Và rồi cũng đến lúc đứa trẻ bắt đầu phải sống một mình, chẳng hạn như chuyển sang thành phố khác để học. Dù đứa trẻ đó vẫn sống bằng tiền cha mẹ chu cấp, nhưng đây là bài học đầu tiên về sự độc lập tài chính. Cậu thanh niên trẻ cần phải sử dụng ngân quỹ của mình khôn ngoan. Có như vậy cậu ta mới đủ chi trả cho đến kì bổ sung chi tiêu tiếp theo từ ví tiền của cha mẹ mình.
Trong những năm tháng sinh viên, qua những cuộc nói chuyện với bạn bè, tôi đã chia ra làm bốn loại người:
✓ Những người không bao giờ để ý đến tiền, vì họ luôn được bố mẹ cung cấp bất cứ khi nào họ muốn;
✓ Những người không bao giờ biết đếm và tính toán tiền khi nhận. Sau khi hết tiền, họ sẽ đi gặp bạn bè với hi vọng được cho ăn hoặc được cho vay;
✓ Những người biết tính toán. Họ luôn đủ tiền chi trả cho đến đợt nhận tiền tiếp theo từ cha mẹ;
✓ Những người ngoài biết tính toán còn có thói quen tiết kiệm tiền. Tài chính của họ luôn an toàn trong bất kỳ trường hợp nào.
Hành vi tài chính của một cậu sinh viên có thể được dự đoán qua hành vi của cậu ta khi còn là một đứa trẻ 10 tuổi − độ tuổi trẻ được cho phép giữ một số tiền nhất định nào đó. Ví dụ, khi được chọn mua quà sinh nhật:
✓ Trẻ ngay lập tức đi mua và dành toàn bộ số tiền mình có vào thứ mình thích.
✓ Trẻ dành vài ngày để suy ngẫm, tự hỏi mình muốn mua gì và số tiền đang có liệu có đủ chi trả hay không.
✓ Trẻ bỏ tiền vào con heo đất để giành dụm thêm tiền mua đồ đắt hơn và quan trọng hơn với mình.
✓ Trẻ bỏ tiền vào con heo đất vì tiền nằm trong đó mang lại cho trẻ cảm giác hài lòng và yên tâm: “Nếu bỗng dưng mình muốn mua gì đó thì mình luôn có sẵn tiền”.
Việc này rất giống với việc một đứa trẻ 5 tuổi lên kế hoạch với túi kẹo được tặng vào dịp năm mới, nếu nó không bị người lớn giới hạn.
Có đứa ngay lập tức ăn hết chỗ kẹo đang có.
Tôi không ít lần bắt gặp những ý kiến cho rằng, việc phát triển tính tự lập chỉ cần thiết cho những cậu bé.
Có đứa kéo dài niềm vui nên mỗi ngày ăn một vài chiếc.
Có đứa ăn một vài chiếc, đem giấu những chiếc còn lại đi và thấy thoải mái khi biết được rằng đâu đó, trong một góc kín vẫn có những chiếc kẹo.
Và nó cũng tương tự như cách đứa trẻ mẫu giáo 3 tuổi làm gì với chiếc kẹo được phát vào dịp lễ ở trường. Hầu hết lũ trẻ sẽ ngay lập tức ăn. Nhưng cũng có đứa trẻ đem cất vào tủ đồ riêng của mình. Sau đó nữa thì có rất nhiều kịch bản có thể xảy ra. Đứa ăn hết ngay sau đó, đứa cắn một miếng và bọc phần còn lại lại rồi đặt lại trong tủ đồ riêng của mình. Và viên kẹo sẽ “ra đi” sau năm lần mở tủ. Có đứa lại để giành, đợi đến khi tất cả những đứa trẻ khác đã ăn hết kẹo của mình mới bắt đầu lôi kẹo ra và ăn. Nó không chỉ thưởng thức hương vị của kẹo mà còn tận hưởng cảm giác được những đứa trẻ khác chú ý, vì lúc đó chắc chắn sẽ có những đứa trẻ khác nhìn viên kẹo trong miệng nó một cách thèm thuồng và đầy ghen tị. Và còn có những đứa trẻ để giành và mang kẹo về nhà.
Hành vi phần lớn phụ thuộc vào bản chất của trẻ. Bản chất là các đặc tính bẩm sinh, tồn tại trước khi hình thành tính cách. Tuy nhiên mặt khác, chúng ta cần phải đào tạo trẻ sử dụng hợp lý các “tài nguyên” thành một kỹ năng, thậm chí phải rèn luyện kỹ năng này nếu bạn nhận thấy con nằm trong số người ngay lập tức sử dụng “tài nguyên” mà không nghĩ về tương lai. Và tốt hơn đừng đợi đến khi trẻ bắt đầu cuộc sống sinh viên xa nhà. Bạn phải bắt đầu sớm hơn thế nhiều.
Ngoài ra, bạn có thể dần dần, theo thời gian, đưa ra cho con các nhiệm vụ liên quan đến kế hoạch tài chính trong đời sống.
