôn bán sầm uất, hội tụ văn nhân và truyền bá văn hóa. Nơi đây cũng là nơi thịnh hành tiểu thuyết Minh Thanh. Rất nhiều tư liệu lịch sử chứng minh, thuở nhỏ Ngô Thừa Ân thông minh hơn người, sau khi trưởng thành là người hiểu biết, học thuật uyên thâm, là một văn nhân đa tài nhưng sống vất vả khó khăn. Ông dựa vào tài năng xuất chúng, kinh nghiệm xã hội phong phú, trên cơ sở thu thập những tư liệu liên quan đến Tây Du Ký, mạnh dạn và khéo léo vận dụng “Tư duy tam nguyên” cuối cùng viết lên bộ tiểu thuyết vĩ đại Tây Du Ký dài hàng trăm hồi.
Do đó có thể thấy, có hai điều kiện chính cho ra đời Tây Du Ký: Một là dựa trên sự nỗ lực của các bậc tiền bối; hai là sự cố gắng của bản thân Ngô Thừa Ân, tức là kết quả của sự vận dụng một cách táo bạo và khéo léo “Tư duy tam nguyên”. Ngoài ra, người vận dụng “Tư duy tam nguyên” để viết văn chỉ có trong điều kiện lịch sử xã hội nhất định, chỉ có nhân tài như Ngô Thừa Ân mới có thể làm được như thế.
Chúng ta hãy xem xem Ngô Thừa Ân đã táo bạo và khéo léo vận dụng “Tư duy tam nguyên” như thế nào để viết nên cuốn sách này.
Đầu tiên là “Tư duy khoa viễn”, tức là tư duy khoa học viễn tưởng. Ý tưởng sáng tạo “Tư duy khoa viễn” là mấu chốt khiến mọi người yêu thích Tây Du Ký. Thông thường, đồng thoại, tức là tác phẩm mô phỏng hóa con người, rất sinh động, màu sắc lạc quan được mọi người yêu thích; tác phẩm thần thoại vì tràn đầy thần bí, kinh ngạc, càng lôi cuốn người đọc. Hai điều trên rất khó cùng tồn tại trong một tác phẩm, mà thường bài trừ nhau, đứng riêng một mình. Nhưng trong Tây Du Ký thì đồng thoại xen lẫn thần thoại, hai yếu tố này hòa làm một và cùng thăng hoa. Điều này là một ngoại lệ trong tiểu thuyết từ xưa đến nay. Bộ sách đã khắc họa một hầu tử bình thường thành một nhân vật sống động như thật, sức mạnh vô địch, thần thông quảng đại, biến hóa khôn lường, được đông đảo người xem yêu thích.
Tất cả là kết quả của việc táo bạo khéo léo vận dụng “Tư duy khoa viễn” trong ý tưởng sáng tạo của tác giả, đặc biệt đáng được đề cập đến là màu sắc khoa học thần bí thể hiện trên nhân vật Tôn Ngộ Không thông qua việc khoa học hóa, dường như đại bộ phận đều được kiểm chứng trong xã hội đương đại. Từ mắt lửa mắt vàng – kính hiển vi, từ mắt vạn dặm – kính viễn vọng, radar, từ tai thuận phong – điện thoại, điện thoại di động, từ lên mây cưỡi sương mù – máy bay, tàu vũ trụ. Từ đại náo Thiên cung – Đại chiến tinh cầu (vệ tinh vào không gian); từ sợi lông biến thành khỉ – bộ gen của con người, từ các cuốn sách viết lại sự sống và cái chết – nhân bản vô tính động vật… Chúng ta không thể không ca ngợi sự vĩ đại của “Tư duy khoa viễn”. Điều đáng tiếc là, cho đến ngày nay chúng ta nghiên cứu và khai thác thành quả khoa học kỹ thuật trong Tây Du Ký vẫn còn quá ít.
