1. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SINH VẬT THỰC PHẨM
Nghiên cứu lịch sử sinh vật thực phẩm cho thấy: Sinh vật trên trái đất đã trải qua 7 giai đoạn về thực phẩm nối tiếp nhau theo mô hình xoắn ốc đối số, có thể tóm tắt trong sơ đồ dưới đây.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SINH VẬT THỰC DƯỠNG
Sơ đồ cho thấy giai đoạn đầu rất lâu dài, càng về sau càng ngắn lại, nhưng tốc độ tiến hóa của sinh vật thì tăng gấp bội.
Lịch sử sinh vật thực phẩm phản ánh khá rõ trong quá trình phát triển cá thể của động vật nói chung, con người nói riêng: Trứng, tinh trùng sống trong nước phản ánh giai đoạn ăn nước. Thời kỳ bào thai phản ánh giai đoạn sinh vật ăn thức ăn dưới nước. Hai giai đoạn này ngoài tự nhiên rất lâu dài, nên ở người từ trứng phát triển thành bào thai hoàn chỉnh, trọng lượng tăng lên ba tỷ lần.
Thời kỳ sơ sinh thì bú mẹ, phản ánh giai đoạn ăn thịt. Lớn lên ăn ngũ cốc, phản ánh giai đoạn ăn cốc loại. Hai giai đoạn này ngoài tự nhiên ngắn hơn nhiều so với các giai đoạn trước nên trọng lượng cơ thể từ sơ sinh đến trưởng thành chỉ tăng lên 20 - 30 lần. Nhưng hai giai đoạn này vô cùng quan trọng, diễn ra rất nhiều biến đổi nhanh chóng và to lớn trong cuộc đời.
2. THỨC ĂN VÀ SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI
a. Các giai đoạn thực phẩm của loài người
Tổ tiên xa xưa của chúng ta là sinh loài ăn thịt nhiều triệu năm, nên trở thành cực Dương. Do bản năng tự điều chỉnh, họ đã tìm những thức ăn Âm và bắt đầu ăn trái cây, thảo mộc sống, từ đó thói quen ăn thịt dần dần mất đi.
Sau thời gian dài ăn trái cây, thảo mộc, cơ thể trở thành quá Âm, nên luôn cảm thấy giá lạnh, loài động vật này đã tìm kiếm những thức ăn Dương hơn và bắt đầu ăn các hạt rắn chắc, chủ yếu là hạt quả hạch và cốc loại.
Thành phần chủ yếu của hạt cốc là hydrat carbon và vỏ cám bao bên ngoài. Hydrat carbon trong thức ăn có tác dụng kích thích sản sinh ra insulin, đến lượt mình insulin làm tăng serotonin trong não, chất này có khả năng củng cố và hoàn thiện trí não. Phần vỏ cám cung cấp đủ những yếu tố xây dựng cơ thể như vitamin, khoáng, protein và các chất có hoạt tính sinh học rất quý khác (xem Phụ lục 1).
Vì thế, cốc loại là thức ăn hoàn hảo nhất, đã thúc đẩy cả trí não lẫn thể chất của tổ tiên chúng ta ngày càng phát triển và hoàn thiện. Điều đó có vai trò quyết định quá trình tiến hóa từ người nguyên thủy thành người hiện đại.
Ai cũng biết từ khi sử dụng công cụ lao động, vượn người đã trở thành tổ tiên của loài người. Nhưng vì sao đến lúc đó sinh loài này mới biết sử dụng công cụ, thì không có tài liệu giáo khoa nào lý giải đến nơi đến chốn.
Chỉ có dựa vào lịch sử thực dưỡng mới giải thích được thỏa đáng vấn đề này như sau:
b. Sau khi ăn cốc loại, tổ tiên loài người mới biết dùng lửa
Từ khi dùng lửa, tổ tiên loài người đã bước lên bậc thang tiến hóa mới, vượt lên trên muôn loài. Nhưng vì sao và từ khi nào, sinh loài này bắt đầu biết dùng lửa? Thì các nhà nhân chủng học chưa lý giải được thỏa đáng.