Dưới đây là một ví dụ.
✓ Làm thế nào mà với một khoản tiền nhất định có thể đảm bảo nhu cầu ăn uống của gia đình (ăn sáng, ăn trưa, ăn tối). Cần phải lên một thực đơn, tính toán, ước lượng: cái gì cần mua và số tiền cần chi. Thực đơn có thể điều chỉnh nếu cần thiết.
✓ Làm thế nào mà chỉ với một khoản tiền nhất định có thể tổ chức một ngày sinh nhật không thể nào quên. Trong điều kiện có khăn về tài chính, người ta có thể hiểu ra rằng: Hạnh phúc không nằm ở vấn đề tiền bạc mà nằm ở sự sáng tạo. Không nhất thiết phải có nhiều tiền để tâm trạng trở nên vui vẻ. Chỉ cần thật nhiều ý tưởng thú vị và bạn bè bên cạnh.
✓ Làm thế nào mà chỉ với một khoản tiền nhất định có thể làm mới tủ quần áo mùa hè của mình. Mua ít thôi nhưng mua đồ đắt? Mua nhiều nhưng mua đồ rẻ? Hay mua vải về tự may?
✓ Làm thế nào mà chỉ với một số tiền nhất định có thể lên kế hoạch kỳ nghỉ cho cả gia đình hoặc một chuyến đi cuối tuần? Tính toán chi phí đi lại, ăn uống, thuê nhà, du lịch. Khoản nào có thể tiết kiệm được?
Khoản tiền tiết kiệm cố định cho con ở độ tuổi đến trường. Ban đầu, chỉ mỗi tuần một lần. Sau đó, số tiền sẽ nhiều hơn nhưng được phát mỗi tháng một lần. Trẻ sẽ tự chi trả tiền. Nhiệm vụ của trẻ là phân phối khoản tiền hợp lý cho các khoản chi tiêu đủ đến đợt nhận tiền tiết kiệm tiếp theo. Nhiệm vụ của cha mẹ là kiên quyết không đưa tiền cho con trước thời hạn quy định ngay cả khi chịu “trận tấn công ngập trong nước mắt”: “Cho con thêm tiền đi….”
Hầu hết lũ trẻ sẽ ngay lập tức ăn. Nhưng cũng có đứa trẻ đem cất vào tủ đồ riêng của mình.
Khoản tiền cố định cho những nhu cầu, đòi hỏi phát sinh của con ở độ tuổi đi học mẫu giáo. Một khoản cố định trong tuần. Tiền không được đưa cho con mà được tính lại. Đây là một cách luyện tập quản lý “tài khoản bằng miệng”: “Hôm nay con đã tiêu từng này tiền trong tổng số tiền của mình, hôm qua thì từng này, như vậy là con vẫn còn lại từng này”.
- Việc điều chỉnh những mong muốn tự phát của trẻ em rất thuận tiện, nó còn giúp cha mẹ tiệt kiệm “nơ-ron thần kinh” vì số tiền trong ngân sách của gia đình dùng để chi tiêu vào những thứ “ôi, con muốn một cái như thế này” đã được xác định trước và thỏa thuận việc sử dụng số tiền đó ra sao đã nằm sẵn trong đầu cha mẹ. Vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, điềm tĩnh trả lời con ngay cả khi đang đứng trong cửa hàng: “Không vấn đề gì. Mẹ sẽ mua cho con con khủng long thứ 50 hoặc con rô-bốt thứ 20. Nhưng mẹ sẽ mua bằng tiền của con”. Ngay lập tức lúc đó, ngoài cảm xúc “muốn mua”, não trẻ cũng hoạt động tích cực hơn. Trong đầu trẻ sẽ xuất hiện suy nghĩ: Mình sẽ còn lại bao nhiêu tiền sau khi mua con khủng long này. Và rồi đưa ra quyết định: “Không, con đã nghĩ lại rồi” − quyết định này do chính trẻ đưa ra.
Đối với trẻ từ hai đến 4 tuổi, có thể hạn chế bằng con số cụ thể. Ví dụ như khi đi siêu thị. Ngay tại lối vào cha mẹ phải đưa ra quy tắc về số đồ ngọt con được phép mua: “Mẹ chỉ sẵn sàng chi tiền cho hai món đồ ngọt mà thôi”. Trẻ lấy kem, đặt vào giỏ. Lấy tiếp một chiếc bánh socola. Và tiếp tục một hộp kẹp dẻo. Dừng lại! Đó là món đồ thứ ba mất rồi. Con cần trả lại một món. Khi đó trẻ bắt buộc phải đưa ra lựa chọn của mình và đặt chiếc bánh sô-cô- la lại lên kệ. Sau đó con thấy một hộp mứt cam và trả kẹo dẻo về vị trí ban đầu trên kệ. Kem vẫn là đồ ăn yêu thích không thay đổi của con. Như vậy là con đang học cách quản lý những “tài nguyên” sẵn có của mình. Và khả năng sử dụng hợp lý “tài nguyên” là một phần quan trọng của khả năng độc lập, tự chủ về tài chính.