Tiếp theo, chúng ta hãy xem lại một chút, “Tư duy chỉnh thể” của cấu trúc viết văn đã được tác giả sử dụng khéo léo như thế nào. Tác giả đã xem toàn bộ thế giới là một chỉnh thể. Từ thiên văn học, địa lý – xã hội – văn hóa tôn giáo, từ đất – con người – Nho giáo; từ Biển sông – Động vật – Phật giáo; từ không trung – tự nhiên – Đạo giáo, đều thể hiện ra “Tư duy chỉnh thể” trong “Kết cấu viết văn” của tác giả. Thế giới đại ngàn không gì kỳ lạ mà không có, những tình tiết câu chuyện được viết ra khi đối diện với thế giới đại ngàn – cái chỉnh thể này cũng vô cùng phong phú. Ngoài ra, trong cái chỉnh thể thế giới đại ngàn này, về cấu trúc chia thành “Đất, biển và không khí”, “Con người, động vật, tự nhiên”, “Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo”, phần này liên quan chặt chẽ với nhau và cũng có những mơ hồ của một chỉnh thể. Nói cách khác, trong trời đất, vừa có thiên đường vừa có địa ngục, trong “Con người, động vật, tự nhiên”, vừa có những con người và động vật, đáng yêu, vừa có những con quái vật kinh tởm, đáng ghét. Môi trường tự nhiên làm nền theo thời gian và địa điểm, khi con người và động vật thân thương đáng yêu, nó cũng thân yêu và đáng yêu. Ngược lại, cũng có lúc lộn xộn bừa bãi. “Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo”, vốn là một quần thể bài trừ lẫn nhau, nhưng vì để khắc họa Phật pháp vô biên, quyền lực không gì so sánh được, họ đã “Tam giáo hợp nhất” làm cho tình tiết câu chuyện trở nên càng thần bí, rắc rối và sinh động. Đồng thời, trong chỉnh thể ba tôn giáo này thể hiện ra rất nhiều những cá thể vừa độc lập vừa phụ thuộc lẫn nhau, nhấn mạnh việc thể hiện tầm quan trọng của con người và trái đất, con người và thế giới động vật sống trong sự hòa hợp, cũng như các mối quan hệ chặt chẽ giữa Đạo giáo và khoa học tự nhiên.
Cuối cùng, chúng ta hãy nói về “Tư duy mục tiêu” trong quá trình viết đã được vận dụng như thế nào. Đầu tiên là thiết lập “Mục đích”, tức là Tây Thiên lấy kinh; tiếp theo là thiết lập “Phương hướng”, tức là Thế giới Tây phương (Thiên Trúc); cuối cùng là thiết lập “Những trải nghiệm” tức là “Tám mươi mốt nạn”. Để thực hiện mục đích Tây Thiên lấy kinh, tác giả đã từ phương Đông đến Thế giới Tây phương cực lạc, trong chuyến đi dài, căn cứ vào đặc điểm về khí hậu và địa hình, thiết kế thành tám mươi mốt nạn, khắc họa những khó khăn khổ cực trên con đường xa xôi trùng trùng, những trở ngại của thầy trò Đường Tăng. Trên đường đi, không thiếu những điều kỳ lạ, không khó khăn nào là không gặp phải, với một ý chí mạnh mẽ, kiên trì, thầy trò Đường Tăng cuối cùng chiến thắng tám mươi mốt nạn để đạt được mục đích lấy kinh. Mặc dù toàn bộ những tình tiết câu chuyện phức tạp, ly kỳ, thậm chí xuất hiện cao trào: ba lần đánh Bạch cốt tinh. Nhưng tác giả đã dựa vào phương pháp viết “Tư duy mục tiêu” từ đó nắm bắt thành công quá trình viết, phương hướng viết và khoảng cách viết, cuối cùng đã viết thành công tác phẩm nổi tiếng thế giới được nhiều người yêu thích. Điều thú vị là “hệ thống điều khiển Doppler” trong khoa học đương đại cũng sử dụng tư duy mục tiêu, định ra khoảng cách, bay một nghìn mét thì bớt đi được một nghìn mét. “Mô hình quản lý theo mục tiêu” của Trung Quốc cũng đã rất phổ cập.