Chúng ta thử giải thích vấn đề này dưới đây:
• Ăn cốc loại lâu dài đã làm cho trí tuệ của họ phát triển (xem phần trên).
• Lửa thì lúc nào cũng có (từ sấm sét, nham thạch núi lửa, va chạm, cọ xát...), thậm chí càng xa xưa càng có nhiều. Nhưng phải đến khi hội đủ hai yếu tố: trí tuệ phát triển và thời tiết giá lạnh, thì người nguyên thủy mới biết dùng lửa.
• Mặt khác, lửa rất Dương, nên những sinh vật ăn trái cây, rau sống (thịnh Âm) sẽ sợ lửa. (Thực tế cho thấy người nào chuyên ăn trái cây lâu dài, khi ra nắng sẽ bị lóa mắt không chịu được). Còn động vật ăn huyết nhục thì quá Dương nên kỵ lửa. Chỉ có sinh vật nào ăn hạt là loại thức ăn không quá Dương cũng chẳng quá Âm sẽ không sợ và không kỵ lửa.
Chính việc chuyển sang ăn hạt cốc loại đã khiến loài người trở nên biết dùng lửa. Và, chỉ có tổ tiên loài người là sinh loài duy nhất hội đủ điều kiện để dùng lửa. Từ đó họ tiến hóa và trở thành ngươi văn minh ngày nay.
Khi trục quay của trái đất thay đổi, nhiều nơi từ ấm áp trở thành giá lạnh, bắt buộc người nguyên thủy phải di cư đến nơi ấm hơn, hoặc nếu vẫn ở lại chỗ cũ thì phải chuyển sang ăn thịt (Dương hơn). Nhưng từ khi biết cách dùng lửa và muối, vấn đề Dương hóa thức ăn thực vật có thể thực hiện dễ dàng hơn nhờ nấu nướng.
c. Đến thời kỳ cận đại
Có thể dựa vào chế độ ăn uống mà chia loài người thành ba nhóm sau đây:
* Nhóm các dân tộc ăn thịt, trở thành cực Dương, do ăn thịt nên giác quan sắc bén, hoạt động mạnh và có khuynh hướng ràng buộc vào thế giới vật chất, họ dễ dàng trở thành người thực dụng, theo chủ nghĩa vật chất.
Lại ở trong môi trường giá lạnh, phải luôn luôn vật lộn đấu tranh với thời tiết khắc nghiệt nên họ sớm phát triển khoa học kỹ thuật, cộng với giác quan sắc bén nên thích nối dài giác quan: chế ra súng bắn, xe chạy, máy móc, vô tuyến... và thích nghiên cứu tìm hiểu các hành tinh khác. Đó là tổ tiên của các dân tộc Âu, Mỹ ngày nay.
* Nhóm các dân tộc ăn cá, thường có khuynh hướng tương đối bảo thủ. Nhóm này là tổ tiên của người Nhật và người Ý ngày nay.
* Nhóm các dân tộc ăn trái cây và thảo mộc sống, giác quan không sắc bén nên có khuynh hướng đóng kín các cửa sổ lục căn để soi vào bản thể chân như bên trong. Vì thế cảm xúc tâm linh rất nhạy bén, nên dễ dàng từ bỏ thế giới vật chất, hướng theo tâm linh thần bí.
Sống trong điều kiện tự nhiên ấm áp thuận hòa, không phải vật lộn đấu tranh với thiên nhiên khốc liệt, nên những cư dân nhóm này có cuộc sống thanh bình, êm ả, hiền lành. Chính vì vậy, họ dễ trở thành mồi ngon cho nhóm người ăn huyết nhục ở phương Bắc có khoa học kỹ thuật phát triển, phương tiện tân tiến cộng với bản chất hiếu động... đã xâm lăng thống trị họ trong những thế kỷ qua.