QUAN NIỆM VỀ NHÂN TÀI TRONG Tây Du Ký
“Biết người trọng tài, Lễ hiền nạp sĩ” là tư tưởng về nhân tài xuyên suốt trong bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, cũng là hạt nhân trong quan niệm về nhân tài. Đương nhiên đây là mong đợi và yêu cầu đối với giai cấp thống trị. Hoặc điều này có thể là một khát vọng của lý tưởng. Thành phần trí thức Trung Quốc, bắt đầu từ Khuất Nguyên, đã luôn luôn có những giấc mơ như vậy. Nhưng trong suốt thời kỳ lịch sử rất ít bậc quân vương có thể thực hiện được tám chữ “Biết người trọng tài, Lễ hiền nạp sĩ” này. Tuy nhiên những văn nhân truyền thống yêu nước thương dân, trung thành với vua, dưới sự thôi thúc của tinh thần trách nhiệm, chính nghĩa vẫn theo bước đi của những người đi trước trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra những lời khuyên với người thống trị, cố gắng có thể cảnh báo quân vương, thúc đẩy sự sớm ra đời một minh quân một ngày nào đó. Ngô Thừa Ân cũng cố ý hoặc vô ý thực hiện trách nhiệm của những phần tử trí thức truyền thống Trung Quốc, chúng ta cũng có thể thấy một vài lời khuyên can của ông đối với người thống trị trong việc sử dụng nhân tài. Để trở thành minh quân, không chỉ cần Lễ hiền, mà còn cần phải phân biệt rõ thật giả, biện minh trung – gian, nặng ở một từ “biết”, nếu không kẻ xảo quyệt tiểu nhân cũng sẽ có thế lực bức hại trung lương, làm cho triều đình hỗn loạn, lòng dân không yên, xã hội đảo lộn. Trong tiểu thuyết, quốc vương của nước Ô Kê đối với Sư tử tinh lông xanh là một ví dụ, quốc vương nhìn thấy vị đạo sĩ này có thể biến đá thành vàng, hô gió thành mưa liền kết giao với đạo sĩ, xưng hô huynh đệ, kết quả bị yêu tinh đẩy xuống giếng biến thành quỷ hoang linh hồn cô độc. Quốc vương của nước Xa Trì thì càng không nhận thức được nhân tài, ông ta gặp đại tiên có sức mạnh như hổ, đại tiên có sức mạnh như nai, đại tiên có sức mạnh như dê có thể hô phong gọi gió, liền tôn làm quốc sư, từ đó các hòa thượng bị coi là vô dụng, kết quả là hơn một nửa trong số hơn 2.000 tăng nhân đã bị tra tấn đến chết.
Quốc vương của nước Tỷ Khâu đã phong yêu đạo làm quốc trượng, nghe theo lời của yêu đạo, lấy tim gan của 1.111 đứa trẻ làm thuốc, với mong muốn được trẻ mãi, rất hoang đường và tàn khốc, nếu không phải là nhờ Ngộ Không, thì sớm muộn quốc vương không chết trong tay của yêu đạo thì cũng bị bách tính oán trách truất ngôi. Người thống trị cần phải biết người và biết dùng nhân tài, tránh lừa dối nhân tài. Tôn Ngộ Không là tinh linh được mặt trời mặt trăng và trời đất sinh ra, võ nghệ cao cường lại có tài dùng binh, “Đã làm cho yêu vương của 72 động quy hàng, làm cho Hoa Quả Sơn giống như thành vàng thùng sắt. Đối với nhân tài này, Ngọc Hoàng không nhận ra cũng không dùng, nhận Ngộ Không vào thiên cung, cũng chỉ phong cho anh ta một chức quan nhỏ “Bật Mã Ôn”, giả vờ lừa dối, mà không chân thành đối xử. Ngoài ra còn có câu: “Phàm là được làm quan, đều phải trân trọng, tại sao lại còn chê nhỏ?”, sau hai lần chiêu an, lại tiếp tục lừa dối, cho Ngộ Không một phong hiệu hữu danh vô thực: “Tề thiên đại thánh”, chỉ coi vườn đào, cuối cùng ép đến mức Ngộ Không đại náo thiên cung, làm cho Bảo điện hỗn loạn.
Nhân tài là dựa vào tài năng và bản lĩnh, không thể dựa vào diện mạo. Trong bốn thầy trò, ngoài Đường Tăng “tướng mạo đường đường, phong thái anh tú”, ba người còn lại đều xấu xí, tác giả trong tiểu thuyết đã nhiều lần phê phán quan niệm sai lầm dựa vào tướng mạo để chọn người. Ví dụ, Cao Thái Công nhìn thấy tướng mạo hung dữ của Tôn Ngộ Không vô cùng sợ hãi, mắng Cao Tài đã dẫn nhầm người. Tôn Ngộ Không liền nói: “Lão Cao, ông đã từng này tuổi mà vẫn không bớt chuyện, nếu chỉ dựa vào tướng mạo thì hoàn toàn sai lầm. Lão Tôn ta xấu nhưng có bản lĩnh, thay nhà ông đuổi yêu tinh, bắt ma quỷ, giữ con rể ông, trả lại con gái cho ông, biến thành việc tốt, hà tất phải khăng khăng lấy tướng mạo làm tin!” Khi quốc vương của nước Tế Sai kinh ngạc khi nhìn thấy tướng mạo của Tôn Ngộ Không, Tôn Ngộ Không đã không kiềm chế được cao giọng nói: “Bệ hạ, con người không thể nhìn vào tướng mạo, nước biển không thể đo bằng đấu. Nếu là người chỉ thích phong thái, thì làm thế nào để bắt được yêu ma?”.
Cử hiền nạp tài, không bài xích những bất đồng chính kiến, cũng là một bộ phận hợp thành quan niệm về nhân tài trong Tây Du Ký. Câu chuyện về Chu Tử Quốc, đã biểu đạt được ước mong chân thành cử hiền nạp tài, không bài xích những bất đồng chính kiến của các thần tử. Quốc vương Chu Tử Quốc bị bệnh nặng, thái y cũng bó tay, chỉ còn cách dán thông báo tìm người chữa trị. Tôn Ngộ Không sau khi nhìn thấy dòng thông báo, một là muốn xem vị quốc vương này có Kính hiền Lễ tài không, hai là muốn thể hiện, nên nhất định yêu cầu quốc vương ra đón tiếp. Người coi thông báo vừa nghe, liền nói: “Nói lời rộng lượng, tất có độ lượng”, lập tức trình tấu, quốc vương cũng rất khiêm tốn, cho gọi văn võ bá quan đại diện cho quốc vương lấy lễ của quần thần để mời “thần y”. Khi đợi gặp mặt, quốc vương vì sợ tướng mạo hung dữ của Tôn Ngộ Không nên không chịu chữa bệnh, các quan nghe thái y ca ngợi: “Vị hòa thượng này nói có lý, đó chính là thần tiên khám bệnh, cũng muốn tai nghe mắt thấy”, không có ý ghen tị gì, chỉ có lòng cầu hiền, ra sức thuyết phục quốc vương khám bệnh. Khi dùng thuốc, các thái y cũng tôn trọng mệnh lệnh của Tôn Ngộ Không, sử dụng 808 vị thuốc và dụng cụ điều trị, không gây bất cứ khó dễ gì. Như vậy từ người thông báo, thái y đến bách quan, toàn bộ đều lấy việc chữa bệnh cho quốc vương làm trọng, cầu hiền nạp tài, không bài xích, không lấy gì làm lạ khi Chu Tử Quốc thịnh vượng, tác giả cũng gọi đó là “thế giới Đại Đường”. Còn Quốc trượng nước Tỷ Sai, tác giả tuy không viết sự kết đảng tư lợi như thế nào, loại bỏ những người không cùng ý kiến, xây dựng thế lực cho bản thân ra sao, nhưng từ việc miêu tả ông ta cùng đàm Phật luận Đạo cùng Đường Tăng ở trên kim điện, hai bên đấu với nhau mà văn võ triều đình lại reo hò tán thưởng, cũng có thể nhìn thấy sự tồn tại của hiện thực này, sự đánh giá của tác giả không cần lời cũng đã rất rõ ràng.