Điều này đã giải thích vì sao các bức đại trường thành trên hành tinh này đều được các dân tộc ở phương Nam ấm áp xây lên để kháng cự lại quân xâm lược phương Bắc tràn xuống.
d. Đến thời kỳ hiện đại
* Nhóm những người ăn trái cây, do Âm tính quá nên chuyển sang ăn ngũ cốc và thảo mộc nấu chín.
* Còn 2 nhóm người ăn thịt và cá, phát triển, phân hóa thành 3 nhóm sau:
• Nhóm ăn đường, chuyên ăn những thức ăn chế biến từ đường, nên có khuynh hướng trở thành điên loạn, đồng thời họ thích ăn các sản phẩm từ nhiệt đới xa xôi như tiêu, ớt, cà phê, trà, sô-cô-la, thuốc lá v.v...
• Nhóm ăn sữa, là những người có tính điềm đạm, dễ chịu, nhưng thiếu tri giác và kém thông minh (xem tiếp Chương 3, mục IV - 4 và 5).
• Nhóm ăn thực phẩm công nghệ, không còn ăn sản phẩm thiên nhiên, mà ăn toàn các sản phẩm do các xí nghiệp, nhà máy sản xuất ra, vì vậy họ không còn là con đẻ của Tạo Hóa nữa, mà là con đẻ của xưởng máy(*)!
(*) Trẻ con ở các nước công nghiệp uống nhiều và rất thích uống sữa, ăn các sản phẩm từ sữa, nhưng không hề biết sữa từ đâu, chúng thường trả lời: “Sữa từ cửa hàng bán sữa”.
Tâm trạng của những người này không cần kiến giải nào cao hơn mà chỉ tự động lăn theo vết xe của công việc hàng ngày như những tên nô lệ của một xã hội khéo tổ chức. Cả đời họ chỉ mong cầu sự yên tĩnh, nhưng chẳng bao giờ có được vì họ chẳng biết gì đến minh triết.
Những người ăn đường, sữa, thực phẩm công nghệ được mệnh danh là người tân tiến của thời đại ngày nay.
e. Đến thời đại mới
Do sự bế tắc của những người tân tiến hiện đại và sự ưu việt của những người ăn cốc loại, thảo mộc. Đồng thời nhờ sự giao lưu giữa các nhóm người ăn thực phẩm khác nhau, một số người nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm, đã trở lại lối ăn cổ truyền là cốc loại, thảo mộc, rồi hình thành nên nhóm người mới, đó là những người của tương lai nhân loại.
Những người này xuất hiện rải rác khắp nơi trên thế giới, họ không có chủ nghĩa, tôn giáo riêng biệt, không hiếu động, rất bình tĩnh từ tốn và có những triết lý mà người hiện đại tân tiến khó có thể hiểu được: Họ nhận thức những gì mình sở hữu là một bộ phận của vũ trụ vô biên; hiểu sâu sắc mọi sự việc, sự vật luôn biến dịch không ngừng... nên không lên án, kết tội người khác.
Từ đó họ không cho rằng vật chất là quan trọng như nhóm người ăn huyết nhục, cũng không cho thế giới tâm linh là quan trọng hơn để coi thường thể xác nhằm đi tìm vĩnh phúc cho tâm hồn như nhóm người ăn trái cây và rau sống, mà thấy thế giới tâm linh và vật chất dung hòa làm một. Họ hiểu và thông cảm với trật tự biến dịch của không trong sắc, của sắc trong không, của Âm trong Dương, của Dương trong Âm và toàn thể vũ trụ biến dịch, chẳng có gì cố định thường trụ, bất biến...
Nương theo triết lý ấy, những người này nhận thấy bệnh tật là hậu quả của sự kiến giải thấp kém, nên hổ thẹn, khi bị đau ốm thì lẳng lặng tìm cách tự chữa bệnh cho mình bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời khuyên người khác tự chữa bệnh lấy.