Một khi nhân tài được trọng dụng, thì nên làm hết trách nhiệm, giúp dân loại bỏ lo lắng. Nhân tài thực sự không sợ quyền lực và cái ác, dũng cảm vì dân trừ hại, giống như Tôn Ngộ Không, dùng chiếc gậy của mình đánh tan yêu ma. Toàn bộ tiểu thuyết đều là những truyền kỳ Tôn Ngộ Không trừ yêu diệt quái, vì dân tiêu nan trừ hại. Ngộ Không tuy võ nghệ cao cường, thích chiến đấu, có thể đánh lại thiên binh vạn mã, nhưng trên Tây hành lộ thì không ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu, cũng không tổn thương người vô nguyên cớ, mà chỉ cứu giúp dân gian gặp nạn. Vừa cứu một làng một họ bách tính, vừa cứu một quận một nước lê dân. Những ví dụ như vậy trong tiểu thuyết rất nhiều, đi qua gia trang họ Trần, vì hai đứa trẻ, Tôn Ngộ Không và Bát Giới đã biến thành giống hệt như trẻ em, đánh bại Kim ngư tinh. Yêu tinh Tê giác giả làm Phật tổ, ăn trộm dầu cống, Ngộ Không bèn cùng Thần tiên trên trời bắt Yêu tinh Tê giác, trừ hại cho dân. Ngoài ra, Tây Du Ký còn ẩn chứa một tư tưởng: Phải chú trọng bồi dưỡng nhân tài. Điều này không chỉ giúp người thống trị mở rộng tư tưởng thu nạp nhân tài, mà còn cung cấp cho thần tử thật lòng muốn đề cử một phương pháp để noi theo. Người thầy đầu tiên của Ngộ Không trong Tây Du Ký – Bồ Đề Tổ sư là một ví dụ rất tốt. Vốn là một thạch hầu hiếu động không hiểu biết, Ngộ Không đã trở thành một Mỹ Hầu Vương thần thông quảng đại, hiếu học siêng năng. Bồ Đề Tổ sư lâu lâu cũng kiểm tra sự tiến triển học nghệ của Ngộ Không, chỉ ra thiếu sót và dạy Ngộ Không bản lĩnh cao cường hơn. Ngài dạy Ngộ Không “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền”. Phương pháp dạy này của ông đã làm cho Ngộ Không hiểu bể học là mênh mông, kích thích Ngộ Không tinh thần chiến thắng, khắc phục khó khăn học được 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân. Ngược lại, hai vị sư đệ và Đường Tăng thì thiếu đi sự khôn ngoan của Bồ Đề Tổ sư, không ngừng mắng Ngộ Không, niệm chú khiến Ngộ Không nhiều lần đau đớn. Nhưng Đường Tăng ý chí kiên định, hành thiện tích đức, dần dần giáo dục Ngộ Không. Ngọc Hoa Quân Đường Tăng thu nạp ba đồ đệ càng thể hiện được tư tưởng chú trọng bồi dưỡng nhân tài của tác giả. Họ đều có thể dùng tài của mình để dạy người khác. Đại Vương Tử giỏi múa gậy tôn Ngộ không làm thầy, Nhị Vương Tử giỏi dùng cào tôn Bát Giới làm thầy, Tam Vương Tử thường dùng trượng liền bái Sa Tăng làm thầy. Tư tưởng bồi dưỡng nhân tài trong Tây Du Ký hôm nay nhìn lại cũng là một giá trị lớn, có thể tham khảo.